Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Giữ hồn lễ hội truyền thống Đậm nét “hồn dân tộc” qua trang phục áo dài Trạch Xá

Đình “làng tiến sĩ”

Ngày 10/2 Âm lịch, chúng tôi tìm về làng Đông Ngạc (làng Kẻ Vẽ), vùng đất nổi tiếng về truyền thống khoa bảng. Dân gian còn lưu truyền câu“Ðất Kẻ Giàn, quan Kẻ Vẽ”, để ca ngợi truyền thống của ngôi làng này. Theo nhiều người, đất Đông Ngạc tụ nhiều vượng khí, chính vì vậy có không ít người đỗ đạt, ra làm quan. Từ thời Trần đến thời Nguyễn, Ðông Ngạc có hàng chục Tiến sĩ, Bảng nhãn, Phó bảng và hàng trăm Cử nhân, Tú tài, trong đó có những danh nhân nổi tiếng như Phan Trọng Phiên, Nguyễn Hữu Tạo, Hoàng Tăng Bí, Phạm Văn Trường, Hoàng Minh Giám... Ngoài ra, trên mảnh đất khoa bảng nổi tiếng này, những năm 40 của thế kỷ 20, Trung ương Ðảng và Xứ ủy Bắc Kỳ đã gây dựng cơ sở an toàn khu để từ đây chỉ đạo phong trào cách mạng, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội và cả nước.

Linh Thiêng đình Vẽ
Nghi thức rước kiệu của người dân. Ảnh: Lê Thắm

Đến Đông Ngạc nếu không ghé thăm đình Đông Ngạc, hay còn gọi là đình Vẽ thì chuyến đi đó sẽ không thực sự trọn vẹn. Đình được xây dựng trên một thế đất đắc địa ở phía Bắc của làng. Khác với những ngôi đình khác chỉ thờ một Thành hoàng làng, đình Vẽ thờ 3 vị phúc thần gồm: Thần Độc Cước (cũng là vị thần được thờ ở đền Độc Cước, Sầm Sơn, Thanh Hoá); Lê Khôi, cháu gọi Lê Thái Tổ là chú ruột, có công phò vua Lê trong cuộc chiến chống quân Minh (1418-1427) và Thổ thần.

Toàn bộ khuôn viên của đình Vẽ được kiến trúc theo hình chữ Quốc, tượng trưng cho đầu rồng. Từ cổng vào qua hai tam quan đồ sộ, tam quan ngoại có nền cao ngang mặt đê sông Hồng, tượng trưng cho mũi rồng. Giữa hai tam quan là hai ao nhỏ hai bên, tượng trưng cho mắt rồng.

Qua cổng tam quan nội đến khoảng sân rộng của đình, hai bên hành lang mỗi dãy bảy gian. Đại đình có bái đường nội và ngoại được nối liền với nhau, mỗi tòa gồm chín gian, tượng trưng cho đỉnh đầu rồng. Trong cùng là trung cung và hậu cung, mỗi tòa ba gian, tượng trưng cho cổ rồng. Tất cả được sắp xếp trong một không gian tĩnh mịch với nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Tòa đại bái có hai nếp nhà xếp hình chữ “Nhị”. Nếp nhà ngoài có mái lợp ngói mũi hài cổ. Nếp nhà phía trong được nối với nếp nhà ngoài và bày kiệu rước, long đình, nhang án, sập thờ.

30 năm đảm nhiệm quản lý đình Vẽ, ông Lê Văn Đôn - Trưởng tiểu ban di tích đình Vẽ cho biết, đình Vẽ có quy mô to đẹp, nổi tiếng trong vùng và là một công trình kiến trúc độc đáo cuối thời Hậu Lê. Tương truyền, từ rất lâu đời, làng Vẽ có một ngôi miếu cổ thờ Thổ Thần nằm ngoài bờ đê. Vào năm 1635 dưới triều vua Lê Thần Tông (hiệu Dương Hòa thứ nhất), nhân dân đã cùng nhau chuyển miếu thờ về tại nơi đây để xây dựng lại với mục đích để thờ Thành Hoàng.

Từ đó đến nay, đình Vẽ đã 4 lần được trùng tu, nhưng vẫn được bảo tồn và giữ nguyên những nét đẹp của kiến trúc cổ. Những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự ra tâm công đức của nhân dân trong phường và du khách thập phương, khuôn viên di tích đình Vẽ ngày càng khang trang sạch đẹp, các đồ thờ tự ngày càng đủ đầy hơn.

Chia sẻ về đình Vẽ, ông Đôn cho biết, đình Vẽ hiện vẫn lưu giữ nguyên vẹn 45 đạo sắc phong (tài liệu lưu trữ quý hiếm). Đồ thờ tự trong đình còn nhiều hiện vật quý giá như: Tấm bia thời Lê Trung Hưng. Ngoại bái đường có 16 bức tranh sơn gỗ thời Lê treo trên xà Ngoại Bái Đường với 16 Đại Tự.Ngoài ra còn có các nhang án, hạc gỗ, đồ thờ tế khí độc đáo; 1 quả chuông đồng đúc năm 1833, 2 bộ bát bửu, 1 biểu tượng tay cầm bút lông và 1 biểu tượng tay cầm nòng lửa. Đây là dấu ấn của một làng văn hiến thịnh vượng mà dân làng luôn ngưỡng vọng biết ơn sâu sắc các vị thần linh đã ban ân đức.

