“Rào” bản bằng hương ước

Không tệ nạn xã hội, không trộm cắp, không phá rừng,... là những thành quả mà nhiều bản làng ở vùng cao Nghệ An đã gây dựng được trong những năm qua bằng hương ước. Hương ước nơi đây đã giúp đẩy lùi cái xấu, cái lạc hậu, đưa đồng bào bước sang cuộc sống mới ấm áp và yên vui.
Hà Giang, mùa nước đổ... Người “giữ hồn” văn hóa dân tộc Mông ở cao nguyên trắng Bắc Hà

Lập hương ước trên bản mới

Dưới làn sương sớm chờn vờn trên những nếp nhà sàn, bản Lưu Thông, xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương như dùng dằng không muốn thức giấc. Chúng tôi tìm gặp Già làng Vừ Tồng Mà, năm nay 64 tuổi. Hướng về dãy núi sau bản, Già làng nhớ lại, năm 1989, ông là người ở xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An), do cuộc sống khó khăn nên buộc phải đi tìm vùng đất mới để kiếm cái ăn. Sau nhiều ngày vượt rừng, ông đã đến vùng đất Lưu Thông.

Lúc đầu, chỉ có 5 hộ dựng nhà trên sườn núi, cùng nhau phát cây rừng làm nương rẫy. Một thời gian, mọi người dời nhà xuống núi ở gần suối, dần dần hình thành bản mới với trên 30 hộ gia đình. Ông Mà nhận thấy, muốn duy trì nếp sống tiến bộ thì phải cho ra đời hương ước của bản. Sau đó, ông đích thân soạn thảo chắp bút cho bản hương ước đầu tiên.

“Rào” bản bằng hương ước
Mỗi thành viên Đội văn nghệ bản Lưu Thông là một “sứ giả” chuyển tải văn hóa người Mông đến với mọi người.

“Hương ước quy định, trong vòng bán kính 1 km từ nhà ở, không ai được chặt phá rừng. Từ 1 km trở ra là khu vực được phát nương, làm rẫy. Liền kề khu vực làm nương rẫy cũng không được phá rừng. Chặt gỗ làm nhà ở, phải xin phép bản. Trâu bò không được thả rông. Người dân không được trộm cắp của người khác. Những quy định này được thông qua và trở thành như một “Bộ luật” của bản”, ông Mà vui vẻ kể.

Khi thấy ẩn họa ma túy rình rập con dân của bản, hương ước lại bổ sung thêm cấm buôn bán, nghiện ma túy, trồng thuốc phiện. Ngoài ra, bản còn quy định nữ phải học hết lớp 9, nam phải hết lớp 12; gia đình nhà gái bỏ tục thách cưới; đám tang chỉ làm trong vòng 2 ngày, không tổ chức ăn uống tốn kém.

Đến nay, bản Lưu Thông hiện có gần 60 hộ với 300 khẩu. Nhờ có hương ước, 30 năm nay, trong bản không ai “dính” vào ma túy, không có người phá rừng, không ai trộm cắp của ai. Có 10 con em của bản giờ đã thành công chức, giáo viên, công an chính quy,…

Không làm nhà sàn gỗ để giữ rừng

Nhiều đời nay, đồng bào dân tộc Thái đã gắn bó với ngôi nhà sàn làm bằng gỗ. Trước đây, chỉ cần vào rừng là có gỗ kéo về dựng nhà, nay gỗ lớn không còn, việc làm nhà sàn theo truyền thống càng tốn kém.

Già làng Vừ Tồng Mà, người tiên phong đi “mở cõi” và khởi thảo ra bản hương ước có giá trị thực tiễn đến hôm nay.
Già làng Vừ Tồng Mà, người tiên phong đi “mở cõi” và khởi thảo ra bản hương ước có giá trị thực tiễn đến hôm nay.

Hương ước của bản Lam Khê, xã Chi Khê, huyện Con Cuông ra đời từ năm 1976, quy định bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước khe suối, không được trộm cắp… Đến năm 2004, hương ước quy định thêm không được sử dụng gỗ chặt trong rừng để làm nhà. Từ đó, hàng chục năm nay, dân bản Lam Khê đã chuyển sang làm nhà sàn bằng cột bê tông thay cột gỗ.

