Tăng phụ cấp lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn: Niềm vui có bền?

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 14/2015/QĐ-TTg “Về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn”. Đây là một quyết định được các nghệ sĩ rất đỗi mong chờ. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui vẫn còn không ít nỗi niềm.
Giải thưởng nghệ thuật và chuyện trao, nhận
Phụ cấp đặc thù cho nhà giáo
Tín hiệu vui cho nghệ thuật truyền thống?

Niềm vui

Sau hàng chục năm “bắc thang kêu cứu”, cuối cùng thì quyết định tăng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đã được Chính phủ ký và ban hành vào ngày 20/5/2015.

Đối tượng hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp gồm: Người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao hưởng; diễn viên tuồng, chèo, cải lương, xiếc, múa rối nước, nhạc kịch (opera), vũ kịch (ballet), kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể; người biểu diễn nhạc cụ hơi; người chỉ huy dàn hợp xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống; diễn viên kịch câm, hát dân ca, hát mới, múa rối cạn, múa đương đại, múa dân gian dân tộc, múa hát cung đình, múa tạp kỹ; người biểu diễn nhạc cụ dây, nhạc cụ gõ, nhạc cụ bàn phím; kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng.

Theo đó, chế độ bồi dưỡng luyện tập tính theo số buổi thực tế, gồm 4 mức: 35.000 đồng/buổi tập; 50.000 đồng/buổi tập; 60.000 đồng/buổi tập; 80.000 đồng/buổi tập. Chế độ bồi dưỡng biểu diễn tính theo số buổi biểu diễn và phục vụ biểu diễn thực tế, gồm 4 mức: 80.000 đồng/buổi diễn; 120.000 đồng/buổi diễn; 160.000 đồng/buổi diễn; 200.000 đồng/buổi diễn.

Tăng phụ cấp lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn: Niềm vui có bền?
Diễn viên xiếc luôn phải đối mặt với nguy hiểm

Chia sẻ về quyết định này, ông Phạm Ngọc Tuấn – Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam cho biết, Quyết định số 14 mới ban hành là một sự kiện đáng mừng cho các nghệ sĩ. Từ mức phụ cấp 20 nghìn/buổi giờ tăng lên 80 nghìn cho diễn viên chính, 60 nghìn cho diễn viên thứ, 50 nghìn cho vai phụ. Mức bồi dưỡng cho mỗi buổi diễn từ 50 nghìn tăng gấp 4 lần là 200 nghìn đối với vai chính. Điều này thúc đẩy lòng yêu nghề của các nghệ sĩ, đặc biệt là các nghệ sĩ hoạt động ở mảng nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương… bởi họ vốn chịu rất nhiều thiệt thòi, đời sống chỉ trông chờ vào phụ cấp, bồi dưỡng luyện tập.

“Không biết Chính phủ ban hành quyết định mới thì ngân sách cho các nhà hát có tăng lên hay không? Nếu như không được tăng lên thì đúng là rất khó khăn bởi nhà hát phải từng bước xây dựng lại quy chế chi tiêu nội bộ. Tôi mong, ngoài việc nâng cao đời sống cho diễn viên thông qua quyết định 14, Nhà nước cũng cần có chính sách điều chỉnh việc cấp ngân sách tới các đơn vị hoạt động nghệ thuật biểu diễn như Nhà hát Tuồng Việt Nam”, ông Tuấn bày tỏ.

Có tày gang?

Thực tế cho thấy, nếu chỉ trông chờ vào mức thu nhập của nghề diễn thì các nghệ sĩ không thể sống nổi chứ chưa bàn tới chuyện làm giàu. Một nghệ sĩ gắn bó với nghệ thuật tuồng suốt 38 năm như Hán Văn Tình từng than thở rằng, thứ ông giàu nhất là tinh thần, còn vật chất thì nghèo lắm. Chả vậy mà, thời gian qua khi hay tin ông mắc bạo bệnh, cả gia đình phải đắn đo, cân nhắc các phương pháp điều trị cũng bởi không có tiền tích góp. Theo NSƯT Hán Văn Tình, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với diễn viên nghệ thuật truyền thống còn chưa tương xứng với tài năng và công sức của họ.

