Tạo cơ chế chủ động cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Khi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) được dạy chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THPT sẽ có điều kiện để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; cũng như thu hút được thêm số học sinh tốt nghiệp THCS vừa học nghề vừa học văn hóa.
Hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại nghề cho lao động Khi trường nghề và doanh nghiệp bắt tay nhau

Trường nghề được dạy chương trình GDTX

Văn phòng Chính phủ, ngày 23/2 đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đến Bộ GD&ĐT về việc giảng dạy chương trình GDTX tại các cơ sở GDNN. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Bộ Tư pháp để khẩn trương có văn bản hướng dẫn các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho những cơ sở GDNN, cơ sở giáo dục đại học tham gia tổ chức giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT để đảm bảo quyền lợi học tập liên thông, suốt đời của người học.

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tổ chức dạy học Chương trình 9+ (vừa học văn hóa, vừa học nghề).
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tổ chức dạy học Chương trình 9+ (vừa học văn hóa, vừa học nghề).

Đón nhận thông tin này, lãnh đạo và cán bộ, giảng viên, giáo viên các cơ sở GDNN vô cùng phấn khởi. Bởi chủ trương tạo điều kiện cho các cơ sở GDNN được dạy chương trình GDTX cấp THPT là mong muốn của cả hệ thống giáo dục. Thực tế cho thấy, số học sinh tốt nghiệp THCS đăng ký đi học chương trình 9+ (vừa học văn hóa chương trình GDTX bậc THPT; vừa học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng) các năm gần đây ngày càng tăng. Những cơ sở GDNN thu hút được nhiều học sinh theo học chương trình 9+ có thể kể đến là trường Trung cấp nghề (TCN) Tổng hợp Hà Nội, trường TCN Cơ khí I Hà Nội, trường Cao đẳng nghề (CĐN) Công nghệ cao Hà Nội, trường CĐN Công nghiệp Hà Nội, trường CĐ Điện tử - Điện lạnh Hà Nội, trường CĐ Cơ điện Hà Nội,...

Tuy nhiên, năm 2021 đã có những rào cản về các quy định dạy văn hóa cho học sinh chương trình 9+. “Cơ sở GDNN thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý, tổ chức đào tạo, giải quyết việc làm và phối hợp dạy văn hóa; nhưng đầu mối quản lý và cấp bằng văn hóa lại là trung tâm GDTX thuộc ngành GD&ĐT nên có bất tiện...” – Chủ tịch Hội đồng trường CĐN Công nghệ cao Hà Nội Phạm Xuân Khánh cho hay.

Khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có chỉ đạo cho phép cơ sở GDNN được dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT giống như nút thắt được cởi trói. Trong ảnh, các em học sinh tốt nghiệp THCS học văn hóa và học nghề tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.
Khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có chỉ đạo cho phép cơ sở GDNN được dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT giống như nút thắt được cởi trói. Trong ảnh, các em học sinh tốt nghiệp THCS học văn hóa và học nghề tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.

Vì thế, khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có chỉ đạo cho phép cơ sở GDNN được dạy chương trình GDTX cấp THPT giống như nút thắt được cởi trói. Theo lãnh đạo các trường nghề, khi các cơ sở GDNN được dạy chương trình GDTX cấp THPT sẽ có sự chủ động trong mọi hoạt động. Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Phạm Thị Hường chia sẻ: Khi nhà trường phối hợp trong thực hiện mô hình 9+, có trung tâm GDTX vì thiếu giáo viên cơ hữu đã thuê đội ngũ bên ngoài, dẫn đến chất lượng giảng dạy văn hóa không đảm bảo, ảnh hưởng đến người học. Ngoài ra, vì cả 2 đơn vị cùng quản lý học sinh 9+ khiến cơ sở GDNN không thể chủ động khi tổ chức các hoạt động.

Giải pháp phân luồng học sinh hiệu quả

Để cơ sở GDNN được dạy chương trình GDTX bậc THPT, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Bộ LĐTB&XH và các cơ quan có liên quan để khẩn trương hoàn thiện và ban hành văn bản quy định việc dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong các cơ sở GDNN.

