Tăng xử phạt môi giới bất động sản: Khai thông, lành mạnh thị trường

Sau khi Nghị định 16/2022/NĐ-CP tăng chế tài xử phạt môi giới bất động sản (BĐS) hoạt động sai quy định chính thức có hiệu lực, nhiều ý kiến cho rằng tăng chế tài xử phạt sẽ giúp thị trường BĐS trở nên lành mạnh, bền vững hơn.
Môi giới bất động sản: Tiến dần tới chuyên nghiệp hóa Vẫn giậm chân tại chỗ nếu không có chế tài xử phạt

Môi giới vướng vòng lao lý

Phó Giám đốc IP Lan Trần Quốc Việt cho biết, thời gian gần đây đặc biệt là từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hoạt động môi giới BĐS của đơn vị này gặp nhiều khó khăn, gần như mất hết doanh thu, nhân viên buộc phải tạm nghỉ việc, chỉ khi nào có dự án mới trở lại làm việc. Trong khi đó, số lượng dự án mới được cấp phép trong hai năm qua rất hạn chế, khiến nhiều nhân viên của công ty phải chuyển sang nghề khác để đảm bảo duy trì cuộc sống.

Tăng cường xử phạt vi  phạm về môi giới BĐS, giúp thị trường lành mạnh hơn.
Tăng cường xử phạt vi phạm về môi giới BĐS, giúp thị trường lành mạnh hơn.
"Thời gian gần đây, đại dịch Covid-19 tạo ra những “cú sốc” cho nền kinh tế nói chung, thị trường BĐS Việt Nam hứng chịu hàng loạt khó khăn, thiệt hại nghiêm trọng, hàng nghìn nhà môi giới BĐS rơi vào tình cảnh thất nghiệp, nghiêm trọng hơn, còn kéo theo tâm lý khủng hoảng, bỏ cuộc của nhiều cá nhân, đơn vị môi giới. Nhiều cá nhân lợi dụng nghề môi giới cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến những người làm nghề chân chính, vì vậy việc siết chặt những quy định hành nghề, cùng chế tài xử phạt được xem là rất cần thiết, kịp thời" – Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Mạnh Hà

“Khó khăn là vậy, nhưng ngoài những tác động của dịch bệnh, cơ chế, chính sách thì những người làm môi giới chuyên nghiệp như chúng tôi đang gặp phải sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của một lượng lớn người làm môi giới theo kiểu “phong trào” hay còn được gọi là “cò đất” hoạt động tự do, không qua đào tạo hay bị ràng buộc bởi bất cứ quy định nào của pháp luật. Những người này tác động lớn đến việc “thổi giá” gây “sốt đất” ở nhiều địa phương” – ông Trần Quốc Việt chia sẻ.

Thời gian qua, bằng nhiều “chiêu trò”, những người làm môi giới BĐS theo kiểu phong trào đã tham gia tích cực vào việc khuấy động thị trường nhà đất, khiến nhiều nơi tăng giá chóng mặt không đúng với giá trị thật trong khi còn thiếu hàng loạt yếu tố hạ tầng thiết yếu.

Đáng nói, ngay cả cá nhân, doanh nghiệp làm môi giới chuyên nghiệp cũng vì lợi ích mà cố tình làm sai pháp luật, dẫn đến sự việc đáng tiếc xảy ra, khi cơ quan chức năng buộc phải khởi tố, bắt giam nhiều nhân vật chủ chốt của các doanh nghiệp từ Bắc chí Nam. Có thể kể đến, như: Giám đốc Công ty Hoàng Kim Land và Công ty Đất Vàng Hoàng Gia cùng 3 đối tượng bị Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoàn tất cáo trạng truy tố do lừa đảo, chiếm đoạt gần 260 tỷ đồng; Công an tỉnh Thừa Thiên Huế bắt giam Chủ tịch HĐQT cùng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Khải Tín; Công an Hà Nội khởi Giám đốc công ty Catimex... đều vì tội Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Chặt chẽ trong thực thi pháp luật

Mặc dù thời gian qua nhiều cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới BĐS bị khởi tố, bắt giam nhưng trên thực tế việc quản lý hoạt động của những người hành nghề vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trước tình trạng đó, tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP thay thế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2017/NĐ-CP, Nghị định 21/2020/NĐ-CP quy định chi tiết hơn, đồng thời nâng chế tài xử phạt đối với hoạt động hành nghề sai quy định, mức phạt tiền từ 200-250 triệu đồng, áp dụng chế tài xử phạt bổ sung như tước chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động sàn giao dịch đối với trường hợp chưa thuộc diện khởi tố hình sự.

Liên quan đến nội dung này, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế&Đô thị, Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết, Nghị định 139/2017/NĐ-CP đã quy định về mức xử phạt vẫn ở mức thấp.

