Tham gia “số hóa” lĩnh vực Giao thông
Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch Để lao động “trụ” lại trong kỷ nguyên số |
Từ chủ trương lớn
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ đã tích cực xây dựng hành lang pháp lý, ban hành nhiều chính sách đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia. Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó xác định: “Đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp; Chương trình chuyển đổi số Quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu; nền kinh tế số đến năm 2030 chiếm 30% GDP”.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động Công đoàn là hướng đi tất yếu. Ảnh: Đinh Luyện |
Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Công đoàn các cấp đã cùng các bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương lan tỏa nhận thức và tinh thần này đến các đoàn viên và toàn xã hội. Việt Nam muốn trở thành nước phát triển, có thu nhập cao thì bắt buộc phải chuyển đổi số. Chuyển đổi số là phát triển bền vững vì tiêu tốn ít tài nguyên, lại sinh ra tài nguyên mới là dữ liệu. Chuyển đổi số làm tăng sức chống chịu của nền kinh tế vì môi trường số thì không khoảng cách, không tiếp xúc. Chuyển đổi số là phát triển bao trùm vì bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, nếu có sóng di động và điện thoại thông minh thì đều có thể tiếp cận được mọi dịch vụ số, không ai bị bỏ lại phía sau.
Chính vì vậy, việc xây dựng “Đề án chuyển đổi số của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” và xác định việc ban hành “Chương trình chuyển đổi số toàn diện trong hoạt động Công đoàn” là chuyên đề để triển khai các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2023 - 2028 trong Văn kiện Đại hội đã thể hiện quyết tâm của các cấp Công đoàn cũng như hàng triệu đoàn viên đối với Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Đây được xem là một trong những giải pháp mới, tối ưu; không những chăm lo mà còn phục vụ tốt hơn và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đoàn viên, người lao động.
Hiệu quả từ chuyển đổi số ở cơ sở
Tại Công đoàn ngành GTVT Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội Tạ Thị Mỹ Thanh cho biết, theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII), Nghiệp đoàn cơ sở cùng với Công đoàn cơ sở đều là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam. Nghiệp đoàn trong khu vực phi chính thức là một hình thức tổ chức đại diện của người lao động trong khu vực phi chính thức.
Ở Công đoàn ngành GTVT Hà Nội, thời gian qua nhiều Nghiệp đoàn đã được thành lập. Bên cạnh vai trò tập hợp đội ngũ người lao động cùng ngành nghề vào tổ chức Công đoàn, bước đầu các Nghiệp đoàn đã làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Trực thuộc Công đoàn ngành GTVT Hà Nội hiện có một số Nghiệp đoàn như: Nghiệp đoàn Lái xe Vận tải và Dịch vụ Hà Nội, Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội, Nghiệp đoàn lái xe TACFOOC Hà Nội, Nghiệp đoàn Lái xe công nghệ Thủ đô. Đây đều là tổ chức đại diện cho người lao động hoạt động trong lĩnh vực lái xe ô tô tự do, lái xe ô tô công nghệ trên địa bàn Thủ đô.
Dù chỉ trải qua thời gian ngắn đi vào hoạt động, các tổ chức Nghiệp đoàn trực thuộc Công đoàn ngành GTVT Hà Nội về cơ bản đã phát huy tốt vai trò thu hút cũng như chăm lo cho đoàn viên, người lao động. Nghiệp đoàn Lái xe Vận tải và Dịch vụ Hà Nội là ví dụ. Tổ chức thành lập vào ngày 9/5, nhưng đến ngày 6/6, nghĩa là sau khoảng 1 tháng hoạt động, đơn vị đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa. Chẳng hạn, tiến hành tuyên truyền về tầm quan trọng của bảo hiểm xã hội đối với người lao động và chính sách của Bảo hiểm xã hội quận Tây Hồ đối với người lao động tự do; tổ chức giới thiệu những giải pháp hỗ trợ người lao động tìm kiếm công việc cho đoàn viên Nghiệp đoàn trong thời gian tới. Cụ thể, Nghiệp đoàn đã được Công ty TNHH 4P Media hỗ trợ phát triển ứng dụng đặt xe riêng của Nghiệp đoàn xây dựng trên nền tảng ứng dụng Mini App Zalo kết nối với ZaloOA. Với ứng dụng này, các đoàn viên Nghiệp đoàn dễ dàng kết nối, trao đổi với nhau. Đặc biệt, qua ứng dụng, các tiện ích liên quan đến việc hỗ trợ đoàn viên, đưa các ứng dụng đặt xe tới người có nhu cầu trở nên tiện ích và thuận lợi hơn.
Không chỉ vậy, Nghiệp đoàn đã tổ chức trao thỏa thuận hợp tác, hỗ trợ giữa Nghiệp đoàn Lái xe Vận tải và Dịch vụ Hà Nội với các đơn vị: Công ty CP Bảo hiểm Quân đội - Chi nhánh Nam Sông Hồng; Công ty TNHH MTV IDT Hạ Long - Hệ thống Thế giới lốp; Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank; Công ty Luật TNHH Davilaw - DVL Lawfirm; Nghiệp đoàn lái xe ô tô công nghệ Hà Nội. Việc xúc tiến và trao thoả thuận hợp tác giữa Nghiệp đoàn và các tổ chức, doanh nghiệp, ngân hàng là hoạt động ý nghĩa, trực tiếp góp phần hỗ trợ đoàn viên trong công việc, giảm thiểu chi phí trong quá trình lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho đoàn viên của Nghiệp đoàn.
Tương tự, sau khoảng 2 năm thành lập, Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội đã tập trung và tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, chương trình, kế hoạch đã đề ra. Chủ tịch Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội Lê Xuân Bình cho biết, Nghiệp đoàn ra đời đã đánh dấu bước ngoặt lớn khi có tổ chức đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng; được chia sẻ thông tin, được thăm hỏi động viên khi gặp khó khăn. Nghiệp đoàn hiện cũng đẩy mạnh chuyển đối số, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động, trong đó có thể kể đến việc phát triển App ZaloOA, phát triển các ứng dụng chuyên về đặt xe, hỗ trợ đoàn viên Nghiệp đoàn khi gặp khó khăn trên đường…
Thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các quốc gia trên thế giới đang tiến hành thúc đẩy chuyển đổi số, Việt Nam không đứng ngoài xu thế đó. Việc tiến hành tốt chuyển đổi số trong ngành GTVT Thủ đô nói chung, các cấp Công đoàn GTVT Hà Nội nói riêng sẽ góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam, hướng tới quốc gia thông minh.
Chủ tịch Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội Lê Xuân Bình mong muốn Công đoàn cấp trên tích cực chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn; phát huy vai trò liên kết chuyển đổi số giữa các cơ quan nhà nước của Thành phố và các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, tạo hiệu ứng lan tỏa ra toàn xã hội. |
Luyện Đinh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34