Lan tỏa giá trị văn hóa độc đáo

Bao năm qua, đình Vẽ trở thành nơi tụ họp của dân làng và tôn vinh những người có công với làng, với nước. Hằng năm, tại lễ hội đình Vẽ có hoạt động rước tháp bút nhằm tôn vinh sự học và truyền thống khoa bảng của làng. Đồng thời, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá của lễ hội truyền thống để lưu truyền cho thế hệ mai sau.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường Đông Ngạc Nguyễn Văn Cường cho biết, những năm qua, làng cổ Đông Ngạc đã trở thành một trong các điểm thu hút khách thăm quan, nghiên cứu tìm hiểu và học tập.

Hiện nay, phường Đông Ngạc có 32 di tích bao gồm đình, đền, chùa, văn chỉ, miếu, di tích cách mạng kháng chiến, nhà thờ họ và rất nhiều kiến trúc nhà cổ. Tiêu biểu cho những di tích lịch sử văn hóa đó phải kể đến đình Đông Ngạc hay còn gọi là đình Vẽ.

Đình Đông Ngạc là trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng. Nét văn hóa nổi bật trước hết là lễ hội làng tổ chức vào tháng 2 Âm lịch hàng năm. Chính lễ ngày 10/2 (Âm lịch), 4 cỗ kiệu nối tiếp nhau rước nước từ sông Hồng, rước hương án, long đình. Đám rước đi từ đình qua đê, rẽ vào chùa Tự Khánh rồi quay về, đoàn rước dài chừng 1.000m.

Lễ rước có hàng nghìn người dân Đông Ngạc, người dân lân cận và du khách thập phương tham dự. Xưa lễ hội có hát ca trù, ngoài các trò chơi như đấu cờ người, chọi gà, đánh đu, bịt mắt bắt dê… còn có thả thơ, hát - một nét độc đáo của làng Vẽ văn hiến. Đến nay, các trò chơi dân gian vẫn còn được lưu giữ.

Linh Thiêng đình Vẽ
Hát ca trù tại Lễ hội đình Vẽ

Trong tiết trời Xuân, từng dòng người làng cổ Đông Ngạc với khăn áo chỉnh tề đổ về đình Vẽ cùng nhau đội mâm cúng dâng hương, dâng hoa, hành lễ với mong muốn cầu sức khỏe, tài lộc và con cái học hành giỏi giang.

Phấn khởi cùng con cháu dâng lễ cúng thánh tại lễ hội truyền thống đình Vẽ bà Nguyễn Thị Vân (phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ: “Vốn là người làng cổ Đông Ngạc, từ nhỏ đến bây giờ, năm nào tôi cũng tham gia lễ hội truyền thống của làng. Lễ hội đình Vẽ ngày càng hoành tráng, quy mô hơn với phần lễ trang nghiêm, phần hội hấp dẫn so với nhiều năm trước”.

Trước không khí rộn ràng trong ngày chính hội, ông Lê Văn Đôn bày tỏ, tổ chức lễ hội truyền thống hàng năm cũng chính là để gìn giữ và phát huy giá trị của di tích đình Vẽ. Đây là một nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn và phát huy mãi mãi cho muôn đời cháu con. Qua mỗi dịp hội đình, chúng tôi càng thấm thía giá trị truyền thống hiếu học quý báu mà cha ông xây dựng, luôn nhắc nhở thế hệ con cháu không ngừng học tập để góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/1: Đêm và sáng trời rét, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/1: Đêm và sáng trời rét, ngày nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, dự báo ngày 3/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng.
Ghi 2 bàn thắng trong trận gặp Thái Lan, Xuân Son cách mốc 100 chỉ 1 bàn thắng

Ghi 2 bàn thắng trong trận gặp Thái Lan, Xuân Son cách mốc 100 chỉ 1 bàn thắng

(LĐTĐ) Với 2 bàn thắng trong trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024, Nguyễn Xuân Son trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ghi 2 bàn vào lưới Thái Lan, đồng thời anh cũng tiến sát mốc 100 bàn thắng trong sự nghiệp của mình.
Xuân Son lập cú đúp, tuyển Việt Nam chạm một tay vào cúp vàng AFF Cup 2024

