Tăng tuổi nghỉ hưu: Không đơn thuần vì sợ hụt quỹ lương?

Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu được nêu trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đang được xã hội quan tâm. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) và đưa chế độ hưu trở về đúng bản chất là bảo hiểm tuổi già.
khong don thuan vi so hut quy luong 4 luật đòi tăng tuổi hưu trong một kỳ họp!
khong don thuan vi so hut quy luong Nhiều ý kiến trái chiều về tăng tuổi hưu

Chưa cân đối giữa đóng và hưởng

Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, hiện độ tuổi nghỉ hưu ở nước ta đã được duy trì từ năm 1960. Tại thời điểm này chưa có quy định người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH nhưng khi nghỉ hưu đều được Nhà nước chi trả và cho đến nay vẫn chưa thay đổi. Trong khi đó, chính sách về tuổi nghỉ hữu đã được điều chỉnh nhiều lần, đặc biệt từ năm 1995 đến nay, BHXH thực hiện theo nguyên tắc “có đóng có hưởng”, tuổi thọ trung bình khoảng 67 tuổi, bình quân tuổi nghỉ hưu là 54 tuổi, thời gian hưởng lương hưu khoảng 13 năm là hợp lý.

khong don thuan vi so hut quy luong
Ảnh minh họa.

Và thực tế hiện đang có sự mất cân đối giữa mức đóng và mức hưởng của quỹ, chủ yếu do tỉ lệ đóng là 22% tiền lương tháng, trong khi tỉ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH); tỉ lệ hưởng lương hưu bình quân của nam là 2,5% cho một năm đóng, của nữ là 3% cho một năm đóng quá cao so với bình quân các nước trên thế giới (chỉ là 1,7%); quy định điều kiện hưởng BHXH một lần khá thuận lợi và mức hưởng tăng lên so với quy định cũ (những năm đóng từ năm 2014 trở đi được tăng từ 1,5 tháng lên 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH). Nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối trên là tuổi thọ của người dân ngày càng tăng và sự mất cân đối giữa mức đóng và mức hưởng ảnh hưởng đến khả năng cân đối của Quỹ BHXH trong dài hạn nếu không kịp thời điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

Tăng tuổi thọ phải tăng tuổi nghỉ hưu?

Theo ĐBQH Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) thì tinh giản biên chế là công cuộc cực kỳ khó khăn của bất kỳ quốc gia nào. Hiện tiền lương trả theo vị trí việc làm, nhưng thực tế vẫn xảy ra trường hợp người làm ít mà vẫn được hưởng lương cao do thâm niên công tác chứ không phải do hiệu quả công việc hay năng suất lao động quyết định. Đây quả là bài toán khó đặt ra công công tác tinh giản biên chế. Trong khi đó, việc hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi nhiều cơ quan Nhà nước phải tuyển thêm cán bộ, nhân viên (những người có khả năng ngoại ngữ, tin học) vào làm việc khiến biên chế lại tăng thêm.

“Đến lúc nào đó cảm thấy là anh không làm được việc, anh phải rời khỏi cái ghế là cả một vấn đề không đơn giản. Bởi hiện tại họ có vị trí rồi, đưa ra rất khó. Mặc dù, các đơn vị đoàn thể tiến hành vận động, song xét cho cùng đó là miếng cơm manh áo của người ta mà phải rời khỏi vị trí đó thì người ta không kiếm được việc gì làm cả, còn người có năng lực họ sẵn sàng về hưu ngay kể cả ở vị trí lãnh đạo”- ông Lợi nhấn mạnh. Do đó, vấn đề đặt ra cần giải bài toán, người không có năng lực, hoặc không đáp ứng yêu cầu so với môi trường làm việc mới nhưng lại không thể xét trong nhóm tinh giản biên chế, với việc xét tiếp các đối tượng mới vào làm việc để đáp ứng nhu cầu hội nhập thì mới tính tiếp bài toán tăng tuổi nghỉ hưu.

