Thị trường bất động sản: Gỡ khó để sớm phục hồi

Dịch Covid-19 bùng phát mạnh trong năm 2021 cùng với những bất cập trong chính sách chưa được tháo gỡ triệt để khiến nguồn cung bất động sản sụt giảm. Tình trạng này đã làm cho giá bất động sản tiếp tục leo thang, vượt khả năng chi trả của người dân có thu nhập thấp tại đô thị lớn... Do đó, việc điều tiết và hỗ trợ bằng các chính sách, nguồn lực từ Nhà nước là giải pháp quan trọng để tháo gỡ khó khăn, sớm hồi phục và ổn định thị trường bất động sản.
Cẩn trọng khi đầu tư bất động sản “ăn theo” tuyến đường sắt đô thị Sau đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản đi lên hay đi xuống?
Thị trường bất động sản: Gỡ khó để sớm phục hồi
Năm 2021, nguồn cung bất động sản mới chỉ bằng khoảng 50%; lượng giao dịch bằng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2020. Trong ảnh: Khu chung cư Udic Westlake (quận Tây Hồ). Ảnh: Nguyễn Quang

Thị trường sụt giảm nghiêm trọng

Thông tin chung về thị trường bất động sản năm 2021, Bộ Xây dựng cho biết, dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường này. Nguồn cung bất động sản mới chỉ bằng khoảng 50%; lượng giao dịch bằng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài ra, hiện tượng lợi dụng thông tin quy hoạch hay các sàn giao dịch bất động sản câu kết với nhau “ôm hàng”, “làm giá”, “tạo sóng”, gây “sốt ảo” ăn chênh lệch cũng làm nhiễu loạn thị trường.

Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính thông tin, các dự án chung cư ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang ít dần. Tổng lượng chào bán trên thị trường cả nước đạt 165.742 sản phẩm, trong đó chung cư chiếm 64%. Tuy nhiên, phần lớn trong số này vẫn là dòng sản phẩm cũ (118.227 sản phẩm); sản phẩm mới trong năm 2021 chỉ đạt 47.515 sản phẩm. Sự lệch pha về cung - cầu tiếp tục xảy ra khi nguồn cung nhà ở ngày càng sụt giảm, trong khi nhu cầu vẫn rất cao.

Trong khi đó, theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu, quý III-2021, thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 1 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai với 352 căn hộ, giảm đến 85,7% so với quý I-2021 và giảm 87,5% so với cùng kỳ năm 2020. “Vướng mắc trong quy định pháp luật là nguyên nhân chính gây sụt giảm nguồn cung nhà ở ra thị trường. Điều này không chỉ làm hạn chế sự phát triển bình thường của thị trường bất động sản, mà còn làm giá bất động sản tăng cao...”, ông Lê Hoàng Châu nói.

Từ góc độ doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Toàn Cầu, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp cho rằng, bất động sản là ngành kinh doanh phải hoàn thành các thủ tục pháp lý phức tạp nhất so với các ngành nghề khác, chịu tác động điều chỉnh của 12 luật, trong khi giữa các văn bản pháp lý đang có sự vênh nhau, khiến việc thực thi rất lúng túng. Vì vậy, muốn bất động sản phát triển, trở thành động lực cho nền kinh tế, phải hoàn thiện hệ thống quy định.

Thị trường bất động sản: Gỡ khó để sớm phục hồi
Dự án nhà ở xã hội và căn hộ chung cư Hope Residence (quận Long Biên). Ảnh: Đỗ Tâm

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Để thị trường bất động sản hồi phục, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho rằng, do việc sửa đổi luật cần nhiều thời gian, giải pháp trước mắt là cần thành lập cơ quan chuyên biệt có năng lực để hỗ trợ các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục phê duyệt đầu tư các dự án; đồng thời xử lý các địa phương không tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, để tồn đọng nhiều hồ sơ, kéo dài thời gian giải quyết thủ tục đối với dự án đầu tư bất động sản.

Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Deloitte Việt Nam Bùi Tuấn Minh nêu ý kiến, Nhà nước cần cập nhật mức giá thị trường để đền bù giải phóng mặt bằng, bởi khung giá đền bù hiện nay chưa hợp lý và chưa theo kịp với giá thị trường. Thực tế, các doanh nghiệp phát triển bất động sản thường phải chi trả đền bù giải phóng mặt bằng nhiều hơn so với mức cho phép của Nhà nước. Còn Viện trưởng Viện Nghiên cứu và đào tạo bất động sản Nguyễn Đức Lập cho rằng, bên cạnh tập trung tháo gỡ cho các dự án có vướng mắc để khơi thông nguồn cung thì cần hoàn thiện Cổng thông tin quốc gia về quy hoạch và thông tin pháp lý bất động sản nhằm công khai, minh bạch các trình tự thực hiện dự án, tiến độ triển khai các thủ tục pháp lý liên quan...

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, để giải quyết các khó khăn của thị trường bất động sản, rất cần sự chung sức của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội trong việc phục hồi sản xuất, kinh doanh. Theo đó, các địa phương cần khẩn trương rà soát, rút ngắn thời gian xem xét, sớm phê duyệt, cấp mới, điều chỉnh các dự án nhà ở, dự án bất động sản đã đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; tập trung phát triển dự án để tăng nguồn cung nhà ở xã hội, điều chỉnh cơ cấu thị trường nhà ở, bất động sản phù hợp nhu cầu thực tế; tổ chức công bố công khai thông tin về thị trường bất động sản...

