Tạo điều kiện cho công nhân lao động “an cư lập nghiệp”

(LĐTĐ) Đa số các ý kiến cho rằng việc giao Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam làm cơ quan chủ quản dự án xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân thể hiện trách nhiệm xã hội và góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân và người lao động.
Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại Công ty TNHH SWCC Showa Việt Nam LĐLĐ quận Hà Đông: Thực hiện tốt công tác chăm lo cho người lao động LĐLĐ huyện Thạch Thất nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công

Thiếu nơi ở ổn định cho công nhân lao động

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đang diễn ra, Quốc hội sẽ xem xét thông qua các dự án luật, trong đó có Luật Nhà ở (sửa đổi). Nhiều đại biểu phát biểu thảo luận tại nghị trường bày tỏ ủng hộ đề xuất giao Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam làm cơ quan chủ quản dự án xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân. Đây là vấn đề đang được đông đảo đoàn viên, người lao động, doanh nghiệp, cán bộ Công đoàn quan tâm.

Tạo điều kiện cho công nhân lao động “an cư lập nghiệp”
Làm xa nhà, công nhân lao động phải thuê trọ, đa phần họ thuê những căn phòng diện tích nhỏ để tiết kiệm tiền lương (Ảnh: P.Ngân)

Hiện nay nhu cầu về nhà ở của công nhân lao động là rất lớn, đặc biệt tại thành phố Hà Nội, số lượng người lao động nhập cư đông nhưng không có khả năng tiếp cận nhà ở xã hội. Khảo sát thực tế tại các khu công nghiệp cho thấy, hầu hết lao động từ các địa phương đến các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội làm việc đều phải thuê những căn phòng trọ diện tích chật chội. Có căn nhà của riêng mình là ước mơ xa vời đối với hầu hết công nhân lao động.

Anh Bùi Thế Sơn, công nhân Công ty TNHH SWCC Showa Việt Nam, cho biết rất mong đợi được tiếp cận nhà ở xã hội. Hơn 12 năm qua, gia đình anh sống trong căn phòng thuê tại khu nhà cấp 4 ở thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh. Do xây dựng đã lâu nên phòng trọ chưa thực sự đảm bảo an toàn, đặc biệt là công tác phòng cháy, chữa cháy, an ninh khu trọ phụ thuộc vào sự tự giác, người thuê trọ tự bảo ban, nhắc nhở nhau...

“Vợ chồng tôi đều là công nhân, thu nhập hàng tháng nuôi hai con học cũng khá vất vả nên không dám mơ đến mua nhà. Cũng vài lần tôi tìm hiểu về nhà ở xã hội nhưng giá bán so với mức thu nhập của hai vợ chồng là quá cao nên không có khả năng mua. Nếu Tổng LĐLĐ Việt Nam làm cơ quan chủ quản dự án nhà ở xã hội thì rất tốt, như vậy sẽ sát sao, thuận lợi hơn trong điều tra, khảo sát, nắm bắt nhu cầu về nhà ở xã hội cho công nhân lao động, giúp việc đầu tư đúng trọng tâm, nâng cao hiệu quả, khi đó chúng tôi sẽ có cơ hội dễ tiếp cận hơn với nhà ở xã hội. Tôi mong muốn thuê được nơi trọ thoáng mát, rộng rãi, sạch sẽ, có khu vui chơi cho các con chứ chỗ ở hiện tại còn quá nhiều thiếu thốn”, anh Sơn bày tỏ.

Tương tự, anh Văn Đình Vinh, công nhân lao động tại Khu công nghiệp Thăng Long bộc bạch, rời quê xuống Hà Nội hơn chục năm nhưng với đồng lương công nhân, vợ chồng anh vẫn chưa đủ khả năng mua căn nhà gần nơi làm việc. Dẫu biết nơi anh đang thuê trọ không thực sự đảm bảo an toàn nhưng vì số tiền thuê phù hợp với mức tiền mà gia đình có nên gia đình anh vẫn gắn bó với khu trọ.

