Tết ở làng bánh chưng Tranh Khúc

(LĐTĐ) Làng bánh chưng Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội từ lâu đã được mọi người biết đến là làng nghề bánh chưng có tiếng. Mỗi dịp Tết đến, làng bánh chưng Tranh Khúc là nơi tìm về của những người thương buôn. Bánh chưng Tranh Khúc mang hương vị đặc trưng riêng mà không nơi nào có được, đặc trưng đó được tạo nên bởi vị ngọt của đỗ xanh, vị ngậy của thịt, mùi thơm của gạo nếp và lá dong.
tet o lang banh chung tranh khuc Làng bánh chưng Tranh Khúc hối hả chạy Tết

Men theo đường đê Hữu Hồng, chúng tôi tìm đến với gia đình bà Trần Thị Thịnh - một gia đình có truyền thống làm bánh chưng lâu năm tại làng Tranh Khúc. Từ ngoài cổng bước vào, chúng tôi đã cảm nhận được không khí tất bật trong công việc làm bánh vào những ngày cuối năm. Trong gia đình có bao nhiêu người thì bấy nhiêu người cùng tham gia vào công việc làm bánh, người rửa lá dong, người lau, xếp lá, người làm nhân cho bánh.

tet o lang banh chung tranh khuc
Làng nghề bánh chưng Tranh Khúc tất bật vào những ngày giáp Tết.

Dù đã bước vào cái tuổi 81 thế nhưng hiện tại bà vẫn là nhân lực chính đảm nhận các khâu về nguyên liệu cũng như gia giảm cho nhân để tạo nên những chiếc bánh chưng ngon nức tiếng Thủ đô. Đôi tay tỷ mẩn chọn từng miếng thịt ngon xếp đều thành các mô nhỏ, vừa làm vừa trò chuyện với chúng tôi, bà Thịnh cho biết, để làm nên một chiếc bánh chưng ngon thì điều quan trọng nhất là khâu lựa chọn nguyên liệu.

Người thôn Tranh Khúc thường chọn gạo nếp cái hoa vàng của vùng Hải Hậu (Nam Định) và một số nơi thuộc Thái Bình, Hải Dương; đỗ xanh chọn loại hạt tiêu rất mẩy, thơm và ngậy; thịt lợn thường được người dân đến các cơ sở mổ lợn sạch để mua. Còn với việc lựa chọn lá dong để gói bánh thì đó phải là thứ lá dong rừng vì loại lá này to, có màu xanh sẫm…

Bánh chưng làng Tranh phục vụ theo mùa nên cứ đến dịp mồng 1 hay ngày rằm thì cả làng nhà nào nhà nấy đều tất bật gói bánh, luộc bánh, nhà nào cũng thơm mùi lá dong và gạo nếp. Bà kể rằng, những ngày thường những gia đình ở đây chỉ làm theo đơn đặt hàng, không làm dư thừa, mỗi ngày túc tắc cũng được tầm khoảng trăm chiếc. Nhưng với ngày lễ thì làm không hết việc, nhiều nơi đặt tới vài trăm đến cả nghìn chiếc nên gia đình bà phải thuê thêm người phụ giúp những công việc như rửa lá, xếp lá, vo gạo…

Cũng có gần 20 năm làm nghề, chị Nguyễn Lệ Thắm - làng Tranh Khúc chia sẻ: “Với gia đình mình thì bí quyết để tạo nên những chiếc bánh chưng ngon đó là ở khâu gia giảm, những người làm lâu năm về bánh chưng thì có thể dùng tay áng chừng được việc nêm nếm gia vị để bánh không bị quá mặn hoặc quá nhạt. Việc nêm nếm gia vị có thể nói là khâu quyết định đến chất lượng của mỗi mẻ bánh chưng. Trong những ngày Tết, để đảm bảo gia giảm cho bánh, nhà mình phải cân đong đo đếm trước rồi để thợ làm những khâu còn lại.”