Khi chưa có quyết định 14, ngoài mức lương cơ bản tính theo hệ trung cấp, diễn viên của Nhà hát Tuồng Việt Nam chỉ được bồi dưỡng từ 10.000 – 15.000 đồng/buổi tập còn diễn viên chính là 20.000 đồng. Nhiều diễn viên trong nhà hát phải làm thêm nghề tay trái mới có được đồng ra đồng vào, chi trả cho mọi sinh hoạt trong cuộc sống, khi mà giá cả các mặt hàng đang leo thang chóng mặt như hiện nay.

Tương tự, các nghệ sĩ xiếc cũng vất vả không kém, trong khi tai nạn nghề nghiệp có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mỗi buổi tập, buổi diễn không ít diễn viên xiếc bị chấn thương, bầm dập chân tay, thậm chí có nhiều diễn viên phải bỏ nghề vì tai nạn ngoài ý muốn. Thế nhưng, trước đây cũng chỉ được trả từ 10 – 15.000 đồng phụ cấp.

Dù yêu nghề nhưng không ít nghệ sĩ đã phải ngậm ngùi rời xa ánh đèn sân khấu. NSƯT Văn Thành – cựu diễn viên Nhà hát Tuổi Trẻ, hơn 20 năm gắn bó với nghiệp diễn cũng phải chấp nhận thực tế hiện tại với công việc kinh doanh quán cà phê trên phố Hàn Thuyên. Hay như nghệ sĩ cải lương Hoa Mỹ Hạnh, ở tuổi xế chiều nhưng vẫn phải mưu sinh bằng nghề sơn móng tay dạo;… Gánh nặng “cơm, áo, gạo, tiền” khiến họ buộc phải xa rời nghiệp diễn. Có không ít diễn viên trẻ đã lần lượt bỏ nghề khi tài năng đang độ chín vì không sống được bằng nghề.

Nghệ sĩ Hương Tươi, một diễn viên được nhiều khán giả yêu mến, dù giỏi nghề nhưng cũng phải tìm kiếm làm thêm nhiều việc khác với mong muốn có thể trụ lại với nghề. Chị tâm sự: “Quyết định 14 là niềm vui lớn với các nghệ sĩ. Tuy nhiên mức phụ cấp ở quy định mới vẫn chưa thực sự thấm vào đâu so với sức lao động mà các nghề sĩ bỏ ra. Nếu như phụ cấp được tăng thêm chút nữa thì anh chị em nghệ sĩ sẽ có thêm động lực, để yên tâm sáng tạo nghệ thuật. Nếu không thì lại rơi vào tình cảnh niềm vui lớn nhưng chẳng tày gang”.

Bên cạnh tâm tư của các nghệ sĩ, lãnh đạo của các đơn vị nghệ thuật cũng băn khoăn. Với vai trò là người quản lý, ông Phạm Ngọc Tuấn không giấu nổi lo lắng vì nhà hát Tuồng VN là đơn vị lấy thu bù chi. Trong khi nguồn thu từ các hoạt động biểu diễn rất thấp thì việc tăng phụ cấp cho nghệ sĩ, nhà hát không biết lấy nguồn tài chính đâu để chi. “Không biết Chính phủ ban hành quyết định mới thì ngân sách cho các nhà hát có tăng lên hay không? Nếu như không được tăng lên thì đúng là rất khó khăn bởi nhà hát phải từng bước xây dựng lại quy chế chi tiêu nội bộ. Tôi mong, ngoài việc nâng cao đời sống cho diễn viên thông qua quyết định 14, Nhà nước cũng cần có chính sách điều chỉnh việc cấp ngân sách tới các đơn vị hoạt động nghệ thuật biểu diễn như Nhà hát Tuồng Việt Nam.” – ông Tuấn bày tỏ.

