Tuyến tàu Cát Linh - Hà Đông: Sự khởi đầu tốt đẹp cho giao thông công cộng ở Hà Nội
Mỗi người đi tàu trở thành một tuyên truyền viên, hướng dẫn viên
Theo thống kê từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hà Nội), trong 15 ngày khai thác miễn phí (từ ngày 6 đến ngày 20/11) phục vụ hành khách tham quan, trải nghiệm, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã khai thác 2.554 chuyến tàu an toàn và 380.510 hành khách, bình quân 1 ngày vận chuyển được 25.361 hành khách. Trong đó, phân bổ hành khách ở ga Cát Linh chiếm 28%, ga Yên Nghĩa chiếm 24%, còn 10 ga chiếm 48%.
Tuyến tàu Cát Linh - Hà Đông: Sự khởi đầu tốt đẹp cho giao thông công cộng ở Hà Nội. (Ảnh: Thu Trang) |
Đánh giá về thời gian đầu khai thác, ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Metro Hà Nội cho rằng, người dân Hà Nội rất hưởng ứng chủ trương của Chính phủ và Thành phố trong việc phát triển giao thông công cộng, mà xương sống là đường sắt đô thị để giải quyết vấn đề về ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường.
“Có thể thấy rằng, người dân vô cùng chia sẻ với phương thức vận tải mới và tiếp cận nhanh, thể hiện ở chỗ những ngày đầu Metro Hà Nội phải tăng cường rất đông nhân lực để hướng dẫn người dân đi tàu. Đến nay, những người đi tàu đã trở thành một tuyên truyền viên, hướng dẫn viên cho người khác”, ông Trường nói.
Cũng theo đại diện của Metro Hà Nội, trong ngày đầu bán vé thu tiền, hành khách chưa quen việc mua vé và sử dụng vé, Metro đã bổ sung 100 người để hướng dẫn khách mua vé, đồng thời sẽ khắc phục ngay những tình huống phát sinh. Giá vé tàu Cát Linh - Hà Đông được Nhà nước trợ giá 60-70% và phù hợp với nhu cầu và khả năng chi tiêu của người dân.
Cụ thể, hành khách đi vé lượt (8.000-15.000 đồng/vé) có thể mua từ máy bán vé tự động (thực hiện theo hướng dẫn trên máy) hoặc mua tại quầy của nhân viên. Để thuận tiện khi mua vé tại máy bán vé tự động, hành khách nên chuẩn bị tiền có mệnh giá dưới 100.000 đồng. Ngoài ra, đối với hành khách đi vé ngày (30.000 đồng/vé, có hiệu lực trong ngày, không giới hạn lượt đi), mua tại quầy bán vé trực tiếp.
Đối với người mua vé tháng phổ thông (200.000 đồng/tháng; vé có tác dụng trong 30 ngày, sau 30 ngày trả lại vé cũ để lấy vé mới), mua tại quầy bán vé, cung cấp thông tin cá nhân và trả tiền sẽ được nhận vé ngay. Với vé tháng mua tập thể được giảm 30% (140.000 đồng/vé), với số lượng từ 30 người trở lên.
Người dân mua vé di chuyển trên chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh Thu Trang) |
Mua vé tháng ưu tiên (giảm 50% (100.000 đồng/tháng): học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp), mua tại quầy vé. Người mua cung cấp thông tin cá nhân chứng minh là đối tượng ưu tiên (như thẻ học sinh, sinh viên hoặc xác nhận là lao động tại các khu công nghiệp), nhận thẻ như vé tháng bình thường có dán tem ưu tiên. Bên cạnh đó, hành khách đi miễn phí là những người đã được cấp thẻ đi xe buýt miễn phí của Trung tâm quản lý Giao thông công cộng Hà Nội, đưa thẻ miễn phí xe buýt tại quầy vé để được phát thẻ vé 0 đồng như 15 ngày đi miễn phí.