Hiện, Bộ Xây dựng đang khẩn trương nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi 2 bộ luật quan trọng liên quan đến thị trường bất động sản là Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. Trong đó, bộ đề xuất sửa đổi, xử lý các tồn tại, vướng mắc, chưa phù hợp với thực tiễn; kiến nghị nhiều chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, đặc biệt là các chính sách khuyến khích đầu tư vào phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở có giá phù hợp với người thu nhập thấp, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Trợ lực giúp tăng nguồn cung, mới đây, Bộ Xây dựng cũng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bố trí gói tín dụng để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, nhà cho công nhân theo phương thức cấp bù lãi suất cho Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.

Theo Dạ Khánh/hanoimoi.com.vn

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Bat-dong-san/1018841/thi-truong-bat-dong-san-go-kho-de-som-phuc-hoi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

(LĐTĐ) Cùng với Mã Pì Lèng hiểm trở, sông Nho Quế đã trở thành huyền thoại, đi vào thơ ca và là một trong những biểu tượng của Hà Giang. Đến với Hà Giang vào những ngày tháng 3, thấy nơi đây dường như không có Hạ, Thu, Đông, chỉ có mùa Xuân luôn hiện hữu trong màu xanh của sông, của núi.
Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

(LĐTĐ) Theo Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Xuân Văn, Tòa án đã triệu tập 6.630 nhà đầu tư được xác định là người bị hại trong vụ án. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có gần 1.000 bị hại có mặt tại Tòa.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập và chỉ đạo tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gia Lâm.
Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

(LĐTĐ) Trong khi nhiều ngành hồ hởi bởi được bỏ ra khỏi danh sách phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), thì ngành phân bón lại trông chờ được áp loại thuế này. Thực tế khi áp dụng Luật Thuế số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật Thuế 71) từ ngày 1/1/2015 để giảm gánh nặng giá phân bón cho nông dân, mục đích không những không đạt được mà còn gây tác dụng ngược khi giá thành phân bón bị tăng thêm 5 - 8%.
Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

(LĐTĐ) Theo Cục hàng không Việt Nam, khi đưa vào khai thác giai đoạn 1 năm 2026, với công suất 25 triệu hành khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm, sân bay quốc tế Long Thành cần hơn 13.700 người để vận hành. Công tác chuẩn bị nguồn nhân lực để vận hành “siêu dự án” này đang là yêu cầu gấp rút.
Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác Bảo hiểm xã hội quận Tây Hồ có sự chuyển biến tích cực, các chính sách Bảo hiểm y tế ngày càng đi vào đời sống nhân dân, năm 2023, tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 94,3%.
Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

(LĐTĐ) Trả lời tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/3, về tình trạng một số công ty thẩm định giá bị xử lý sai phạm, nhiều doanh nghiệp thẩm định giá lại sợ rủi ro, từ chối thẩm định giá đất gây khó khăn cho nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, sai thì phải xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự.

Tin khác

Bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản

Bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản

(LĐTĐ) Sáng 5/3, dự thảo về Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản đang được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng đã có sự điều chỉnh. Dự thảo mới đã lược bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ tại Điều 7.
Đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ

Đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ

(LĐTĐ) Hiện, Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản 2023, theo đề xuất mới của Bộ sẽ có 3 phương án để xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ.
Một dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền 125,84 tỷ đồng

Một dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền 125,84 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện mới chỉ có một chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền là 125,84 tỷ đồng.
Hà Nội phấn đấu đạt 7,147 triệu m2 sàn nhà ở vào năm 2024

Hà Nội phấn đấu đạt 7,147 triệu m2 sàn nhà ở vào năm 2024

(LĐTĐ) Căn cứ các chỉ tiêu trong Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội năm 2024, nhằm xác định các mục tiêu phát triển trong năm.
Năm 2024: Cơ hội mới cho các nhà đầu tư bất động sản

Năm 2024: Cơ hội mới cho các nhà đầu tư bất động sản

(LĐTĐ) Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2024, tình hình bất động sản Việt Nam sẽ thay đổi dựa vào tình hình kinh tế thế giới, điều hành kinh tế vĩ mô cũng như kết quả cải thiện thể chế, pháp lý liên quan với sự tham gia “thực sự” của chính quyền các cấp.
Thị trường bất động sản 2024 sẽ vào chu kỳ khởi sắc

Thị trường bất động sản 2024 sẽ vào chu kỳ khởi sắc

(LĐTĐ) "Thị trường bất động sản năm 2024 sẽ bước vào một chu kỳ mới, với sự phục hồi rõ nét vào thời điểm cuối năm", một số chuyên gia nhận định.
32 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội theo luật mới

32 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội theo luật mới

(LĐTĐ) Luật Đất đai sửa đổi được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, quy định 32 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội.
Phân khúc nào sẽ vực thị trường bất động sản phục hồi?

Phân khúc nào sẽ vực thị trường bất động sản phục hồi?

(LĐTĐ) Xu hướng bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực như nhà đất và chung cư được dự báo sẽ tiếp tục dẫn dắt sự phục hồi của thị trường bất động sản trong năm 2024.
TP.HCM: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu 35.000 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025

TP.HCM: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu 35.000 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025

(LĐTĐ) Ngày 8/12, kỳ họp thứ 13 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X tiến hành giám sát chuyên đề về việc triển khai, thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP.HCM, giai đoạn 2016 - 2025.
Nghịch lý vừa thiếu vừa thừa nhà ở xã hội tại TP.HCM

Nghịch lý vừa thiếu vừa thừa nhà ở xã hội tại TP.HCM

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 13 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, chiều 7/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, nhu cầu về nhà ở tại TP.HCM là rất lớn, nhưng số nhà ở đang xây dang dở hoặc đã hoàn thiện mà chưa có người ở cũng rất lớn.
Xem thêm
Phiên bản di động