Chuyện về bản người Mông khai hoang, vỡ đất trên đỉnh Pha Đin

(LĐTĐ) Với sự giúp sức của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, những năm qua, đồng bào dân tộc Mông sinh sống trên đỉnh đèo Pha Đin (tỉnh Điện Biên) dần thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, đời sống kinh tế ổn định, phát triển dòng tộc và tỏa đi muôn nơi đúng nghĩa như tên gọi: “Tỏa Tình”.
Những chuyện kỳ lạ quanh chân đèo Pha Đin Rét đậm, rét hại xuất hiện ở vùng núi, có băng giá ở đèo Pha Đin

Đi tìm miền đất hứa

Những ngày cuối năm, chúng tôi ngược Quốc Lộ 6 hướng đến xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Càng gần trung tâm xã, tầm mắt bị che khuất và khó đi hơn bởi đâu đâu cũng phủ lớp sương mù dày đặc, giăng kín lối.

Trong ngày đông giá, nhìn từ trên cao, bản làng cũng chìm trong màn sương, thi thoảng làn khói bếp từ những mái nhà mới dựng bay lên, uốn lượn như bức tranh sơn dầu hữu tình, yên bình. Sương nặng dần, tạo thành hơi nước đọng lại thành hạt, rơi lộp độp bên hiên nhà, đều đặn giống như nhịp sống bao đời nay của đồng bào dân tộc Mông nơi đây.

Chuyện về bản người Mông khai hoang, vỡ đất trên đỉnh Pha Đin
Người dân vỡ đất, trồng trọt, canh tác trên đỉnh Pha Đin.

Trong ngôi nhà gỗ rộng rãi, sạch sẽ mới dựng còn phảng phất mùi sơn, ông Mùa Giàng Páo (gần 90 tuổi), bản Lồng, xã Tỏa Tình hồi tưởng câu chuyện mà cha ông mình đã kể lại: Trước đây, cũng bởi tập quán canh tác lạc hậu mà cha ông tôi thường xuyên bỏ đất, phá rừng làm nương rẫy.

Mỗi lần di cư là một lần dắt díu vợ con và cả gia tài đeo trên lưng. Sau những cuộc di cư mỏi mệt ấy, đến đỉnh Pha Đin người Mông quyết định dừng chân và hình thành nên cộng đồng bản Mông. Đến ông Páo cũng là đời thứ 7 của dòng họ Mùa sinh sống trên mảnh đất này…

Lý giải về tên gọi vùng đất mình đang sinh sống, ông Páo cho biết ngày trước, Tỏa Tình có tên “Ta Tiến”, theo tiếng Thái thì “Ta” có nghĩa là nước, “Tiến” có nghĩa là ong. Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi ở khu vực này trước là một khe nước rất lớn, có nhiều ong. Người dân tộc Thái ở xã Quài Nưa của huyện thường lui tới đó lấy măng, hái rau, rồi đặt cho bản là “Ta Tiến”.

Chuyện về bản người Mông khai hoang, vỡ đất trên đỉnh Pha Đin
Ông Mùa Giàng Páo (người ở giữa) hồi tưởng câu chuyện của cha ông.

Khi dòng tộc của gia đình ông di cư từ Mù Cang Chải đến đây đã phiên âm không chuẩn nên đọc lệch thành Tủa Tình. Theo tài liệu được ghi chép lại, trước khi cách mạng thành công, đây còn là nơi nuôi dấu cách mạng cẩn mật, quân đội ta đã nhiều lần chặn đánh quân địch, cắt đứt con đường định tiến vào Điện Biên - Lai Châu thành công. Đội xung phong Quyết Tiến - 1 trong 4 đội võ trang tuyên truyền chủ yếu của liên khu 10, thành lập ngày 15/3/1948, gồm 116 cán bộ, chiến sỹ do đồng chí Lý Bạch Luân và Trần Hồng Quân chỉ huy là một điển hình về các cuộc chiến chia rẽ, phá bốt đồn địch tại nơi này.