"Những người làm môi giới BĐS như chúng tôi rất cần một môi trường lành mạnh trong quá trình hành nghề, để làm được điều đó thì chỉ có sự vào cuộc của cơ quan quản lý Nhà nước cùng hệ thống pháp luật rõ ràng, chặt chẽ, để mọi người được làm việc, cạnh tranh một cách công bằng, trên cơ sở tuân thủ pháp luật và mang lại cho khách hàng, xã hội những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất" – Tổng Giám đốc Đông Dương Land Lò Thị Dung

“Nghị định 16/2022/NĐ-CP tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động môi giới BĐS, trước tình trạng nhiễu loạn như hiện nay, việc nâng cao mức xử phạt sẽ góp phần tăng sức răn đe đối với những người làm nghề môi giới không đúng quy định” – ông Nguyễn Văn Đính nhìn nhận.

Theo số liệu thống kê từ Hội môi giới BĐS Việt Nam, hiện nay cả nước có trên 300.000 người hoạt động môi giới BĐS, mỗi năm lực lượng này kết nối cung cầu thành công, lên tới trăm nghìn sản phẩm BĐS, với giá trị sản lượng ước đạt 500.000 tỷ đồng, lực lượng môi giới BĐS chuyên nghiệp đã khẳng định được vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số thống kê về những người làm môi giới được cấp phép đầy đủ, còn lực lượng môi giới theo phong trào (cò đất – PV) chiếm số lượng gấp nhiều lần, đáng lo ngại lực lượng cò đất đang hoạt động tự do, không theo khuôn khổ pháp luật, khiến cho chính quyền khó khăn trong quản lý và gây thất thoát một lượng lớn tiền thuế của Nhà nước.

“Nghị định 16/2022/NĐ-CP có thêm quy định phạt nặng đối tượng kinh doanh dịch vụ BĐS mà không thành lập doanh nghiệp theo quy định và đủ số người có chứng chỉ hành nghề, tôi cho rằng nội dung này rất đúng và trúng. Nhà nước không cấm việc hành nghề, nhưng phải tuân thủ đúng theo pháp luật, làm như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý thị trường BĐS, tránh thất thu thuế từ các giao dịch” - ông Nguyễn Văn Đính cho biết thêm.

Đối với nhà môi giới BĐS chuyên nghiệp, họ luôn coi đây là một nghề đòi hỏi phải trang bị kiến thức sâu về thẩm định BĐS, phong thủy, kiến trúc… mới có thể tự tin khi tham mưu cho khách hàng. Sàn giao dịch trở thành trung tâm thương mại chuyên biệt đối với hàng hóa BĐS, đồng thời kết nối đảm bảo lợi ích cho cả chủ đầu tư và khách hàng, việc siết chặt chế tài tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP không chỉ góp phần thanh lọc đội ngũ hành nghề môi giới, mà còn giúp thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững hơn.

Theo Doãn Thành/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/tang-xu-phat-moi-gioi-bat-dong-san-khai-thong-lanh-manh-thi-truong.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

(LĐTĐ) Nguồn cung sơ cấp vẫn hạn chế nhưng đang có nhiều tín hiệu tích cực. Việc sửa đổi chính sách, quy hoạch và triển khai các cơ sở hạ tầng trọng điểm đang được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản TP.HCM.
HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đưa ra một loạt kiến nghị nhằm tăng nguồn cung và giảm giá thành nhà ở xã hội. Điểm nổi bật trong các đề xuất này là việc cho phép dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng lên tối đa 1,5 lần, nhằm tận dụng hiệu quả diện tích đất và tạo ra nhiều căn hộ hơn.
Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội cho biết, sẽ phấn đấu hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 6.764 cơ sở nhà, đất trong năm 2025. Hiện nay, khoảng 90% số cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt phương án.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Giá chung cư sẽ hết sốt?

Giá chung cư sẽ hết sốt?

(LĐTĐ) Gần đây, vấn đề chung cư đang có 2 luồng trái chiều. Nhiều người hy vọng rằng sau cơn “sốt ảo” giá nhà chung cư sẽ quay đầu đi xuống, người thì cho rằng giá chung cư vẫn sẽ neo ở mặt bằng mới. Theo các chuyên gia ở lĩnh vực này, nếu có thêm nguồn cung, phân khúc bất động sản chung cư mới giảm nhiệt. Vấn đề đặt ra “nguồn cung” này chưa biết đến bao giờ “tung” ra thị trường.
Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

(LĐTĐ) Là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh bậc nhất cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai nhiều dự án đô thị lớn và cũng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động các nơi đổ về. Vì thế, nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú cho công nhân và căn hộ tái định cư là rất lớn.
Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

(LĐTĐ) Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu sẽ xây dựng và cung cấp ra thị trường khoảng 6.600 căn hộ nhà ở xã hội, phát triển khoảng 8.000 - 10.000 căn trong năm 2024.
TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến quý I/2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xây dựng, hoàn thành, đưa vào sử dụng 3 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) với quy mô 865 căn hộ.
Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

(LĐTĐ) Khảo sát từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy, các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh. Đáng chú ý, gần 73% doanh nghiệp đã cho biết, họ phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính đất đai.
Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

(LĐTĐ) Đề án “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất cụ thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được kỳ vọng sẽ giải quyết điểm nghẽn tồn tại nhiều năm nay, thúc đẩy hàng trăm dự án bất động sản khởi động, sớm về đích, đem lại nguồn thu ngân sách cũng như cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Xem thêm
Phiên bản di động