Khởi đầu tốt đẹp cho giao thông công cộng Thủ đô
Là một trong những vị khách từng tham gia trải nghiệm tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, chị Nguyễn Phương (ở Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) cho biết, trước khi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đưa vào sử dụng chính thức, dự án có nhiều thông tin trái chiều. Tuy nhiên, khi được tham gia trải nghiệm thực tế thì chị thấy rất tuyệt với.
“Tàu chạy rất êm và cho tôi cảm giác rất yên tâm khi đi tàu. Nhân viên hướng dẫn trên tàu rất nhiệt tình, chuyên nghiệp. Trong khi đó, việc di chuyển thuận tiện do thời gian di chuyển ngắn chỉ mất khoảng 24-25 phút. Bởi thế, dự án chắc chắn sẽ được nhiều người lựa chọn, đặc biệt sẽ giúp giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm, đồng thời giúp giao thông công cộng ở Thủ đô có thêm hướng phát triển mới, người dân có thêm lựa chọn mới”, chị Phương cho hay.
Tuyến tàu Cát Linh - Hà Đông hoạt động từ 5h30 đến 22h hàng ngày, tần suất 10 phút có một chuyến tàu dừng tại ga |
Trước sự đón nhận tích cực của người dân, theo ông Vũ Hồng Trường, đối tượng đường sắt đô thị hướng tới nói chung và tuyến Cát Linh - Hà Đông nói riêng là những người đi lại thường xuyên, đi vào giờ cao điểm để tránh ùn tắc. Vị Tổng Giám đốc của Metro Hà Nội cũng cho rằng, mỗi một phương thức vận tải đô thị chỉ đáp ứng một số đối tượng nhất định nên cần có hệ thống và một tuyến đường sắt đô thị như Cát Linh - Hà Đông không thể giải quyết được tất cả vấn đề, nhưng là sự khởi đầu tốt đẹp về giao thông công cộng.
“Chỉ khi nào hình thành mạng lưới đường sắt đô thị hoàn chỉnh mới giải quyết được căn cơ những vấn đề đặt ra giao thông đô thị ở các thành phố lớn ở Việt Nam và hy vọng Hà Nội sớm đưa các tuyến đường sắt đô thị khác đưa vào hoạt động”, ông Trường nói.
Nhìn nhận việc kết nối với xe buýt ở các nhà ga tuyến Cát Linh - Hà Đông vô cùng thuận lợi, theo ông Trường, hiện có 54 tuyến buýt kết nối với đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, trong đó ga Cát Linh và Yên Nghĩa có 16 tuyến buýt và các ga trung gian có từ 8-9 tuyến buýt. Sắp tới, Metro Hà Nội sẽ dán hệ thống tuyến xe buýt ở nhà ga để khi khách xuống sẽ biết đi các tuyến buýt kết nối. Đồng thời, cũng trong giai đoạn từ ngày 21/11/2021 đến ngày 6/5/2022, các đoàn tàu hoạt động từ 5h30 đến 22h hàng ngày, tần suất 10 phút có một chuyến tàu dừng tại ga; thời gian dừng tại ga 25-50 giây để khách lên xuống. Giai đoạn tiếp theo, từ ngày 7/5/2022 đến ngày 6/11/2022, tàu chạy từ 5h30 đến 22 h30. Giãn cách chạy tàu giờ cao điểm 6 phút/chuyến, giờ bình thường 10 phút/chuyến.
Được biết, dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài chính tuyến 13,05km, điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối là ga Yên Nghĩa, có 12 nhà ga trên cao; mua sắm 13 đoàn tàu, tốc độ tối đa 80km/giờ, tốc độ khai thác là 35km/giờ. Tuyến đường sắt này được Bộ Giao thông Vận tải bàn giao cho thành phố Hà Nội vào ngày 6/11/2021 và đưa vào vận hành, khai thác miễn phí 15 ngày đầu để người dân trải nghiệm một loại hình vận tải công cộng hiện đại, lần đầu có mặt tại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15