Thành phố Hồ Chí Minh sẽ làm gì để ngăn cơn "sốt ảo" bất động sản?

(LĐTĐ) “Sốt ảo” nhà đất tại thành phố Hồ Chí Minh đã bùng phát trở lại sau khi có thông tin sẽ chuyển một số huyện lên quận và việc thành lập thành phố Thủ Đức trên cơ sở sáp nhập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Sốt ảo giá đất sẽ gây nhiều hệ luỵ tai hại, bởi vậy chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cần có sự vào cuộc kịp thời và quyết liệt ngay thời điểm này.
Cảnh giác trước tình trạng “sốt” đất ảo 4 nguyên nhân gây sốt đất tại TPHCM

Nháo nhào tăng giá

Chỉ cần lướt qua các trang mạng về vấn đề nhà đất, chủ đề "nóng", được thảo luận và thu hút người xem nhiều nhất là giá đất tại thành phố Thủ Đức và giá đất một số huyện sắp chuyển thành quận như huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ. Đơn cử, trang batdongsan.com.vn rao bán hơn 6.100m2 đất đường Phan Đức, huyện Cần Giờ đối diện với dự án Khu đô thị lấn biển với giá 18 triệu đồng/m2. Trong khi đó, theo khảo sát của trang gachvang.com (chuyên định giá về giá trị đất), tuyến đường Phan Đức chỉ có giá 7,4 triệu đồng/m2).

Tại quận Thủ Đức cũ, trước khi chuyển lên thành phố Thủ Đức, giá bán một số dự án căn hộ xung quanh tuyến đường Võ Văn Ngân, Đặng Văn Bi dao động từ 35 - 40 triệu đồng/m2. Tuy nhiên mới đây, dự án căn hộ thương mại King Crown Infinity (nằm trên đường Võ Văn Ngân) đã gây “chấn động” khu vực thành phố Thủ Đức khi một số đơn vị môi giới rao bán tới mức 100 triệu đồng/m2...

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ làm gì để ngăn cơn
“Cò đất” xuất hiện nhan nhản ở những khu vực sắp triển khai dự án phát triển đô thị

Về phân khúc căn hộ chung cư, từ năm 2016, nhiều dự án nhà ở căn hộ thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh rao bán các mức từ 1,6 tỷ đồng chưa thuế VAT đối với căn 2 phòng ngủ. Thế nhưng 5 năm sau, mức giá nói trên đã “mất hút” và phổ biến từ 1,9 tỷ đồng chưa thuế VAT.

Tại phân khu The Origami thuộc dự án khu đô thị Vinhomes Grand Park (quận 9 cũ, nay là thành phố Thủ Đức), giá căn hộ 46,5m2 (1 phòng ngủ, 1 phòng vệ sinh) đã được các đơn vị môi giới, phân phối đẩy lên tới 2,5 tỷ đồng (tương đương 53,7 triệu đồng/m2), chưa thuế VAT, cao hơn cả giá đất nền trong khu vực.

Vì yêu cầu công việc, ông Phan Văn Đông (quê Bình Định) một công chức nhà nước chuyển công tác từ tỉnh Lâm Đồng về thành phố Hồ Chí Minh. Với thu nhập trung bình trên dưới 20 triệu đồng, ông Đông chỉ “săn” căn hộ chung tư thương mại xây mới trên dưới 1,5 tỷ đồng nhưng từ mấy năm nay, ông vẫn chưa thể tìm được do tiền tích luỹ không đủ. Trong khi giá căn hộ tăng chóng mặt.

Đồng cảnh ngộ, anh Cao Văn Trường (quê Nghệ An, nhân viên quay phim), tích luỹ được hơn 600 triệu đồng. Anh loay hoay đi tìm căn hộ chung cư cũ dưới 1 tỷ đồng nhưng bất lực và hiện đang thuê nhà nguyên căn với mức thuê 5 triệu đồng/tháng ở khu vực cảng Sóng Thần, Bình Dương (giáp thành phố Hồ Chí Minh) cùng vợ và 3 con nhỏ. Từng ấy tiền thì không thể có nổi một chỗ ở tại thành phố Hồ Chí Minh, anh Cao Văn Trường thở dài cho hay.

Chị Nguyễn Xuân Anh, ngụ Quận 9 cũ, nay là thành phố Thủ Đức cho biết, từ cuối năm 2017 vợ chồng chị đóng đủ tiền và vào ở căn hộ chung cư thuộc diện nhà ở xã hội với giá gần 700 triệu đồng. Qua hơn 3 năm, hiện nay giá căn hộ đã lên 1,2 – 1,3 tỷ đồng nhờ “ăn theo” thành lập thành phố Thủ Đức. Như vậy trung bình mỗi năm giá căn hộ, dù là nhà ở xã hội cũng đã tăng hơn 200 triệu đồng trong khi lương của công chức, viên chức nhà nước hầu như không tăng, nếu tăng cũng không đáng kể.