Xuân Son lập cú đúp, tuyển Việt Nam chạm một tay vào cúp vàng AFF Cup 2024

(LĐTĐ) Trong một ngày Xuân Son thi đấu thăng hoa và lập cú đúp, tuyển Việt Nam giành chiến thắng đẹp với tỷ số 2-1 trước Thái Lan, qua đó tràn đầy tự tin để có thể hướng đến giấc mơ nâng Cúp trên đất Thái, điều mà từ trước tới nay bóng đá Việt Nam chưa từng làm được.
LĐLĐ quận Long Biên phát động thi đua đổi mới, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Long Biên phát động thi đua đổi mới, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên vừa phát động phong trào thi đua năm 2025 tới toàn thể đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn quận, tích cực hưởng ứng tham gia vào các phong trào thi đua thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn, đặc biệt chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng, góp phần vào việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ quận và nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học năm 2025.
Xuân Son tỏa sáng, Việt Nam thắng Thái Lan 2-1

Xuân Son tỏa sáng, Việt Nam thắng Thái Lan 2-1

(LĐTĐ) Tối 2/1, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu chung kết lượt đi trên sân Việt Trì. Với 2 bàn thắng của Nguyễn Xuân Son, đội tuyển Việt Nam đã có chiến thắng 2-1 trước Thái Lan.
Những trường hợp bị từ chối kiểm định và quy định mới về chu kỳ kiểm định xe cơ giới

Những trường hợp bị từ chối kiểm định và quy định mới về chu kỳ kiểm định xe cơ giới

Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, các cơ sở đăng kiểm sẽ từ chối kiểm định đối với các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Cùng với đó là việc Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chính thức áp dụng chu kỳ kiểm định đối với xe cơ giới, xe mô tô, xe gắn máy.
Chỉ được ghi hình, ghi âm lời nói người tham gia phiên toà khi nhận được sự đồng ý

Chỉ được ghi hình, ghi âm lời nói người tham gia phiên toà khi nhận được sự đồng ý

(LĐTĐ) Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán tại phiên toà phải được sự đồng ý của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp; trường hợp ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp.

Tin khác

Ngày làm việc đầu tiên của năm 2025: Giao thông Hà Nội chuyển biến rõ rệt

Ngày làm việc đầu tiên của năm 2025: Giao thông Hà Nội chuyển biến rõ rệt

(LĐTĐ) Sáng 2/1/2025, ngày làm việc chính thức đầu tiên của năm 2025, cũng là ngày thứ 2 Nghị định 168/2024 có hiệu lực, tại Hà Nội, hầu hết người tham gia giao thông đã chấp hành nghiêm quy định an toàn giao thông...
Tuyên truyền tạo đồng thuận trong thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ

Tuyên truyền tạo đồng thuận trong thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu hệ thống tuyên giáo và dân vận phải tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ; đồng thời tuyên truyền về phát triển công nghiệp văn hóa; Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ 1/1/2025.
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

(LĐTĐ) Qua thống kê từ báo cáo của 4.420 doanh nghiệp (sử dụng 318.740 lao động) trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, mặt bằng chung, mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều hơn so với năm trước ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Nhiều hoạt động bảo vệ môi trường tại quận Bắc Từ Liêm

Nhiều hoạt động bảo vệ môi trường tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, quận Bắc Từ Liêm đã có nhiều hoạt động bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư, qua đó góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện nếp sống văn minh, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Du lịch Hà Nội khởi đầu năm mới ấn tượng

Du lịch Hà Nội khởi đầu năm mới ấn tượng

(LĐTĐ) Mặc dù chỉ nghỉ một ngày, hoạt động du lịch Hà Nội trong dịp Tết Dương lịch 2025 đã có khởi đầu ấn tượng.
Ngày đầu áp dụng Nghị định 168/2024, người vi phạm hốt hoảng với mức phạt gần bằng cả tháng lương

Ngày đầu áp dụng Nghị định 168/2024, người vi phạm hốt hoảng với mức phạt gần bằng cả tháng lương

(LĐTĐ) Ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, chính thức có hiệu lực. Nghị định này sẽ thay thế cho Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123). Kể từ hôm nay (1/1/2025), nhiều lỗi vi phạm giao thông sẽ bị tăng mức phạt gấp nhiều lần so với trước, thậm chí có những lỗi sẽ tăng gấp 36-50 lần.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Tăng giá vé tham quan nhiều di tích, bảo tàng tại Hà Nội từ 1/1/2025

Tăng giá vé tham quan nhiều di tích, bảo tàng tại Hà Nội từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết số 44/2024/NQ-HĐND ngày 10/12/2024 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, nhiều điểm di tích, công trình văn hóa và bảo tàng trên địa bàn Thủ đô sẽ áp dụng mức phí tham quan mới từ ngày 1/1/2025, nhằm tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hà Nội chủ động bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông sự kiện chào năm mới 2025

Hà Nội chủ động bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông sự kiện chào năm mới 2025

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, đêm cuối cùng của năm 2024 sẽ diễn ra sự kiện đếm ngược chào năm mới dự kiến thu hút hàng vạn người đến tham dự. Công an thành phố Hà Nội đã yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương huy động tối đa cán bộ, chiến sĩ giữ vững an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông phục vụ nhân dân di chuyển an toàn, thuận tiện.
Xem thêm
Phiên bản di động