Sau cách mạng hoàn thành, cuộc sống của người Mông nơi đây ổn định rồi tỏa đi các muôn nơi ở Tây Bắc. Dòng họ Mùa cũng không ngoại lệ, cứ thế sinh sôi, nảy nở và an cư ở Tỏa Tình, rồi đến xã Pú Nhung và nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh. Bởi vậy, mà người dân đã đặt tên cho nơi đây là Tỏa Tình”, ông Páo tự hào.

Vỡ núi, khai hoang xây dựng cuộc sống mới

Là vùng đất có đồi núi cao chiếm phần lớn diện tích nên khi quyết tâm định cư trên đỉnh Pha Đin, người Mông ở Tỏa Tình đã không quản gian khó mà bắt tay ngay vào công cuộc vỡ núi tra hạt.

So với nhiều vùng đất khác mà họ từng đi qua, Tỏa Tình quanh năm có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ khá thấp và mùa đông thường lạnh giá, thậm chí xuất hiện sương muối. Do vậy, ngoài cây lương thực chính như lúa, ngô, người dân đã mạnh dạn trồng thêm nhiều loại cây khác như: Cà phê, sa nhân, sơn tra… và hy vọng những cây trồng này sẽ biến khó khăn thành lợi thế và phát triển phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng.

Ngoảnh lại đã 7 đời người, bước chân người Mông đi đến đâu, đất rừng được khai khẩn, biến thành nơi chăn nuôi, trồng trọt đến đó. Dần dần, những ngôi nhà gỗ mái xanh, mái đỏ lần lượt được dựng lên xung quanh triền núi, hình thành cộng đồng thôn, bản.

Ông Lê Ngọc Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Tỏa Tình cho biết: “Thay vì bỏ hoang đất, người dân Tỏa Tình tận dụng mọi nơi để trồng sa nhân, khóm bên hiên nhà, lưng chừng núi, khóm trên nương hay xen kẽ dưới tán rừng. Đến nay, xã là một trong những địa phương có diện tích sa nhân lớn nhất tỉnh với hơn 120ha sa nhân và trở thành “thủ phủ” của loại cây dược liệu quý này”.

Không dừng lại ở đó, người Mông Tỏa Tình còn tự ươm trồng và sử dụng giống cà phê chè Catimor. Chẳng phụ công người chăm bón, cây cà phê phát triển xanh tốt, quả sai trĩu cành dù chủ yếu trồng theo kinh nghiệm, không tạo bậc thang, không trồng theo đường đồng mức. Từ vài ba héc ta ban đầu, bà con đã nhân rộng diện tích 370,6ha tập trung ở 4 bản: Chế Á, Hua Xa A, Hua Xa B và Háng Tàu. Nhờ đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, đến nay tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của xã cũng giảm đáng kể.

Chuyện về bản người Mông khai hoang, vỡ đất trên đỉnh Pha Đin
Người dân xã Tỏa Tỉnh thu hoạch cà phê.

Bền bỉ liên tục trong nhiều năm, chính quyền huyện Tuần Giáo luôn đồng lòng, chung sức chia sẻ gian khó với đồng bào Mông trên đỉnh Pha Đin. Những con đường được bê tông hóa; những công trình trường, lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa được xây dựng khang trang, điện lưới quốc gia thắp sáng bản làng... là minh chứng góp phần quan trọng nâng cao đời sống của người dân.

Đáp ơn Đảng, Nhà nước, không chỉ cần cù, chịu khó lao động sản xuất, người Mông trên đỉnh Pha Đin còn luôn đoàn kết, đi đầu trong phong trào bảo vệ an ninh trật tự. Năm 2021, xã được lựa chọn để xây dựng điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của huyện. Ngoài ra, người Mông luôn giữ gìn nhiều bản sắc dân tộc, trong đó có cả văn hoá vật thể, phi vật thể.