Chính quyền cần nhanh chóng vào cuộc

Theo các chuyên gia, thổi giá bất động sản theo quy hoạch đã để lại nhiều hệ luỵ khó giải quyết về sau, trong đó có việc mặt bằng giá đã được “kênh” lên ở mức cao, không thực tế với giá trị thực. Người mua nhà có nhu cầu ở không đủ sức mua, trong khi đa số là các nhà đầu tư lướt sóng, mua đi bán lại kiếm lời. Điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ bóng bóng, tồn kho bất động sản, nợ xấu ngân hàng vì đa số người mua bất động sản đi vay tín dụng.

Thời gian qua, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và thường xuyên chỉ đạo chấn chỉnh, xử lý hiện tượng đầu cơ đất đai, phân lô tách thửa trái pháp luật. Vừa qua tại lễ công bố và trao quyết định cán bộ thành phố Thủ Đức, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đã yêu cầu lãnh đạo thành phố Thủ Đức phải ngăn chặn các hoạt động đầu cơ nâng giá làm bất ổn thị trường. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cũng nêu rõ, đề án chuyển một số huyện thành quận giai đoạn 2021-2030 đang trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, chưa được phê duyệt. Việc chuyển huyện thành quận cần phải có lộ trình, căn cứ vào các tiêu chí theo quy định và cần có quy hoạch cụ thể.

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ làm gì để ngăn cơn
Thổi giá đất sẽ gây nhiều hệ luỵ cho người tiêu dùng và sự phát triển bền vững của các đô thị

Trong khi đó, để tránh biến động và đảm bảo tính liên tục, không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ tài chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - quyền sở hữu tài sản, giao dịch mua bán bất động sản của người dân, doanh nghiệp, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giữ nguyên giá đất các tuyến đường của 3 đơn vị cũ (quận 2, quận 9 và Thủ Đức) trên bảng giá cũ áp dụng cho các tuyến đường của thành phố Thủ Đức trong năm 2021.

Bàn về vấn đề pháp lý nhận diện và xử lý hành vi đầu cơ, thổi giá, Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, tình trạng tạo sốt ảo bất động sản đã trở nên căng thẳng, tạo điểm nóng dưới nhiều chiêu thức và diễn ra không chỉ một vài địa phương. Hiện tượng sốt đất cho thấy nhiều hành vi phạm, thậm chí có hiện tượng thao túng, chèn ép có tổ chức đối với những người sử dụng đất có nhu cầu giao dịch như xóa thông tin, quấy rối đến điện thoại, lấy thông tin nhưng đăng sai lệch cho người khác hiểu nhầm…

Theo Luật sư Trần Đức Phượng, các hành vi vi phạm này đều có các chế tài xử lý theo quy định pháp luật. Ở mức độ vi phạm hành chính sẽ bị xử lý hành vi đưa ra thông tin sai sự thật, giới thiệu và quảng cáo không đúng, lừa dối, gây nhầm lẫn… (Nghị định 158/2013/NĐ-CP trong lĩnh vực quảng cáo). Vi phạm hình thức quảng cáo (dán trên cột điện, nhà người khác, phát tờ rơi,…); vi phạm chuyển nhượng khi không đủ điều kiện (Nghị định 91/2019/NĐ-CP), vi phạm kinh doanh bất động sản (Nghị định 139/2017/NĐ-CP), vi phạm về thuế do mua bán chuyển nhượng bằng giấy tay,… Ở mức độ vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự về hành vi trốn thuế (có giá trị từ 100 triệu đồng), rửa tiền, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,…

Nhằm kiểm soát thị trường bất động sản, Luật sư Trần Đức Phượng cho răng, chính quyền cần công khai, minh bạch và thường xuyên cập nhật các thông tin về quy hoạch đô thị, lập dự án, kế hoạch sử dụng đất; tiến tới thành lập trung tâm thông tin về thị trường bất động sản qua đó tạo cơ chế để kiểm soát, đánh giá công khai thông tin của chính các cơ quan Nhà nước và tổ chức liên quan.

