Thanh Trì: Chủ động ứng phó giúp nâng cao hiệu quả phòng chống thiên tai
Người dân Hà Nội được quan tâm kịp thời sau cơn lũ Thợ điện Thủ đô đảm bảo an toàn cho người dân trong vùng ngập úng Hà Nội chủ động phòng, chống thiên tai và sạt lở đê điều |
Do ảnh hưởng của cơn bão số 2 gây mưa lớn kéo dài, vào hồi 14h50 phút ngày 25/7 đã xảy ra sạt lở và thấm rò rỉ đê trên địa bàn xã Đại Áng (huyện Thanh Trì), đoạn tiếp giáp với xã Tả Thanh Oai tại cống Sáu Cửa từ K27+750 đến K27+780 bờ tả sông Nhuệ, gần trạm bơm tiêu Hòa Bình. Chiều dài cung sạt 30m, chiều sâu sạt lở khoảng 1,8m đến 2m, chiều rộng cung sạt lở khoảng 2m đến 2,5m. Ngoài ra, một số vị trí bị tràn bờ trên địa bàn các xã: Hữu Hòa, Tả Thanh Oai, Đại Áng.
Các lực lượng tập kết ngay lập tức, dồn sức cả ngày lẫn đêm để nhanh chóng gia cố đê. |
Ngay sau khi phát hiện sự cố, trước tình trạng khẩn cấp, Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Thanh Trì, xã Đại Áng đã khẩn trương có mặt khảo sát khu vực sạt đê.
Dưới sự hướng dẫn của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố về xử lý sự cố, ông Nguyễn Tiến Cường - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Thanh Trì đã phát lệnh huy động lực lượng, triển khai phương án hữu hiệu xử lý khẩn cấp, triệt để sự cố ngay từ giờ đầu, phút đầu, khi điểm sạt lở còn nhỏ để đảm bảo an toàn cho đê, tài sản tính mạng của nhân dân.
Từ chiều 25/7 đến trưa 26/7, các phương tiện máy móc, nhân lực trên 550 người gồm lực lượng thường trực Ban Chỉ huy quân sự huyện, lực lượng dân quân tự vệ các xã, thị trấn; Xí nghiệp thủy lợi Thanh Trì, Đội xung kích phòng chống thiên tai; các đoàn thể, nhân dân xã Đại Áng đã vận chuyển hàng trăm khối đất cát, hàng nghìn bao tải, cọc, phên nứa… tập kết ngay lập tức, dồn sức cả ngày lẫn đêm để nhanh chóng gia cố đê. Đồng thời, tổ chức cắm biển cảnh báo khu vực sạt lở và cảnh báo cho nhân dân trong khu vực hạn chế qua lại.
Do được tập huấn, huấn luyện thường xuyên, nên khi có tình huống xảy ra, các lực lượng được huy động đầy đủ và nhanh chóng. |
Các lực lượng gồm cán bộ Ban Chỉ huy quân sự huyện, Trung đội Dân quân cơ động của 6 xã: Tả Thanh Oai, Hữu Hòa, Vĩnh Quỳnh, Tam Hiệp, Thanh Liệt, Đại Áng và Tiểu đội dân quân thường trực thị trấn Văn Điển cùng với lực lượng xung kích của địa phương tiến hành gia cố các phần bị sạt lở. Lực lượng này đã được tổ chức tập huấn, huấn luyện thường xuyên, nên khi có tình huống xảy ra đã huy động đầy đủ, nhanh chóng.
Ban Chỉ huy quân sự huyện phối hợp chặt chẽ với Phòng Kinh tế huyện và các phòng ban ngành có liên quan tiếp tục quán triệt, chỉ đạo để nâng cao nhận thức và trách nhiệm cũng như tinh thần của các lực lượng thường trực, dân quân tự vệ, dự bị động viên… để sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.
Ngay sau khi phát hiện việc tràn và nguy cơ sạt lở, với phương châm “4 tại chỗ”, xã Đại Áng đã huy động các lực lượng của địa phương với hơn 100 người, phương tiện ô tô, máy xúc, máy gạt, vật tư cát, đất, trên 2.000 bao tải… xử lý chống sạt lở. Sau một thời gian tích cực, nỗ lực cao, huyện Thanh Trì đã khắc phục được sự cố sạt lở đê tại xã Đại Áng
Qua sự cố cho thấy sự chủ động của cả hệ thống chính trị của huyện và các địa phương trong công tác Phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn, coi trọng việc chuẩn bị “4 tại chỗ”, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra thực tế triển khai thực hiện.
Với sự chủ động của cả hệ thống chính trị, tuyến đê tại xã Đại Áng đã được khắc phục kịp thời. |
Theo lãnh đạo huyện Thanh Trì, thời gian tới, Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Thanh Trì sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành của huyện, các đơn vị quân đội, Công an trên địa bàn huyện kịp thời xây dựng, triển khai các phương án phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn; phương án phòng hộ bảo vệ các điểm xung yếu, cứu trợ đảm bảo đời sống nhân dân…
Đồng thời, tổ chức tập huấn, huấn luyện các lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai, chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, nhân lực, đáp ứng yêu cầu cho các phương án, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, huy động tối đa mọi nguồn lực tham gia ứng phó sự cố.
Đây là một trong những tuyến đê xung yếu, cần tiếp tục nghiên cứu đầu tư kiên cố hóa để đảm bảo không xảy ra tình trạng sạt lở.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin khác
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Giao thông 19/11/2024 18:56
10 tháng, hơn 9 nghìn người ra đi vì tai nạn giao thông
Giao thông 19/11/2024 17:46
Hiện thực mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội trở thành Thành phố thông minh, hiện đại
Giao thông 19/11/2024 17:42
Những xe nào được miễn phí sử dụng đường bộ từ 1/1/2025?
Giao thông 19/11/2024 07:56
Chấm dứt trước thời hạn hợp đồng BOT đường nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương
Giao thông 18/11/2024 10:34