Cách sao chè độc đáo của đồng bào H’Mông

(LĐTĐ) Không dùng lồng quay, lò tôn trong quá trình sản xuất chè shan tuyết, người H’Mông ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La sử dụng chính đôi bàn tay trần của mình để sao chè, trên chảo gang, dưới ngọn lửa, khói bốc lên nghi ngút.
Người dân tấp nập chụp ảnh tại con đường hoa ngập sắc vàng, đỏ Một lần xem sao chè shan tuyết
Cách sao chè độc đáo của đồng bào H’Mông

Cách Hà Nội khoảng 200km, Tà Xùa được nhiều người biết đến là một địa danh đẹp, với núi non hùng vĩ và mây mù bao phủ quanh năm. Nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng những gốc chè shan tuyết đã có từ rất lâu đời. Theo người dân địa phương, không biết cây chè đã có từ bao giờ, nhưng tuổi của chúng cũng không thể tính theo năm mà được tính theo đời người.

Chè shan tuyết tươi non ngắt từ thân cổ thụ mọc hoang trên các ngọn núi, qua bàn tay chế biến điêu luyện của bà con người H’Mông, hương vị trà shan tuyết trở nên thơm ngon đến lạ. Đặc biệt, người dân nơi đây còn sử dụng chính đôi bàn tay của mình để đảo liên tục những búp chè tươi trên chảo lửa, đang bốc khói khói nghi ngút, suốt hơn 1 giờ đồng cho đến khi từng cọng chè khô, giòn và có thể bẻ gãy được.

Cách sao chè độc đáo của đồng bào H’Mông

Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, chè shan tuyết chỉ thu hoạch được khoảng 3 lần trong một năm. Thời điểm thích hợp nhất để hái chè là buổi sáng sớm hoặc khoảng 3 giờ chiều trở đi; đến buổi trưa và chiều tối là thời gian sao chè. Vì phải sao chè bằng chảo gang trên bếp củi, nên lá chè tươi sẽ được đưa vào mỗi mẹt nhỏ, khối lượng từng mẹt tối đa là 2kg. Đặc biệt, người H’Mông sẽ sao chè ngay sau khi thu hoạch, họ cho rằng làm như vậy sẽ cho ra hương vị trà chất lượng tốt.

Cách sao chè độc đáo của đồng bào H’Mông

Để có trà shan tuyết ngon thì phải trải qua ít nhất 4 công đoạn từ sơ chế, chọn lọc, sao khô, vò lên hương… tất cả đều phải làm thủ công một cách tỉ mỉ. Trà phải cho ra được thứ nước màu xanh và thơm ngát mới chuẩn shan tuyết Tà Xùa. Đặc biệt, không được sử dụng máy vò hoặc lò tôn quay công nghiệp, vì cánh chè sẽ nát. Do đó, chỉ có thể sao chè thủ công bằng chảo gang dày và làm thật cẩn thận.

Cách sao chè độc đáo của đồng bào H’Mông

Từ cách làm thủ công truyền thống, những búp chè shan tuyết sẽ được đảo liên tục bằng đôi bàn tay trần, trên chảo lửa đang bốc khói nghi ngút, trong suốt hơn 1 giờ đồng hồ. Với người H’Mông, muốn có chè ngon thì phải luôn giữ nhiệt độ của chảo gang ổn định. Khi nhóm bếp củi làm nóng chảo, khâu kiểm tra nhiệt độ bằng tay rất quan trọng; cần cảm nhận tới độ nóng nhất định thì mới được đổ lá chè tươi vào. Cùng với đó là thử thách của sự kiên nhẫn, điều này không dành cho những ai có tính sốt ruột, muốn làm nhanh, làm qua loa; bởi chè trong chảo sẽ rất nóng và phát ra âm thanh xèo xèo, nổ lách tách, thậm chí hơi nước và khói củi còn bốc lên nghi ngút cả một vùng.