“Cơ quan quản lý Nhà nước cần xây dựng lại chính sách về thuế nhằm điều chỉnh hiệu quả thị trường, trong đó áp dụng mức thuế riêng cho các hoạt động giao dịch mua bán kinh doanh và các giao dịch của người sử dụng; sửa quy định về mức thuế thu nhập cá nhân đối với bất động sản theo hướng tăng mức thuế để hạn chế tình trạng đầu cơ, thổi giá. Đồng thời cần tăng cường kiểm tra và xử lý các vi phạm, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin và hoạt động kinh doanh bất động sản không đúng quy định, không đúng thông tin, bất thường, sai mục đích, trốn thuế, rửa tiền…”, Luật sư Trần Đức Phượng nêu quan điểm.

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam vẫn chưa sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả các công cụ để chống đầu cơ đất. Đơn cử là việc chưa ban hành sắc thuế để chống đầu cơ bất động sản thông qua việc đánh thuế người có nhiều nhà đất. Chính sách tín dụng cũng chưa chặt chẽ đối với việc cho vay. Cụ thể, một cá nhân có 1 tỷ đồng được vay tới 70%, vừa lấy tiền sẵn có để lướt sóng 3 căn hộ vừa lấy tiền được vay để tiếp tục lướt sóng. Trong khi ở nước ngoài, trong thời điểm thị trường bất động sản đóng băng, cá nhân chỉ được vay 50%, thậm chí cá nhân đó phải có ít nhất 70% vốn và hạ mức cho vay chỉ còn 30%.

Về công cụ quy hoạch, cơ quan quản lý nhà nước phải tiếp tục cung cấp thông tin minh bạch, cung cấp lộ trình thực hiện quy hoạch để người dân nắm bắt, không để các đối tượng đầu nậu, cò đất đồn thổi thông tin. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cũng cần tăng cường truyền thông, thông tin định hướng để nâng cao dân trí, trang bị kỹ năng cho người mua và những người có nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, tránh tiền mất tật mang, tự bảo vệ bản thân cũng như có thái độ thận trọng, kiểm soát.

“Hơn ai hết, chính quyền địa phương phải quyết liệt vào cuộc, kiên quyết loại trừ một số cán bộ chính quyền cấp cơ sở móc ngoặc với cò đất, đầu nậu. Đồng thời những hoạt động có tính chất lừa đảo của cò đất, đầu nậu phải được xử lý kịp thời, xử lý nghiêm theo pháp luật hình sự cũng như xử phạt hành chính nặng, đánh vào kinh tế nhằm triệt tiêu ý chí lừa đảo, đồn thổi”, ông Lê Hoàng Châu chia sẻ thêm.

Để thị trường bất động sản phát triển bền vững, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu Sở Xây dựng Thành phố tiếp tục theo dõi, nắm bắt thông tin, diễn biến của thị trường bất động sản, thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra “sốt” giá và tình trạng “bong bóng”. Sở Xây dựng xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn, đảm bảo kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ Xây dựng; tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy định về đầu tư kinh doanh bất động sản.

Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân Thành phố cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản, chuyển tiền thu được từ bất động sản ra nước ngoài để ngăn chặn các hành vi rửa tiền, chuyển giá, trốn thuế.

Nam Đàn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Sắp có thêm 2 địa phương được ủy quyền cấp đổi Giấy phép lái xe

Hà Nội: Sắp có thêm 2 địa phương được ủy quyền cấp đổi Giấy phép lái xe

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa thông tin, sắp tới sẽ có thêm 2 địa phương được ủy quyền cấp đổi Giấy phép lái xe.
Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng khai chưa bao giờ có ý nghĩ chiếm đoạt tiền

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng khai chưa bao giờ có ý nghĩ chiếm đoạt tiền

(LĐTĐ) Trong phần xét hỏi, bị cáo Đỗ Anh Dũng cho biết, ngay từ khi phát hành trái phiếu, thâm tâm bị cáo chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư. Bị cáo chỉ muốn huy động tiền để kinh doanh, đầu tư, thanh toán các khoản nợ.
Ô nhiễm bụi tại khu vực sân bay Long Thành vượt quy chuẩn

Ô nhiễm bụi tại khu vực sân bay Long Thành vượt quy chuẩn

(LĐTĐ) Thực hiện quan trắc môi trường không khí với tần suất 2 tháng/lần tại khu vực sân bay Long Thành, kết quả cho thấy, từ tháng 11/2023 đến nay, ô nhiễm bụi khu vực này vượt quy chuẩn quy định từ 1,24-2,98 lần.
Nhìn lại 9 năm đổi mới tuyển sinh đại học từ năm 2015