Đồng thời với quy định tăng tuổi nghỉ hưu cần bổ sung quy định, khi đã đủ tuổi nghỉ hưu mà người lao động tiếp tục làm việc thì tiếp tục được đóng BHXH. Nếu người lao động dừng làm việc tại bất kỳ thời điểm nào thì đều được hưởng lương hưu mà không bị ràng buộc bởi điều kiện nào. BHXH Việt Nam cũng cho biết, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là vấn đề hết sức nhạy cảm và tác động sâu rộng tới tất cả các mặt của đời sống xã hội, do vậy để tạo sự đồng thuận cao, cơ quan chủ trì phải tính toán hết sức khoa học và chặt chẽ, trong quá trình triển khai cần có sự chuẩn bị về tâm lý cho người lao động, người sử dụng lao động và cần có lộ trình phù hợp. Bên cạnh đó, phải lường trước những tác động của chính sách, để khi chính sách ban hành phải mang lại những điều tốt hơn cho người lao động, cho người dân, đồng thời phải bảo đảm lợi ích kinh tế và tài chính lâu dài cho đất nước.

Đ.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thành lập mới nhiều Công đoàn cơ sở để chăm lo tốt hơn cho người lao động

Thành lập mới nhiều Công đoàn cơ sở để chăm lo tốt hơn cho người lao động

(LĐTĐ) Với phương châm “Ở đâu có người lao động, ở đó có tổ chức Công đoàn”, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Chính vì vậy, số lượng đoàn viên được kết nạp và số công đoàn được thành lập mới đã tăng đáng kể, quyền lợi của người lao động ngày càng được đảm bảo.
Đa dạng hóa tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động

Đa dạng hóa tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đang được các cấp Công đoàn Thủ đô tuyên truyền tới đoàn viên, người lao động bằng nhiều hình thức, nhằm giúp đoàn viên, người lao động nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.
Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa năm 2024, những ngày vừa qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa phối hợp với Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao quận tổ chức các giải: Bơi, Bóng bàn, Bóng đá, Kéo co và Cầu lông. Các Giải thi đấu đã và đang diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, thực sự là sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động.
Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/5, tại Khách sạn Sài Gòn – Kim Liên, Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thi Tiếng hát Karaoke công nhân, viên chức, lao động ngành Công Thương năm 2024.
Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Gần đây, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm trang bị thêm kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho đoàn viên, người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp. Qua đó, nhằm giúp đoàn viên, người lao động nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.
Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-60mm.
Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Dự lễ khởi công mở rộng Nhà ga hành khách T2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quy hoạch phát triển Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phát triển theo hướng xanh, thông minh, hiện đại...

Tin khác

Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Dự lễ khởi công mở rộng Nhà ga hành khách T2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quy hoạch phát triển Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phát triển theo hướng xanh, thông minh, hiện đại...
Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Trần Thị Diệu Thúy được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cải cách tiền lương từ 1/7: Mức tham chiếu sẽ không thấp hơn mức lương cơ sở

Cải cách tiền lương từ 1/7: Mức tham chiếu sẽ không thấp hơn mức lương cơ sở

(LĐTĐ) Đến ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở sẽ được bãi bỏ, thay bằng mức điều chỉnh mới là mức tham chiếu. Mức tham chiếu này, hiện các cơ quan Chính phủ đang tính toán phương án phù hợp, làm sao để không thấp hơn khi đang áp dụng mức lương cơ sở.
Từ ngày 20-22/5: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Từ ngày 20-22/5: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến cuối giờ sáng ngày mai (20/5), Quốc hội bắt đầu công tác nhân sự và dự kiến hoàn thành vào sáng ngày 22/5. Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó bầu Chủ tịch nước.
Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

(LĐTĐ) Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.
Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Bế mạc Hội nghị lần thứ Chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ Chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII

Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.
Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Dưới đây là toàn văn Quy định quan trọng này.
Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, xã hội, ngân hàng thương mại và phải có ưu tiên khi kêu gọi nguồn vốn thực hiện nhà ở xã hội.
Đổi mới hoạt động giám định tư pháp để đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm

Đổi mới hoạt động giám định tư pháp để đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm

(LĐTĐ) Ngày 17/5, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả giám định tư pháp.
Xem thêm
Phiên bản di động