Tàu Cát Linh - Hà Đông vận hành xuyên Tết
Theo đó, để phục vụ hành khách đi lại dịp Tết Nhâm Dần, dịp trước, sau và trong những ngày Tết, tàu Cát Linh - Hà Đông vẫn hoạt động bình thường để phục vụ người dân đi lại.
Về tần suất chạy tàu, đại diện Hanoi Metro cho biết, trong ngày Tết, các chuyến tàu sẽ được điều chỉnh thời gian hoạt động theo hướng giãn cách chạy tàu 10 phút/chuyến. Thời gian mở bến và đóng bến sẽ được thực hiện phù hợp, sao cho đảm bảo phục vụ tốt nhất hành khách.
Tàu Cát Linh - Hà Đông vẫn hoạt động phục vụ hành khách trong những ngày Tết. |
Cụ thể, ngày 31/1 (tức 29 Tết) thời gian mở tuyến 5h30, đóng tuyến 17h; ngày 1/2 (mồng 1 Tết) thời gian mở tuyến 10h, đóng tuyến 18h; ngày 2/2 (mồng 2 Tết), thời gian mở tuyến 8h30, đóng tuyến 19h30; ngày 3/2 (mồng 3 Tết), thời gian mở tuyến 6h30, đóng tuyến 20h30; ngày 4/2 (mồng 4 Tết), thời gian mở tuyến 6h, đóng tuyến 21h.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Tổng Giám đốc Hanoi Metro cho biết: Trong dịp Tết này, Hanoi Metro đặt yếu tố phục vụ và đảm bảo an toàn cho hành khách lên hàng đầu. Hanoi Metro cũng sẵn sàng kế hoạch phục vụ và đảm bảo vận hành tuyến Cát Linh – Hà Đông phục vụ hành khách dịp Tết. Sẵn sàng công tác phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh...
Đáng chú ý, theo đại diện Hanoi Metro, tàu điện Cát Linh - Hà Đông sẽ từ chối phục vụ hành khách say xỉn trong dịp Tết Nhâm Dần 2022.
Hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông. |
Được biết, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sau khi đi vào vận hành đã được những kết quả nhất định, được người dân hưởng ứng sử dụng dịch vụ.
Theo nhiều chuyên gia giao thông, đường sắt đô thị là bộ phận cấu thành quan trọng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, là tiền đề cho sự phát triển của giao thông đô thị. Và, phát triển giao thông đô thị bền vững cũng chính là điều kiện để phát triển đô thị bền vững.
Một mạng lưới đường sắt đô thị hoàn thiện sẽ gắn kết, giúp việc đi lại giữa các khu dân cư, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện... cũng như giữa đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh xung quanh trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Đường sắt đô thị cũng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các khu vực và đô thị dọc tuyến.
Chính bởi những ưu điểm kể trên nên khi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào khai thác thương mại đã được xem là bước ngoặt lớn của giao thông Hà Nội nói riêng và giao thông cả nước nói chung. Đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đưa vào khai thác cũng nhận được nhiều kỳ vọng đó là góp phần giảm ùn tắc giao thông, tạo diện mạo mới văn minh cho Thủ đô.
Luôn chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ, trau dồi nghiệp vụ là "điểm cộng" giúp đường sắt đô thị "ghi điểm" với hành khách. |
Do những lợi ích của đường sắt đô thị đem lại như: Có tốc độ di chuyển cao, không ùn tắc giao thông do có đường dành riêng. Hành khách có thể lên kế hoạch trước cho chuyến đi và biết chính xác thời gian họ cần phải lên tàu, thời gian họ tới điểm đến.
Chi phí về tiền bạc và thời gian khi di chuyển bằng đường sắt đô thị sẽ tiết kiệm hơn so với việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân hoặc các loại hình taxi truyền thống, taxi công nghệ... Với những đặc điểm riêng, đường sắt đô thị và xe buýt sẽ bổ sung cho nhau, tăng hiệu quả và thu hút người đi cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị.
Thời gian qua, Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực lớn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường Vành đai, đường hướng tâm và đường trục chính đô thị. Các công trình lớn này từng bước thay đổi diện mạo Thủ đô, góp phần giảm ùn tắc giao thông. Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 cũng xác định, mạng lưới đường sắt đô thị sẽ đóng vai trò tạo nên bộ khung xương sống hoàn chỉnh cho hệ thống giao thông của Thủ đô, tạo cơ hội phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị. Ngoài đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, trong tương lai giao thông Thủ đô sẽ ngày một đồng bộ, góp phần đồng bộ hóa giao thông, giảm ùn tắc. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15