Một điều đặc biệt ở làng nghề bánh chưng Tranh Khúc là người gói bánh không cần dùng khuôn nhưng mỗi tiếng đồng hồ họ có thể làm ra hơn 100 chiếc bánh vuông vức. Kỹ thuật gói bánh bằng tay nhìn có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được, chị Thắm cho hay: “Kỹ thuật gói bánh chưng bằng tay cũng không quá khó nhưng đòi hỏi người làm phải quen tay, hơn nữa nếu gói bằng khuôn thì bánh sẽ không được chặt, luộc lên sẽ bị nhão, chiếc bánh sẽ không để được lâu.” Bên cạnh đó, người gói phải thao tác chặt tay, đúng quy cách, đong đúng trọng lượng, luộc phải đủ giờ. Làm bánh chưng tưởng như đơn giản nhưng thực ra đòi hỏi cao về kỹ thuật, chỉ cần một khâu làm không cẩn thận cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Làng Tranh Khúc ngày trước được biết đến là làng tập trung đa dạng các nghề như: Làm bánh chưng, làm tương, nấu rượu… thế nhưng, tới thời điểm hiện tại chỉ còn nghề làm bánh chưng được người dân lưu giữ tới tận bây giờ. Nghề làm bánh chưng xuất hiện khá lâu tại làng Tranh Khúc khiến những người lớn tuổi cũng phải lắc đầu trước câu hỏi nghề làm bánh chưng bắt đầu từ khi nào, chỉ biết rằng nghề này là của cha ông để lại. Vì yêu những chiếc bánh chưng, trân trọng nghề truyền thống của thế hệ trước nên mọi người trong làng gìn giữ và phát triển cho đến ngày nay.

Có thể nói, thiên nhiên đã góp phần không nhỏ để tạo nên thương hiệu bánh chưng Tranh Khúc như hiện tại. Với vị trí đắc địa, làng Tranh Khúc được thiên nhiên ban tặng cho nguồn nước ngầm tinh khiết, với những người con làng Tranh Khúc thì chỉ có nguồn nước này mới tạo nên màu xanh như màu của cốm và tạo nên hương vị đặc trưng của bánh chưng làng Tranh Khúc.

Đến với làng Tranh Khúc thời điểm hiện tại, chúng ta hiếm thấy những bếp than hồng đang rực lửa với nồi bánh chưng bằng gang đang sôi lục bục mà thay vào đó là hệ thống luộc bằng điện. Ông Nguyễn Duy Thành - làng Tranh Khúc cho biết: “Trước đây, người thôn Tranh Khúc luộc bánh bằng than, củi nhưng hiện tại đã chuyển sang luộc bằng nồi điện và hơi nước, luộc bằng điện có nhiều cái lợi đó là người làm được thảnh thơi hơn, không cần thức đêm để trông nồi bánh chưng hay sợ bánh chưng hấy do bị tắt lửa, bếp điện sôi liên tục trong thời gian quy định sẽ giúp bánh chín đều và ngon hơn. Công nghệ luộc bánh này có vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn, nhưng vì ưu điểm là bớt được sức người nên hầu hết các gia đình làm bánh thôn Tranh Khúc đều có hệ thống luộc bằng điện.”

Xuân về, vượt qua những khó nhọc về mệt mỏi đó không làm cho những người con làng Tranh Khúc nản lòng với nghề truyền thống, họ vẫn đang ngày đêm miệt mài với những nồi bánh chưng để giữ vững hương vị đặc trưng trong từng chiếc bánh, tạo nên một loại đặc sản không nơi nào có được ngoài làng Tranh Khúc.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa có thư mời về việc thẩm định giá chi phí tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024 trên báo chí, xuất bản phẩm.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

(LĐTĐ) Chiều 4/5, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Phan Văn Anh đã đến thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho 2 trường hợp công nhân bị tai nạn lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

(LĐTĐ) Thành công của người công nhân không phải là điều gì đó lớn lao, xa vời mà là luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Đây là quan niệm của anh Lưu Văn Duy - công nhân chế tác trang sức tại Nhà máy sản xuất trang sức DOJI (trực thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI).
Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

(LĐTĐ) Ngày 4/5, Chi bộ Quỹ Trợ vốn công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình đã tổ chức buổi sinh hoạt đảng chuyên đề quý II năm 2024, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về "Tính tiên phong, gương mẫu, đổi mới, sáng tạo trong thực thi công vụ".
Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Thông tin từ Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho biết, ngay sau Tết Nguyên đán, Công ty Điện lực Điện Biên đã chủ động lên phương án đảm bảo điện cho các chuỗi các sự kiện nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ ngày 2/5 đến hết 7/5/2024, Công ty Điện lực Điện Biên đã và đang ứng trực 24/24 với khoảng gần 300 ca trực tại các địa điểm diễn ra chuỗi sự kiện.
10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Trong đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 10 nội dung thí sinh cần lưu ý khi tham gia xét tuyển đại học năm 2024.
Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hướng về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3 - 5/5, Đoàn đại biểu do Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội làm Trưởng đoàn đã có chuyến hành trình về nguồn, đến với mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.

Tin khác

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Xem thêm
Phiên bản di động