Theo người dân, để dựng một ngôi nhà sàn, phải tốn gần 20 cây cột gỗ dài trên 6m, cho nên nhiều gia đình làm nhà mới đều đã sử dụng cột, kèo, xà bằng bê tông để tiết kiệm được một nửa tiền so với dùng gỗ.

Ông Lô Hồng Thuyên là người cao tuổi trong bản cho biết: “Ngày xưa, rừng bao quanh, gỗ nhiều, nay rừng không còn gỗ lớn nữa. Năm 2013, tôi đã sửa lại ngôi nhà sàn 4 gian bằng 20 cột bê tông. Các bức vách dùng ván gỗ keo để ghép lại, mái lợp ngói, sàn láng xi măng làm nơi chứa công cụ đi rẫy và vật dụng trong nhà. Trông ngôi nhà vẫn đẹp”.

Toàn bản Lam Khê hiện có gần 200 ngôi nhà sàn, trong đó phần lớn được làm bằng bê tông và xây tường gạch. Những ngôi nhà này, kết cấu và bề ngoài khá giống với nhà sàn truyền thống.

Đẩy lùi ma túy bằng hương ước

Nằm cạnh Quốc lộ 7A, bản Boong, xã Lạng Khê, huyện Con Cuông, trong 1 thời gian dài bị tệ nạn ma túy bao vây, thế nhưng vượt qua mọi ma lực và cám dỗ, hàng chục năm nay, bản Boong vẫn bình yên. Ông Lô Văn Quang, nguyên Phó bản Boong cho biết, năm 1990, hương ước của bản ra đời, lúc đó chỉ có 5 điều, 10 khoản, quy định về việc nhốt, chăn dắt trâu bò; không nuôi nhốt súc vật dưới nhà sàn,…

Năm 1995, ma túy bắt đầu tràn về vùng này, tấn công vào bản làng. Hương ước lại được bổ sung tiếp 5 điều quy định các gia đình không được để con em nghiện, buôn bán ma túy nếu bị gia đình phải tự cai nghiện. Ít năm sau, trên sông Lam đoạn qua xã Lạng Khê, xuất hiện nạn khai thác vàng kéo theo hoạt động mại dâm, hương ước lại thêm quy định phụ nữ trong bản không được bán dâm.

Theo ông Bùi Công Vinh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An, thời gian tới, Sở sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hướng dẫn nội dung xây dựng hương ước phù hợp với thực tế các địa phương; triển khai xây dựng và nhân rộng các điển hình trong xây dựng hương ước trên địa bàn tỉnh Nghệ An phù hợp trong tình hình mới.

Từ sau năm 2000, nhiều người ở các bản lân cận nghiện ngập, buôn bán ma túy nhưng người dân bản Boong vẫn “nói không với ma túy”. Phụ nữ trong bản không ai bán dâm dù nhiều lần bị lôi kéo.

Năm 2015, bản Boong bổ sung chi tiết về nếp sống, ứng xử, ăn mặc, học hành, tổ chức đám cưới, đám tang, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Đến năm 2017, hương ước lại bổ sung, thanh niên ở xa về nếu nhuộm tóc khác màu, mặc lố lăng sẽ không được vào bản.

Dân bản kể lại, năm 2018, anh T. đi làm ăn xa về với mái tóc vàng hoe. Bố của T. chạy ra đón và bắt đi “trả lại” màu tóc mới được về nhà. Cũng trong năm đó, anh S. làm công nhân ở Bắc Ninh trở về với mái tóc bạch kim. Dọc đường chào không ai trả lời, sau đó, anh S. đã nhuộm lại mái tóc đen cho mình.

Hơn 30 năm có hương ước, trên 100 hộ dân bản Boong đã tuân thủ nghiêm các quy định của bản. Dưới sự giám sát thực hiện hương ước của những người có uy tín trong bản nên dân bản đều làm theo, nhờ đó bản làng luôn yên vui. Năm 2004, bản Boong vinh dự được công nhận là “Bản văn hóa”.