Cách sao chè độc đáo của đồng bào H’Mông

Các công đoạn sao chè đều rất quan trọng, nhưng theo kinh nghiệm của anh Mùa A Khư ở bản Mống Vàng, hiện đang là Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tà Xùa cho hay, khâu làm héo chè quan trọng nhất, nếu làm không cẩn thận thì nước trà sẽ bị đen, hoặc vàng. Trong lúc sao phải đảo đều tay, thời gian sao khô càng lâu chè sẽ càng ngon. Tuy nhiên, tùy theo kinh nghiệm và sự tinh tế từ bàn tay mà mỗi người lại có một bí quyết riêng ở từng công đoạn, thời điểm. Sao chè bằng máy cũng đòi hỏi kỹ năng, bí quyết riêng, nhưng không thể chuẩn xác được như bằng tay. Nếu chè càng nhiều màu trắng tuyết, phần lá màu hanh vàng sáng thì đó là chè ngon, mẻ chè sao thành công.

Cách sao chè độc đáo của đồng bào H’Mông

Sau khi sấy khô chè, công đoạn vò lên hương cũng rất quan trọng. Nếu vò mạnh tay thì trà sẽ bị có nhiều cám và nhanh nhạt. Còn nếu vò kỹ càng và nhẹ tay thì khi pha phần nước sẽ có màu xanh và lâu nhạt màu, hương vị trà cũng đậm đà hơn. Sau đó, chè được đưa lại vào chảo và làm khô cho đến khi bẻ cọng chè thấy giòn là được.

Loại thượng hạng là chè cổ thụ, cứ10 kg búp tươi sẽ thu được 2 kg thành phẩm khô. Cuối cùng là công đoạn đóng gói và đem đi tiêu thụ. Bởi vậy, 1 kg chè Tà Xùa rẻ nhất cũng có giá là 500.000 - 600.000 đồng/kg (là giống chè mới trồng được khoảng 10 năm hoặc 20 năm tuổi). Bên cạnh đó cũng có nhiều loại chè khô từ 2 triệu - 3 triệu đồng/kg (lấy từ các cây đã sống từ 40 - 50 năm). Còn đa phần ở cây cổ thụ trên 100 năm được chế biến kỹ càng, đúng công đoạn thì phải có giá ít nhất từ 4 - 5 triệu đồng/kg.

Cách sao chè độc đáo của đồng bào H’Mông

Theo Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tà Xùa, ở địa phương, chè shan tuyết có diện tích gần 200 ha với hơn 2.000 gốc cổ thụ. Người H’Mông từ thời xa xưa đã biết hái chè đem về chế biến, bảo quản và làm đồ uống dân dã trong nhà. Nhưng chưa biết phát huy giá trị kinh tế từ những gốc chè cổ thụ; trong khi đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu vẫn trồng lúa, trồng ngô, trồng cây đào với cây táo và dựa vào chăn nuôi. Kể từ khi biết phát triển kinh tế từ chè shan tuyết, bà con địa phương có nguồn thu cao và ổn định hơn. Hàng năm có vườn chè tốt, tình hình kinh tế từng gia đình cũng được cải thiện đáng kể.

Cách sao chè độc đáo của đồng bào H’Mông

Chè shan tuyết thuộc nhóm cây di sản Việt Nam, là loại chè đặc sản có búp to màu trắng xám, dưới lá chè có phủ 1 lớp lông tơ mịn, trắng nên người dân gọi là chè tuyết. Thức uống từ loại chè này có mùi thơm dịu, nước vàng sánh màu như màu mật ong, làm nức lòng các du khách gần xa dù chỉ được một lần thưởng thức.

Quang Linh - Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

Tin khác

Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

(LĐTĐ) Ngày 21/11, trong khuôn khổ Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án: "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia

Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức hội thảo - triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, với chủ đề “An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia”.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

(LĐTĐ) Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi rõ rệt trong hình thái lây nhiễm. Trong đó, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) vẫn là nguồn lây chính của dịch HIV trong năm 2024. Đáng lo ngại, đối tượng nhiễm HIV mới tại Việt Nam ngày càng trẻ hóa.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

(LĐTĐ) Với tiêu chí phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo 4 đúng: "Đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng giá", đội ngũ FPT Long Châu đã tham gia tích cực các hội nghị chuyên khoa nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, phục vụ cộng đồng tốt hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động