Nhìn lại 9 năm đổi mới tuyển sinh đại học từ năm 2015

(LĐTĐ) Năm 2024, công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non cơ bản ổn định như những năm trước. Đây cũng là năm thứ 10 thực hiện đổi mới tuyển sinh từ năm 2015.
Hội diễn văn nghệ CNVCLĐ quận Ba Đình năm 2024: Lan tỏa niềm tin yêu với tổ chức Công đoàn

Hội diễn văn nghệ CNVCLĐ quận Ba Đình năm 2024: Lan tỏa niềm tin yêu với tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Thông qua Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Ba Đình năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận mong muốn bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước và niềm tin của đoàn viên, CNVCLĐ với tổ chức Công đoàn.
Trẻ 2 tháng tuổi bị tổn thương thần kinh nặng do cha mẹ bế rung lắc

Trẻ 2 tháng tuổi bị tổn thương thần kinh nặng do cha mẹ bế rung lắc

Để dỗ trẻ, gia đình bế đung đưa, rung lắc mạnh khiến bé 2 tháng tuổi phải nhập viện trong tình trạng li bì, ngừng thở, co giật, tím môi, nguy kịch.
Lịch sử đang chờ, tuyển Việt Nam cần thắng Indonesia để sớm đi tiếp

Lịch sử đang chờ, tuyển Việt Nam cần thắng Indonesia để sớm đi tiếp

(LĐTĐ) Trận thư hùng giữa tuyển Việt Nam và Indonesia ở vòng loại thứ 2 World Cup 2026 đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Bởi một chiến thắng trên sân Gelora Bung Karno không những giúp HLV Troussier làm nên lịch sử mà còn giúp tuyển Việt Nam tiến rất gần đến tấm vé đi tiếp.

Tin khác

Khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu nhà giá rẻ

Khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu nhà giá rẻ

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị, các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản (BĐS) phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong việc khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu sản phẩm dành cho người thu nhập trung bình và thấp; giải quyết tình trạng "thổi giá", "đẩy giá" để cung và cầu gặp nhau…
Đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ

Đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ

(LĐTĐ) Hiện, Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản 2023, theo đề xuất mới của Bộ sẽ có 3 phương án để xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ.
Một dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền 125,84 tỷ đồng

Một dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền 125,84 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện mới chỉ có một chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền là 125,84 tỷ đồng.
Hà Nội phấn đấu đạt 7,147 triệu m2 sàn nhà ở vào năm 2024

Hà Nội phấn đấu đạt 7,147 triệu m2 sàn nhà ở vào năm 2024

(LĐTĐ) Căn cứ các chỉ tiêu trong Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội năm 2024, nhằm xác định các mục tiêu phát triển trong năm.
Năm 2024: Cơ hội mới cho các nhà đầu tư bất động sản

Năm 2024: Cơ hội mới cho các nhà đầu tư bất động sản

(LĐTĐ) Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2024, tình hình bất động sản Việt Nam sẽ thay đổi dựa vào tình hình kinh tế thế giới, điều hành kinh tế vĩ mô cũng như kết quả cải thiện thể chế, pháp lý liên quan với sự tham gia “thực sự” của chính quyền các cấp.
Thị trường bất động sản 2024 sẽ vào chu kỳ khởi sắc

Thị trường bất động sản 2024 sẽ vào chu kỳ khởi sắc

(LĐTĐ) "Thị trường bất động sản năm 2024 sẽ bước vào một chu kỳ mới, với sự phục hồi rõ nét vào thời điểm cuối năm", một số chuyên gia nhận định.
32 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội theo luật mới

32 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội theo luật mới

(LĐTĐ) Luật Đất đai sửa đổi được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, quy định 32 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội.
Phân khúc nào sẽ vực thị trường bất động sản phục hồi?

Phân khúc nào sẽ vực thị trường bất động sản phục hồi?

(LĐTĐ) Xu hướng bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực như nhà đất và chung cư được dự báo sẽ tiếp tục dẫn dắt sự phục hồi của thị trường bất động sản trong năm 2024.
TP.HCM: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu 35.000 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025

TP.HCM: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu 35.000 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025

(LĐTĐ) Ngày 8/12, kỳ họp thứ 13 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X tiến hành giám sát chuyên đề về việc triển khai, thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP.HCM, giai đoạn 2016 - 2025.
Nghịch lý vừa thiếu vừa thừa nhà ở xã hội tại TP.HCM

Nghịch lý vừa thiếu vừa thừa nhà ở xã hội tại TP.HCM

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 13 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, chiều 7/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, nhu cầu về nhà ở tại TP.HCM là rất lớn, nhưng số nhà ở đang xây dang dở hoặc đã hoàn thiện mà chưa có người ở cũng rất lớn.
Xem thêm
Phiên bản di động