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến băn khoăn về việc các cơ sở GDNN “trăm hoa đua nở” tổ chức dạy chương trình 9+ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy chương trình 9+. Chủ tịch Hội đồng trường CĐN Công nghệ cao Hà Nội Phạm Xuân Khánh cho rằng: Có những cơ sở GDNN đủ điều kiện vừa dạy văn hóa THPT vừa dạy nghề; nhưng cũng có nhiều cơ sở chưa hẳn đảm bảo được cả hai hoạt động này. Có thể họ dạy tốt văn hóa nhưng chưa dạy tốt nghề và ngược lại. Vì thế, cơ quan quản lý cần có sự xem xét, đánh giá cẩn thận khi cấp chỉ tiêu, không thể theo cảm tính.

Về phía các trường nghề cho rằng, khi được Thủ tướng cho phép dạy chương trình GDTX bậc THPT, họ sẽ đề nghị tăng quy mô tuyển sinh tùy theo điều kiện thực tế. Đồng thời, tuyển thêm cán bộ giáo viên để đáp ứng yêu cầu về đảm bảo chất lượng cũng như các quy định trong đào tạo; hoặc có thể hợp đồng với các trường THPT để đảm bảo chất lượng đầu ra.

Hiệu trưởng trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội Đồng Văn Ngọc cho rằng: Khi cơ sở giáo dục nghề nghiệp được dạy chương trình giáo dục thường xuyên bậc THPT, chất lượng dạy nghề và văn hóa sẽ đảm bảo và phân luồng tốt hơn.
Hiệu trưởng trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội Đồng Văn Ngọc cho rằng: Khi cơ sở giáo dục nghề nghiệp được dạy chương trình giáo dục thường xuyên bậc THPT, chất lượng dạy nghề và văn hóa sẽ đảm bảo và phân luồng tốt hơn.

Hiệu trưởng trường Cao đẳng CĐ Hà Nội Đồng Văn Ngọc mong muốn Bộ GD&ĐT sớm ra văn bản hướng dẫn để các cơ sở GDNN đủ điều kiện để dạy các môn văn hóa là tốt nhất. Vài trường chúng tôi đủ điều kiện để giảng dạy nên rất thuận lợi. Chúng tôi đảm bảo cho học sinh về chất lượng học nghề và chất lượng học các môn văn hóa; đó cũng là cách để xây dựng thương hiệu cho nhà trường.

Học sinh tốt nghiệp THCS theo học Chương trình 9+ tại trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội. 
Học sinh tốt nghiệp THCS theo học Chương trình 9+ tại trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội.

Cho phép cơ sở GDNN được dạy chương trình GDTX cấp THPT cũng là giải pháp thực hiện phân luồng học sinh theo Quyết định 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025”. Theo quan điểm của Phó Hiệu trưởng trường CĐ Điện tử - Điện lạnh Hà Nội Nguyễn Hằng Nga, sự phân luồng này là chủ trương, các trường thực hiện có sự chủ động thì công tác đào tạo sẽ bài bản và tốt hơn. “Với mô hình 9+, học sinh được thi tốt nghiệp THPT để lấy bằng, lại có bằng nghề để ra trường đi làm được luôn. Các em cũng có thể xét tuyển sinh vào học đại học. Việc miễn học phí cho học sinh 9+ rất tốt nhưng vấn đề mấu chốt chính là chất lượng đào tạo. Nếu các cơ sở GDNN đào tạo Chương trình 9+ chất lượng tốt, chắc chắn sẽ tác động rất lớn vào công tác phân luồng học sinh sau THCS” – cô Hằng Nga nhận định.

Theo Trần Oanh/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/tao-co-che-chu-dong-cho-co-so-giao-duc-nghe-nghiep.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đồng Nai: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Đồng Nai: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 4/12, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai đã công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.
Công an TP.HCM vào cuộc vụ tiến sĩ dùng bằng giả "qua mặt" nhiều trường đại học

Công an TP.HCM vào cuộc vụ tiến sĩ dùng bằng giả "qua mặt" nhiều trường đại học

(LĐTĐ) Công an thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã làm việc với một số trường đại học liên quan đến việc ông Nguyễn Trường Hải (sinh năm 1981) sử dụng bằng tiến sĩ giả để “qua mặt” nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP.HCM.
Tiếp nhận cam kết tài trợ hơn 1.000 tỷ đồng cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn

Tiếp nhận cam kết tài trợ hơn 1.000 tỷ đồng cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn

(LĐTĐ) Ngày 4/12, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chủ trì lễ ký kết biên bản thỏa thuận tài trợ công trình cầu đi bộ qua sông Sài Gòn giữa Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM và Công ty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood.
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa tầng, toàn diện, bền vững

Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa tầng, toàn diện, bền vững

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết chính sách xã hội là chính sách chăm lo cho con người; là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Mục tiêu đến năm 2023 là hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hội nhập quốc tế...
Khơi dậy niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh

Khơi dậy niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh

(LĐTĐ) Sáng 4/12, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã truyền đạt chuyên đề “Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
Xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 tỷ USD

(LĐTĐ) Thông tin tại hội nghị kết nối thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông sản năm 2023, 9 tháng năm 2023, xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 triệu USD. Trong đó, hàng nông sản đạt 777 triệu USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ.
Hơn 1,4 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII)

Hơn 1,4 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII)

(LĐTĐ) Sáng 4/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Tin khác

Buộc thôi học một sinh viên Đại học Hoa Sen do đánh bạn, xúc phạm giảng viên

Buộc thôi học một sinh viên Đại học Hoa Sen do đánh bạn, xúc phạm giảng viên

(LĐTĐ) Một sinh viên của Trường Đại học Hoa Sen, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa bị buộc thôi học do có hành vi đánh bạn và xúc phạm giảng viên ngay trong lớp học.
Tăng cường kiểm tra công tác y tế trường học

Tăng cường kiểm tra công tác y tế trường học

(LĐTĐ) Xác định tầm quan trọng của y tế trường học đối với công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện tốt hoạt động này, từ đó góp phần nâng cao thể chất cho học sinh cũng như chất lượng giáo dục toàn diện.
Định hướng nghề nghiệp ngành Quản trị du lịch lữ hành và Quản trị du lịch khách sạn

Định hướng nghề nghiệp ngành Quản trị du lịch lữ hành và Quản trị du lịch khách sạn

(LĐTĐ) Mới đây, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức Chương trình Định hướng nghề nghiệp ngành Quản trị du lịch lữ hành, ngành Quản trị du lịch khách sạn và ký kết hợp tác với doanh nghiệp.
Tổ chức bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023"

Tổ chức bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023"

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức vòng bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023".
Giảm áp lực, bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực

Giảm áp lực, bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực

(LĐTĐ) Ngày 29/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức họp báo thông tin về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì họp báo.
Trường Đại học Điện lực ký kết hợp tác với Công ty cổ phần Viễn thông FPT

Trường Đại học Điện lực ký kết hợp tác với Công ty cổ phần Viễn thông FPT

(LĐTĐ) Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, mới đây, Trường Đại học Điện lực (EPU) và Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu trong giai đoạn 3 năm (từ 2023 - 2026).
Từ năm 2025, thí sinh thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 4 môn

Từ năm 2025, thí sinh thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 4 môn

(LĐTĐ) Từ năm 2025, thí sinh sẽ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) với 2 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

(LĐTĐ) "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", nên trong chiến lược phát triển Thủ đô không thể thiếu chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như một khâu đột phá bảo đảm cho sự thành công. Vì vậy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần xây dựng các cơ chế đặc thù tương xứng, cụ thể và khả thi về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Gắn kết trách nhiệm vì học sinh

Gắn kết trách nhiệm vì học sinh

(LĐTĐ) Thông qua phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” do ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động, sự gắn kết, trách nhiệm giữa những trường ở nơi thuận lợi với trường ở địa bàn khó khăn sẽ dài hơi hơn, từ đó rút ngắn dần khoảng cách về chất lượng giáo dục, đem lại những điều tốt nhất cho học sinh.
Hà Nội: Gặp mặt đội tuyển dự thi Olympic khoa học trẻ quốc tế

Hà Nội: Gặp mặt đội tuyển dự thi Olympic khoa học trẻ quốc tế

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt đội tuyển học sinh giỏi Thành phố tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2023, diễn ra từ ngày 1 đến 10/12 tại Thái Lan.
Xem thêm
Phiên bản di động