Lưu Nhi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam tổ chức giải golf chào mừng ngày thành lập

Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam tổ chức giải golf chào mừng ngày thành lập

(LĐTĐ) Giải đấu hứa hẹn đầy hấp dẫn và thách thức, với các giải thưởng lớn như: Hole In One là 2 chiếc xe Mecerdes, các giải thưởng tiền mặt, quà tặng lên đến 10 tỷ đồng.
Quận Tây Hồ: Giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Pháp

Quận Tây Hồ: Giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Pháp

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Pháp.
Đồng Nai: Công an vào cuộc điều tra vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì

Đồng Nai: Công an vào cuộc điều tra vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì ở tiệm bánh mì Băng tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, thành phố (TP) Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, ngày 3/5, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai đã có văn bản yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh này phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra vụ việc.
Thành phố Hồ Chí Minh: Một số nơi đã có mưa, đề phòng dông lốc

Thành phố Hồ Chí Minh: Một số nơi đã có mưa, đề phòng dông lốc

(LĐTĐ) Sau nhiều ngày nắng nóng gay gắt kéo dài, chiều 3/5 tại khu vực phía Tây Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xuất hiện mưa to kéo dài từ 15 – 20 phút.
Đồng chí Hoàng Đình Giong: Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

Đồng chí Hoàng Đình Giong: Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

(LĐTĐ) Cuộc đời cách mạng của đồng chí Hoàng Đình Giong là một trang sử vẻ vang, tấm gương của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tư chất cao đẹp của người chiến sỹ cộng sản yêu nước. Với tinh thần tự học, tự rèn luyện, bằng nhiệt huyết xông pha trong thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú, đồng chí là nhà hoạt động cách mạng chân chính, cán bộ lãnh đạo tài năng của Đảng ta, quân đội ta.
Từ ngày 1/7, chỉ sử dụng tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ ngày 1/7, chỉ sử dụng tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra thị trường vàng

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.

Tin khác

Sôi nổi Hội diễn văn nghệ công nhân lao động Tổng công ty Vận tải Hà Nội

Sôi nổi Hội diễn văn nghệ công nhân lao động Tổng công ty Vận tải Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 3/5, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Đống Đa, Công đoàn Tổng công ty Vận tải Hà Nội tổ chức Hội diễn văn nghệ công nhân lao động Tổng công ty Vận tải Hà Nội năm 2024.
Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong CNVCLĐ ngành Xây dựng Hà Nội

Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong CNVCLĐ ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Những năm qua, phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã và đang được chú trọng trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành Xây dựng Hà Nội; nhằm mục tiêu khỏe, để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, khỏe để xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Sôi nổi hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện Mỹ Đức

Sôi nổi hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Huyện Mỹ Đức vừa tổ chức Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện năm 2024. Với sự tham gia của 1.125 vận động viên đến từ 164 Công đoàn cơ sở, Hội khỏe đã thành công tốt đẹp, để lại ấn tượng trong công nhân, viên chức, lao động.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi GLTT chuyên đề 5: “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn VSLĐ- Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa"

Mời bạn đọc đặt câu hỏi GLTT chuyên đề 5: “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn VSLĐ- Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa"

(LĐTĐ) Sáng ngày 4/5/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn vệ sinh lao động - Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trên cả nước cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập. Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc"

(LĐTĐ) Sáng nay (3/5), tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc

(LĐTĐ) Sáng nay (3/5), tại Hội trường UBND huyện Thanh Oai, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”.
Đồng hành, chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Đồng hành, chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Xác định người lao động là tài sản vô giá của doanh nghiệp, trong những năm qua, công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động luôn được Ban lãnh đạo và Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH PHD (thuộc LĐLĐ quận Tây Hồ) chú trọng quan tâm.
Người công nhân dược luôn đam mê với nghề

Người công nhân dược luôn đam mê với nghề

(LĐTĐ) Với vai trò là Tổ trưởng Tổ pha chế, phân xưởng thuốc viên, Công ty Cổ phần dược phẩm Hà Tây, anh Nguyễn Hoàng Long luôn dành trọn tình yêu với nghề và dày công nghiên cứu để pha chế ra những sản phẩm tốt nhất.
Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chào mừng Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo, đảm bảo quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho lao động nữ, giúp họ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động