Tạo dựng văn hóa giao thông văn minh nhìn từ đường sắt Cát Linh - Hà Đông

(LĐTĐ) Sau 1 năm chính thức đi vào vận hành thương mại, đến nay đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông đã thu được nhiều kết quả nổi bật. Đáng chú ý, với lượng hành khách tham gia sử dụng ngày một tăng cao, đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã và đang từng bước hình thành văn hóa tham gia giao thông công cộng, góp phần kéo giảm ùn tắc cho Thủ đô.
Tuyến tàu Cát Linh - Hà Đông: Sự khởi đầu tốt đẹp cho giao thông công cộng ở Hà Nội Ấm lòng đoàn viên, người lao động Hanoi Metro Tàu Cát Linh - Hà Đông vận hành xuyên Tết

Nhiều kết quả nổi bật

Thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), từ 6/11/2021 đến 31/10/2022, tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông đã khai thác, vận hành 360 ngày an toàn, vận chuyển được gần 7,3 triệu lượt hành khách. Hiện, trung bình mỗi ngày, tàu Cát Linh - Hà Đông có trên dưới 10.000 người đi vé tháng; lượng khách đi lại thường xuyên là 5.000 - 6.000 người.

Ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Hanoi Metro cho rằng, việc đưa Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động đã làm thay đổi thói quen của người dân. Tuyến Cát Linh - Hà Đông khi đưa vào vận hành cũng từng bước thể hiện được tính ưu việt tự nhiên của phương thức vận tải Metrro. Bởi vậy nó đã thu hút được hành khách sử dụng. Đến nay, người dân đã chịu khó đi bộ 1-2km để tiếp cận đến các nhà ga Cát Linh - Hà Đông. Từng bước tạo dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh, hiện đại.

Tạo dựng văn hóa giao thông văn minh nhìn từ đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động đã góp phần hoàn thiện “bức tranh” giao thông Thủ đô ngày một thông thoáng, văn minh. (Ảnh: Đinh Luyện).

Ngoài ra, từ Cát Linh - Hà Đông cũng trực tiếp xây dựng được đội quản lý, vận hành cho loại hình vận tải đường sắt đô thị. Đây là lực lượng nòng cốt để tới đây vận hành các tuyến đường sắt đô thị khác như tuyến Nhổn - ga Hà Nội, giảm dần việc sử dụng chuyên gia nước ngoài. Đặc biệt, sẵn sàng hỗ trợ cho thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận, vận hành tuyến Bến Thành - Suối Tiên.

Thực tế, thời gian qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng, thành phố Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực lớn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường Vành đai, đường hướng tâm và đường trục chính đô thị.

Các công trình lớn này từng bước thay đổi diện mạo Thủ đô, góp phần giảm ùn tắc giao thông. Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 cũng xác định, mạng lưới đường sắt đô thị sẽ đóng vai trò tạo nên “khung xương sống” hoàn chỉnh cho hệ thống giao thông của Thủ đô, tạo cơ hội phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị. Và đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có thể được xem như dấu mốc đầu tiên cho xu thế phát triển vận tải công cộng hiện đại của Hà Nội.

Tạo dựng văn hóa giao thông văn minh nhìn từ đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Đối tượng hành khách sử dụng đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông làm phương tiện di chuyển phong phú và đa dạng các độ tuổi. (Ảnh: Đinh Luyện)

Quanh vấn đề này, nhiều chuyên gia giao thông cũng cho rằng, một mạng lưới đường sắt đô thị hoàn thiện sẽ gắn kết, giúp việc đi lại giữa các khu dân cư, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện... cũng như giữa đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh xung quanh trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Nói cách khác, đường sắt đô thị đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các khu vực và đô thị dọc tuyến.

Linh hoạt để đến gần hơn với người dân

Theo tìm hiểu, quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội đến năm 2030 sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị kết nối xuyên tâm và Vành đai. Cát Linh - Hà Đông được xác định đây là dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống giao thông công cộng của Thủ đô, là khởi đầu cho việc triển khai thực hiện quy hoạch đường sắt đô thị đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nhận định ở góc độ chuyên gia giao thông, ông Vũ Hồng Trường cho rằng, đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông hoạt động và đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ về số lượng hành khách, về chất lượng phục vụ và văn hóa đi tàu của hành khách.