Những cuốn hương ước của nhiều bản làng miền Tây Xứ Nghệ như những “lá chắn” che chở, bảo vệ, gìn giữ cuộc sống bình yên cho đồng bào. Hàng chục năm qua, trước sự tấn công của cái xấu, các lạc hậu, nhưng những cuốn hương ước này không ngừng được bà con vùng cao Nghệ An bổ sung, gìn giữ và nhân rộng.

Cao Sơn

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Nhận 1,5 tỷ đồng, vì sao cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương "thoát" tội Nhận hối lộ?

Luật sư Hoàng Văn Doãn, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội rằng, tại vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bộ Công Thương cần làm rõ thêm hành vi nhận tiền từ doanh nghiệp của cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, bởi có liên quan đến dấu hiệu của tội Nhận hối lộ.
Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân

Trong Tháng Công nhân năm 2025, các cấp Công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều chương trình khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động. Hoạt động này thường được Công đoàn phối hợp với đơn vị chuyên môn tổ chức. Nội dung khám tập trung vào sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư.
Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước

Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng vừa phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Melatec tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 300 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn thuộc 2 doanh nghiệp ngoài nhà nước là Công ty TNHH Trần Thành và Công ty TNHH Thương mại Thiên Thủy Mộc.
Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Hà Nội: Tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có Công văn gửi tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) đề nghị tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT; phòng, chống hành vi lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong khám chữa bệnh BHYT.
Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I cho biết, đơn vị phối hợp với các ngân hàng và Bưu điện thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH kỳ tháng 5/2025 qua tài khoản cá nhân và tiền mặt tới người hưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu từ ngày mai (26/4).
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ 26/4, việc nhìn nhận và đánh giá lại những thành tựu cũng như thách thức trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trở nên đặc biệt có ý nghĩa. Nhất là khi phong trào "Bình dân học vụ số" do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động đã và đang khẳng định tính đúng đắn và tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngành Du lịch Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình quảng bá, xúc tiến và kích cầu du lịch hấp dẫn nhằm thu hút và chuẩn bị chu đáo cho việc đón khách du lịch đến Thủ đô trong 5 ngày nghỉ lễ.

Tin khác

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ 26/4, việc nhìn nhận và đánh giá lại những thành tựu cũng như thách thức trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trở nên đặc biệt có ý nghĩa. Nhất là khi phong trào "Bình dân học vụ số" do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động đã và đang khẳng định tính đúng đắn và tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Tổ chức chuỗi hoạt động hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025

Tổ chức chuỗi hoạt động hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025

Hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025 cấp quốc gia với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương”, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức chuỗi các hoạt động cao điểm như thăm, tặng quà các gia đình liệt sĩ, hỗ trợ xây dựng nhà Chữ thập đỏ, tổ chức Chợ Nhân đạo,…
Gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử "Huyền thoại Trường Sơn"

Gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử "Huyền thoại Trường Sơn"

Ngày 24/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội và Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Chương trình “Huyền thoại Trường Sơn” gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử gồm: Đại đội nữ lái xe Trường Sơn và vợ thương binh nặng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.
Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 "Chúng ta là một" năm nay sẽ diễn ra vào ngày 3 và 4/5 tại Nhà hát ngoài trời số 1, thành phố Suwon.
Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Tập thơ "Cùng Việt Nam" - tuyển tập thơ phản chiến của các nhà thơ Tây Ban Nha - đã chính thức ra mắt bạn đọc Việt Nam với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa Tây Ban Nha và Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam. Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành tác phẩm này đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Báo Sài Gòn Giải Phóng ra mắt công trình báo chí dữ liệu về Thành phố Hồ Chí Minh

Báo Sài Gòn Giải Phóng ra mắt công trình báo chí dữ liệu về Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 23/4, Báo Sài Gòn Giải Phóng chính thức ra mắt công trình báo chí dữ liệu đặc biệt mang tên “Thành phố Hồ Chí Minh 50 năm: Những dấu ấn tự hào qua trang Báo Sài Gòn Giải Phóng”.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc diễn ra từ 6 - 8/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến có khoảng 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự kỳ Vesak năm nay.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.
Xem thêm
Phiên bản di động