Nhiều ý kiến trái chiều về tăng tuổi hưu
Với lý do chênh lệch quá lớn giữa nguồn thu và chi dẫn tới nguy cơ vỡ quỹ BHXH, dự thảo Luật BHXH sửa đổi đề xuất hai phương án. Thứ nhất, từ năm 2016 trở đi, tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức, cứ 3 năm tăng lên 1 tuổi cho đến khi đủ 62 tuổi đối với cả nam và nữ; hoặc đủ 62 tuổi với nam và 60 tuổi với nữ. Thứ hai, từ năm 2020 trở đi, sẽ thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu đối với các nhóm đối tượng còn lại với lộ trình như trên. Như vậy, nam giới sẽ phải làm việc thêm 2 năm và nữ sẽ phải làm thêm 5-7 năm so với quy định hiện hành.
Theo bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam, đến năm 2024, quỹ BHXH có nguy cơ mất cân đối, do quá chênh lệch giữa chi và thu và đến năm 2037, nếu không có biện pháp cân đối, quỹ sẽ cạn kiệt, mất khả năng chi trả. Nguy cơ mất cân đối thu chi và vỡ quỹ thậm chí còn sớm hơn, dự kiến rơi vào năm 2022 và 2034 theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam. Bà Phương cho biết, nguyên nhân là do hiện chỉ có 20% lực lượng lao động tham gia BHXH, trong khi số thuộc diện bắt buộc phải lên tới 78%. Bên cạnh đó, mức đóng và thời gian đóng ngắn, trong khi mức hưởng lại cao, thời gian hưởng dài do tuổi thọ người hưởng lương hưu ngày càng cao. Cụ thể, tuổi nghỉ hưu bình quân năm 2012 là 54,2 tuổi, trong đó có tới 52,3% nghỉ hưu trước tuổi.
Còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc tăng tuổi hưu. Ảnh minh họa
Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ông Phạm Gia Túc cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu để cân đối quỹ BHXH là phù hợp với tuổi thọ trung bình tăng lên của người Việt Nam, phù hợp với xu thế của thế giới. “Tuy nhiên, lộ trình này cần phải tính toán kỹ cho phù hợp với từng đối tượng tùy vào điều kiện, môi trường làm việc. Vì không phải ngành nghề nào cũng có thể kéo dài thời gian lao động, nhất là với những lao động nữ trực tiếp sản xuất, khó có thể làm việc đến 60 tuổi hoặc cao hơn”, ông Túc lưu ý. Đồng quan điểm, Phó trưởng phòng Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐ Việt Nam), ông Nguyễn Duy Vy cho rằng, phải quan tâm tới hai yếu tố quan trọng là tình hình sức khỏe, điều kiện môi trường làm việc của người lao động, nhất là lao động nữ trực tiếp sản xuất khó có điều kiện làm việc ở tuổi cao. Theo nghiên cứu của công đoàn Việt Nam năm 2011, hầu hết lao động nữ của Việt Nam đều cho rằng, tuổi nghỉ hưu khoảng 50 - 55 là vừa.
Là người trực tiếp tiến hành điều tra về các chính sách BHXH của Việt Nam, phân tích từ các số liệu điều tra năm 2012, PGS-TS. Giang Thanh Long (Đại học Kinh tế quốc dân) lại đưa ra một cách nhìn khác. Theo ông Long, tăng tuổi nghỉ hưu cũng chỉ kéo dài được khả năng tồn tại của quỹ BHXH thêm một thời gian, chứ không giải quyết được cái gốc của vấn đề. Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 53% số người nghỉ hưu từ 60 tuổi trở lên không muốn tiếp tục làm việc sau 60 tuổi vì vấn đề sức khỏe; 24,1% không muốn làm, vì cho rằng, đã có lương hưu. Điều đó cho thấy, tăng tuổi nghỉ hưu không phải giải pháp tốt khi năng suất, chất lượng lao động thấp. Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Đặng Như Lợi cho rằng, phải tăng được đối tượng đóng BHXH bắt buộc đang ở mức quá thấp hiện nay (20%), trong khi các đối tượng thuộc diện này phải chiếm tới 78% lực lượng lao động. Ngoài ra, cần phải tăng mức xử phạt các doanh nghiệp trốn đóng, chiếm dụng tiền BHXH của người lao động đang ngày càng tràn lan, với số nợ đọng năm 2013 lên tới gần 8.000 tỷ đồng. “Nếu thu đủ được số nợ này, kết dư quỹ BHXH sẽ tăng lên đáng kể, tạo thêm nhiều nguồn thu thông qua các khoản đầu tư, cho vay sinh lời, thay vì tăng tuổi nghỉ hưu”, ông Lợi nói.
Hải Phan
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Vì lợi ích đoàn viên 02/11/2024 18:31
Thêm 100 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội được khám sức khoẻ miễn phí
Vì lợi ích đoàn viên 02/11/2024 06:28
Thêm thỏa thuận hợp tác nhằm chăm lo tốt hơn cho đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 01/11/2024 17:58
Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn
Hoạt động 01/11/2024 15:03
Sôi nổi Chung khảo hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024
Hoạt động 01/11/2024 14:06
Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 22:27
Tầm soát ung thư cho 400 nữ Công đoàn viên ngành Giao thông vận tải Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 31/10/2024 22:21
Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động
Hoạt động 31/10/2024 19:17
LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 17:17
Thành lập Nghiệp đoàn khối lớp mầm non ngoài công lập, đảm bảo lợi ích tối đa cho giáo viên
Hoạt động 31/10/2024 10:20