Tạo dựng văn hóa giao thông văn minh nhìn từ đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Giá vé sử dụng tàu đa dạng, phù hợp với nhu cầu người sử dụng. (Ảnh: Đinh Luyện)

Từ tuyến Cát Linh - Hà Đông, để thành công trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng tàu điện, ông Vũ Hồng Trường rút ra bài học là, cần có cách tiếp cận và giải pháp riêng, không thể áp dụng những phương thức thực hiện trước của bất cứ quốc gia nào.

Cụ thể, phải luôn lắng nghe, nghiên cứu nhu cầu và đặc tính đi lại của hành khách để điều chỉnh thời gian, tần xuất và dịch vụ sao cho phù hợp với thực tế. Tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tiếp cận với xe buýt và nhà ga đường sắt, nhưng hạn chế tối đa ngân sách của Thành phố.

Tạo dựng văn hóa giao thông văn minh nhìn từ đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông kết nối hiệu quả với các loại hình vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô. (Ảnh: Đinh Luyện)

Cùng đó, phải có chính sách giá vé linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng. Chẳng hạn như, quãng đường dài thì trả tiền nhiều, đi ngắn thì trả tiền ít, vé tháng được kích hoạt trong 30 ngày, kể từ ngày đăng ký và có vé ngày dành cho người dân đi trải nghiệm.

Đồng thời, phải tăng cường kết nối hệ thống xe buýt công cộng và, xây dựng văn hóa tham gia giao thông công cộng ngay từ đầu. Khai thác tối đa tiềm năng thương mại tuyến, tập chung dịch vụ thương mại cho hành khách.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hơn 8.000 người tham gia “Ngày chạy vì sức khỏe toàn dân”

Hơn 8.000 người tham gia “Ngày chạy vì sức khỏe toàn dân”

(LĐTĐ) “Ngày chạy vì sức khỏe toàn dân” đã chính thức khởi động tại đường Lê Duẩn, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 26/3, thu hút sự tham ...
Kết nối hơn 2.000 chỉ tiêu việc làm cho người lao động huyện Thanh Oai

Kết nối hơn 2.000 chỉ tiêu việc làm cho người lao động huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Tại Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thanh Oai, bên cạnh hình thức tuyển dụng trực tiếp, có 20 cơ sở doanh nghiệp thực hiện tư vấn, ...
Tiếp tục các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Tiếp tục các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

(LĐTĐ) Bộ Y tế cho biết, hiện nay, bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu được dự báo diễn biến khó lường. Covid-19 hiện vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức ...
Đồng hành xây dựng Công ty Hanvet “Hiện đại -Văn minh -Tương ái”

Đồng hành xây dựng Công ty Hanvet “Hiện đại -Văn minh -Tương ái”

(LĐTĐ) Ngày 25/3, Công ty CP Dược và Vật tư Thú Y (Hanvet) đã tổ chức thành công Đại hội Công đoàn lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023-2028. Đồng chí Lê ...
Chung tay xây dựng nhà vệ sinh thân thiện trong trường học

Chung tay xây dựng nhà vệ sinh thân thiện trong trường học

(LĐTĐ) Nhà vệ sinh trường học sau khi được học sinh Trường Trung học cơ sở Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) chỉnh trang đã có diện mạo mới, gần ...
Sôi nổi hoạt động trong “Ngày Đoàn viên” năm 2023

Sôi nổi hoạt động trong “Ngày Đoàn viên” năm 2023

(LĐTĐ) "Ngày Đoàn viên" năm 2023 là một trong những hoạt động ý nghĩa của Tuổi trẻ Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên ...
TP.HCM: Cao điểm cấp CCCD gắn chip cho học sinh

TP.HCM: Cao điểm cấp CCCD gắn chip cho học sinh

(LĐTĐ) Trong đợt "cao điểm nước rút" lần này, Công an thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đặt mục tiêu 100% các em trong độ tuổi tuyển sinh đều có căn ...