Dù cuộc sống hiện đại ngoài kia đã và đang có nhiều biến đổi tác động không nhỏ đến đời sống hàng ngày, song văn hoá của bà con luôn được bảo tồn, làm giàu và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong kho tàng văn hoá đa dạng và phong phú đó, lễ hội truyền thống luôn đóng vai trò không thể thay thế. Tiêu biểu là lễ Gầu Tào, Nào Sồng hay Nào Cống và ăn Tết; mỗi một lễ hội đều thể hiện tính cộng đồng riêng một các sâu sắc và mang đậm giá trị văn hóa… Tất cả đã viết lên bài ca “vỡ đất” tự hào của đồng bào dân tộc Mông trên đỉnh Pha Đin.

Lê Thắm - Phương Mai

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Điểm danh” 10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV năm 2024

“Điểm danh” 10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/7/2024, đúng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ tổ chức tôn vinh và trao Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024 cho 10 cán bộ Công đoàn tiêu biểu.
Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...

Tin khác

Phụ nữ Thanh Trì tri ân gia đình có công nhân ngày Thương binh liệt sĩ

Phụ nữ Thanh Trì tri ân gia đình có công nhân ngày Thương binh liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), các cấp Hội Phụ nữ huyện Thanh Trì đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm tri ân, tôn vinh công lao to lớn của Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, các thương binh bệnh binh đã hy sinh xương máu vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Gây quỹ trao tặng 80.000 hũ váng sữa cho trẻ em nghèo Tây Nguyên

Gây quỹ trao tặng 80.000 hũ váng sữa cho trẻ em nghèo Tây Nguyên

(LĐTĐ) Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Zott Việt Nam tổ chức khởi động chương trình Quỹ dinh dưỡng “Zott Monte cùng bé lớn khôn” với mục đích gây quỹ trao tặng 80.000 hũ váng sữa Monte cho các trẻ em nghèo Tây Nguyên.
Phát huy các mô hình an toàn cho phụ nữ và trẻ em

Phát huy các mô hình an toàn cho phụ nữ và trẻ em

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội phụ nữ vào việc đảm bảo môi trường an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Thanh Trì đã ra mắt nhiều mô hình cụ thể như “Thôn, Tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”, “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”.
Mùa bão

Mùa bão

(LĐTĐ) Mùa bão mang đến sự lo lắng và chênh vênh, nhưng qua thử thách, giá trị của sự kiên cường và vẻ đẹp sau cơn bão được hiển lộ. Những ngày mưa bão giúp khám phá sức mạnh nội tâm, yêu thiên nhiên, và tìm thấy sự bình yên thực sự.
Những quy định chi tiết về Lễ Quốc tang

Những quy định chi tiết về Lễ Quốc tang

(LĐTĐ) Lễ Quốc tang là nghi thức lễ tang cao nhất tại Việt Nam, áp dụng cho các lãnh đạo cấp cao như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định chi tiết 16 nội dung về quy trình, tổ chức, nghi thức... trong Lễ Quốc tang.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Khúc biến tấu của nắng

Khúc biến tấu của nắng

(LĐTĐ) Nắng thức dậy một ngày hè! Nắng rực rỡ trên những vòm cây, tán lá, nắng mênh mang trên khắp nẻo sơn hà, nắng trải dài trên những cánh đồng xa, nắng chu du trên những con đường dài bất tận! Vẻ ngời ngời của nắng tô làn da thiếu nữ thêm hồng hào, tươi trẻ. Nắng tung tăng cùng đàn con trẻ trên sân trường chộn rộn. Nắng tô điểm cho những lá hoa thêm thắm sắc tươi màu. Muôn ngàn đóa hướng dương kiêu hãnh vươn mình đón nắng như thể chúng sinh ra là vì có nắng.
Hành trình lấy “ngọc của trời”

Hành trình lấy “ngọc của trời”

(LĐTĐ) Dám từ bỏ công việc ổn định để bắt đầu một ngã rẽ mới mà biết trước là rất nhiều khó khăn, vất vả, chị Phạm Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi đã trở thành người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.
Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

(LĐTĐ) Sáng 10/7, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức thành công Lễ Bế giảng và trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024. Gần 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh được vinh danh và nhận bằng tốt nghiệp buổi lễ.
Xem thêm
Phiên bản di động