"Chúng tôi rất mong Tổng LĐLĐ sẽ làm cơ quan chủ quản dự án xây dựng nhà ở xã hội, điều này phù hợp với chức năng chăm lo của tổ chức Công đoàn. Khi tổ chức Công đoàn làm chủ đầu tư, công nhân lao động sẽ thấy an tâm, tin tưởng hơn, Công đoàn sẽ khảo sát để xây dựng phù hợp nhu cầu, nguyện vọng của công nhân. Hiện nay mỗi tháng gia đình tôi phải chi trả 1,5 - 2 triệu đồng/căn phòng rộng 25m2. Xác định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, với Thủ đô, chúng tôi rất muốn có một chỗ ở sạch sẽ, đảm bảo an toàn hơn”, anh Vinh chia sẻ.

Khả thi nhưng cần xem xét thấu đáo

Đồng tình với quy định giao Tổng LĐLĐ Việt Nam làm cơ quan chủ quản dự án nhà ở xã hội, tuy nhiên nhiều cán bộ Công đoàn cho rằng cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng.

Tạo điều kiện cho công nhân lao động “an cư lập nghiệp”
Những căn nhà trọ không đủ tiện nghi, không đảm bảo an toàn, do đó, công nhân mong mỏi sớm có nhà ở xã hội để được thuê, mua (Ảnh: Lương Hằng)

Ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội chia sẻ: “Tôi cho rằng, việc giao Tổng LĐLĐ Việt Nam làm cơ quan chủ quản dự án nhà ở xã hội cho công nhân là việc hết sức nhân văn trong việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân lao động. Tổ chức Công đoàn là đơn vị trực tiếp, thường xuyên nắm bắt nhu cầu và điều kiện sống của người lao động. Khi Tổng LĐLĐ Việt Nam tham gia sẽ tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội được thuê, mua nhà ở với giá cả hợp lý, phù hợp với khả năng tài chính của công nhân lao động.

Hiện nay nhu cầu nhà ở cho người lao động là vấn đề rất cấp thiết, nhà ở xã hội do Thành phố xây dựng mới chỉ đáp ứng rất ít, trong khi đó người lao động cần an cư để lập nghiệp. Công đoàn có vai trò chăm lo cả về vật chất và tinh thần, trong đó, vấn đề nhà ở có ổn định thì tinh thần của công nhân lao động mới ổn định để yên tâm làm việc. Chính điều này sẽ góp phần giữ chân người lao động là đoàn viên công đoàn, nâng cao tính ổn định, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố”.

Chia sẻ ý kiến về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Sơn - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH SWCC Showa Việt Nam cho hay: “Tôi thấy chủ trương Tổng LĐLĐ Việt Nam làm cơ quan chủ quản dự án là tốt. Thiết chế văn hóa, nhà ở xã hội đều là vấn đề cần thiết, cấp thiết đối với người lao động, cách thức tiếp cận như thế nào vẫn đang là bài toán khó khăn. Tổng LĐLĐ Việt Nam cần kết hợp với các nhà đầu tư để làm rõ, kiểm soát được hiệu quả của dự án khi xây dựng, tới khi bàn giao cho người sử dụng.

Việc Tổng LĐLĐ Việt Nam làm cơ quan chủ quản dự án, về quy hoạch để triển khai xây dựng Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ làm được, tuy nhiên khi dự án triển khai, chất lượng, tiến độ, giá thành để đưa những căn hộ nhà ở xã hội đến với người lao động cần phải xem xét từ nhiều phía, cùng các Bộ, ban ngành. Chủ đầu tư là ai thì mong muốn lớn nhất là người lao động sẽ có được những căn hộ thực sự tốt, sử dụng lâu dài với giá thành hợp lý”.

X.Sinh - N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu các địa phương nắm bắt tình hình tiền lương, nợ lương năm 2024, ban hành kế hoạch thưởng Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ cho người lao động, báo cáo về Bộ trước ngày 15/12/2024.
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Người có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2,25 triệu đồng ở khu vực nông thôn; dưới 3 triệu đồng ở khu vực thành thị được xác định là người có thu nhập thấp.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức từ 25/1 đến 2/2/2025), để trình Thủ tướng phê duyệt.
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, trả lời câu hỏi về giá chung cư tại sao tăng cao? Đại diện Bộ Xây dựng trả lời có yếu tố thổi giá, nâng giá.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

(LĐTĐ) Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã thông báo thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai năm 2024 đối với đối tượng là người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, 100% đại biểu tham gia biểu quyết nhất trí tán thành thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội.
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất đã bỏ quy định về giới hạn số giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần như đề xuất trước đó…
Xem thêm
Phiên bản di động