Tin khác

Tổ chức giao thông trên trục đường Chu Văn An - Vạn Phúc

Tổ chức giao thông trên trục đường Chu Văn An - Vạn Phúc

(LĐTĐ) Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thông tin, từ ngày mai (25/3), sẽ tiến hành tổ chức lại giao thông đường Chu Văn An - Vạn Phúc (quận Hà Đông) nhằm mục tiêu giảm ùn tắc giao thông tại khu vực này.
Khánh Hòa: Xe tải va chạm xe đầu kéo tông sập nhà dân

Khánh Hòa: Xe tải va chạm xe đầu kéo tông sập nhà dân

(LĐTĐ) Chiều 23/3, đã xảy ra tai nạn nghiêm trọng giữa xe tải và xe đầu kéo, tông sập nhà dân, khiến 3 người bị thương nặng tại Quốc lộ 1 (đoạn qua xã Ninh Thọ), thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa.
Nâng cao nhận thức, xây dựng văn hóa giao thông Thủ đô

Nâng cao nhận thức, xây dựng văn hóa giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 23/3, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết Chương trình truyền thông “Vì an toàn giao thông Thủ đô” năm 2022, trao giải Cuộc thi trắc nghiệm trên internet và phát động Chương trình truyền thông “Vì an toàn giao thông Thủ đô” năm 2023.
Tổ chức giao thông nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn

Tổ chức giao thông nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn

(LĐTĐ) Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thông tin, từ ngày 25/3 đến ngày 25/6 sẽ thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông tại khu vực nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn (trên địa bàn quận Đống Đa và Thanh Xuân).
TP.HCM: Gia hạn hợp đồng thuê đất để trung tâm đăng kiểm hoạt động

TP.HCM: Gia hạn hợp đồng thuê đất để trung tâm đăng kiểm hoạt động

(LĐTĐ) Để đảm bảo hoạt động của trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn, Sở Giao thông vận tải (GTVT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa kiến nghị Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cùng các đơn vị liên quan giải quyết thủ tục về đất đai để trung tâm đăng kiểm có mặt bằng hoạt động.
Từ hôm nay (22/3), miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới, kéo dài chu kỳ đăng kiểm xe gia đình

Từ hôm nay (22/3), miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới, kéo dài chu kỳ đăng kiểm xe gia đình

(LĐTĐ) Từ hôm nay (22/3), Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chính thức có hiệu lực thi hành. Đáng chú ý, theo Thông tư mới ban hành, việc miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới, kéo dài chu kỳ đăng kiểm xe gia đình được chính thức phê duyệt đã giúp hàng triệu người được hưởng lợi.
Xử lý nghiêm hành vi dừng, đỗ phương tiện dưới biển cấm

Xử lý nghiêm hành vi dừng, đỗ phương tiện dưới biển cấm

(LĐTĐ) Mặc dù lực lượng chức năng đã nhiều lần lập biên bản xử lý đối với những trường hợp vi phạm, nhưng rất nhiều chủ phương tiện vẫn ngang nhiên cho xe dừng, đỗ bất chấp quy định của biển báo. Với hạ tầng giao thông như hiện nay, để người dân chấp hành quy định về biển báo, rất cần sự phối hợp chặt chẽ trong xử lý vi phạm của lực lượng chức năng...
Xe buýt “kém sang” vì hạ tầng yếu

Xe buýt “kém sang” vì hạ tầng yếu

(LĐTĐ) Cùng với sự phát triển chung của hạ tầng giao thông, hệ thống xe buýt của Thủ đô cũng đang trong quá trình đổi thay mạnh mẽ. Xe buýt đã trở thành phương tiện hàng ngày của nhiều người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm cộng, hệ thống hạ tầng của loại hình này vẫn chưa theo kịp hạ tầng chung hoặc đang bị lấn chiếm tạo ra sự bất tiện cho hành khách, làm giảm đi chất lượng phục vụ của hệ thống xe buýt Thủ đô.
Gỡ khó dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành

Gỡ khó dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ góp phần hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới đường cao tốc khu vực phía Nam, kết nối đồng bộ với 2 tuyến cao tốc khác đang khai thác là thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. Giữ vai trò quan trọng là vậy nhưng đến nay, dự án Bến Lức - Long Thành vẫn đang chậm tiến độ; sau gần 4 năm thi công, nhiều đoạn tuyến vẫn còn dang dở, nhà thầu ngừng thi công và khởi kiện chủ đầu tư.
Hà Nội: Tổ chức lại giao thông nhiều nút giao với đường Phạm Hùng

Hà Nội: Tổ chức lại giao thông nhiều nút giao với đường Phạm Hùng

(LĐTĐ) Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có thông báo thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực nút giao Phạm Hùng - Nguyễn Hoàng - Tôn Thất Thuyết (thuộc địa bàn các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm). Đáng chú ý, thời gian Sở bố trí lực lượng thực hiện thí điểm tổ chức giao thông sẽ bắt đầu từ ngày 18/3 đến 18/4.
Xem thêm
Phiên bản di động