Thịt trâu gác bếp - đặc sản núi rừng Tây Bắc

(LĐTĐ) Nếu đã đặt chân đến vùng núi Tây Bắc, chắc hẳn nhiều người cũng không còn xa lạ với món thịt trâu “gác bếp” - đặc sản của đồng bào dân tộc nơi này.
Tháng Giêng về Tây Bắc thưởng thức đặc sản măng vầu Nhớ xôi ngũ sắc Tây bắc Những món ăn "chất lừ" nghe tên là biết ở Tây Bắc

Thị trấn Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, được biết đến là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc người H’Mông. Ở đây cũng có nhiều ruộng bậc thang nằm trên các sườn núi, lớp nọ nối tiếp lớp kia. Với địa hình hiểm trở, người dân nơi đây chủ yếu sử dụng sức trâu để cày bừa.

Ngoài việc giúp người dân canh tác trên các cánh đồng rộng lớn, loài vật này còn cung cấp lương thực cho phần lớn đồng bào dân tộc chung quanh. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ thịt trâu, trong đó thịt trâu “gác bếp” nằm trong danh sách những đặc sản nổi tiếng vùng Tây Bắc.

Thịt trâu gác bếp - đặc sản núi rừng Tây Bắc
Thịt trâu được xiên trên các que sắt và gác trên bếp.

Món thịt trâu "gác bếp" không biết có từ khi nào, theo người dân bản địa thì đây vốn là đặc sản của người Thái đen. Ngày xưa khi mà xã hội chưa phát triển, không có tủ lạnh để bảo quản thực phẩm nên người dân đã nghĩ ra cách gác bếp để dự trữ thịt được lâu hơn.

Là một người con của Tây Bắc, anh Giàng A Thái (Mù Cang Chải, Yên Bái) cho biết: "Vì cuộc sống gắn với núi rừng nên mỗi lần vào rừng là chúng tôi phải ở đó nhiều ngày, đồ ăn mang theo muốn để được lâu thì bắt buộc phải là đồ khô. Các loại thịt, cá đều được gác trên bếp và được gói ghém cẩn thận để đem theo sử dụng".

Ban đầu, thịt trâu "gác bếp" chỉ có mục đích bảo quản để có thể sử dụng trong thời gian dài. Nhưng lâu dần, món ăn này lại dần được nhiều người ưa chuộng. Đặc sản của vùng núi Tây Bắc được chế biến một cách khá cầu kỳ từ công đoạn tẩm ướp gia vị đến cách bảo quản.

Thịt trâu gác bếp - đặc sản núi rừng Tây Bắc
Thịt trâu gác bếp có phần vỏ ngoài có màu nâu đen, bên trong vẫn hồng hào, hấp dẫn.

Để làm thịt trâu "gác bếp" không khó nhưng đòi hỏi người “đầu bếp” phải thực sự có kinh nghiệm về các loại gia vị của núi rừng. Từ khâu chọn thịt, tẩm ướp gia vị cho đến khi gác bếp rất công phu.

Phần thịt thăn, bắp trâu tươi và có lưu ý nhỏ là thịt phải chắc, loại bỏ phần mỡ; sau đó được tẩm nhiều loại gia vị như ớt, tiêu, gừng... và loại gia vị không thể thiếu là hạt mắc khén, loại hạt mà chỉ có vùng Tây Bắc mới có. Thứ hạt bé xíu nhưng hương vị rất đặc biệt, một mùi hương mà chỉ cần một lần được ngửi cũng đủ khiến người ta nhớ mãi.

Sau khi tẩm ướp gia vị tầm khoảng 1 - 2 tiếng, thịt trâu được xiên qua những que sắt, gác lên bếp, để qua hàng tuần. Từng dải thịt thấm đều gia vị, quyện hơi khói củi tự nhiên rồi dần dần khô lại.

Thịt được giữ khoảng cách với mặt bếp, không quá gần than củi để tránh hiện tượng bên ngoài cháy, bên trong chưa chín. Sau khoảng thời gian gác bếp, thịt trâu héo lại, phần vỏ ngoài có màu nâu đen, bên trong vẫn hồng hào, vị đậm đà.

Cách thưởng thức món ăn này đơn giản nhất là hấp cách thủy. Khi có hơi nước, thịt trâu mềm lại. Muốn ăn chỉ cần đập dập, xé thành từng miếng nhỏ, chấm với tương ớt hoặc chẩm chéo (một loại nước chấm được giã từ các gia vị như gừng, tỏi, ớt, hạt mắc khén trộn thêm một chút muối tùy vào khẩu vị của từng người ăn) đều rất hợp khẩu vị.

Cứ vào mỗi dịp ngày rằm, ngày lễ, Tết, trên mâm cỗ của người dân vùng núi Tây Bắc bao giờ cũng có một đĩa thịt trâu gác bếp xé nhỏ, được đặt giữa mâm cơm để đãi khách. Ngày nay khi cuộc sống đủ đầy hơn, trâu "gác bếp' không chỉ còn là món đặc trưng của người dân địa phương mà còn là tinh hoa ẩm thực được nhiều người biết đến.

Cứ như vậy, trâu "gác bếp" được sản xuất với quy mô lớn hơn và trở thành món hàng hóa dùng làm quà biếu mỗi dịp khách đến du lịch Tây Bắc. Để đáp ứng nhu cầu của những thực khách yêu thích thịt trâu "gác bếp", người dân Tây Bắc đã mở thêm một số cơ sở chuyên sản xuất trâu "gác bếp" để cung cấp cho thị trường.

Thịt trâu gác bếp - đặc sản núi rừng Tây Bắc
Sản phẩm được đóng gói để gửi cho khách hàng.

Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Trung Kiên (Nghĩa Lộ, Văn Chấn, Yên Bái) chủ cơ sở sản xuất thịt trâu gác bếp cho biết: “Gia đình tôi đã kinh doanh trâu gác bếp và một số loại thịt sấy khác được 3 - 4 năm nay, cũng được nhiều người biết đến và liên lạc tìm mua. Sản phẩm của chúng tôi khi được sấy khô và được hút chân không đóng gói thành từng túi với khối lượng khác nhau. Trước Tết, gia đình tôi bán ra thị trường 500 - 600kg thịt trâu gác bếp, thịt lợn gác bếp, lạp sườn với giá bán mỗi loại giao động từ 300.000 - 850.000 đồng/kg”.

Thịt trâu "gác bếp" vốn là món ăn của núi rừng phía địa đầu Tổ quốc, nhưng giờ đây với những vùng khí hậu miền xuôi nóng ẩm thì vẫn thể thưởng thức hương vị của món ăn độc đáo này.

Lù Mạnh Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một lễ hội nghệ thuật thông thường, mà còn là câu chuyện về sự giao thoa giữa di sản và sáng tạo đương đại, giữa giá trị truyền thống và những ý tưởng mới mẻ của thế hệ trẻ.
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

(LĐTĐ) Sáng 18/11, Ban Quản lý di tích Danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê" tại Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.
Xem thêm
Phiên bản di động