Tín hiệu vui cho nghệ thuật truyền thống?
Tìm về với nguồn cội
Cơn bão truyền hình thực tế đang góp phần đánh thức cảm xúc người nghe về nghệ thuật truyền thống. Và rõ ràng rằng âm nhạc dân tộc – tưởng chừng như đang bị lãng quên nhưng lại có một chỗ đứng trong tim người dân Việt. Điều này là đúng khi mà các thí sinh giành ngôi vị quán quân trong các cuộc thi ca nhạc hiện nay đều lựa chọn cho mình dòng nhạc dân tộc dự thi. Họ lấy được lòng khán giả và được tôn vinh bởi một lẽ, dòng nhạc họ theo đuổi là hồn của dân tộc.
Cũng như Phương Mỹ Chi hay Hoài Lâm, cô bé Thiện Nhân đã lên ngôi Giọng hát Việt nhí mùa thứ hai cũng chinh phục khán giả bằng con đường âm nhạc truyền thống. Trong đêm chung kết, ca khúc Cô đôi thượng ngàn – thể loại hát văn (chầu văn) do Thiện Nhân thể hiện đã khiến khán giả cả nước lặng người, “nổi da gà”. Hát chầu văn rất khó, đòi hỏi người thể hiện phải khéo léo trong cách hát và xử lý kỹ thuật nhiều, vậy mà một cô bé còn ít tuổi như Thiện Nhân lại có thể hát tròn vành rõ chữ, đầy nội lực như vậy. Thiện Nhân đã khẳng định tài năng đích thực của mình và buộc khán giả phải nhấc điện thoại lên nhăn tin bình chọn cho em. Ngôi vị quán quân dành cho Thiện Nhân là hoàn toàn xứng đáng.
Trong một đêm thi Vietnam’s Got talent, khán giả và ban giám khảo nhảy lên sung sướng khi thấy một cậu bé 8 tuổi đến từ Bắc Ninh hát chèo. Đức Vĩnh với tài “bắt chước” làm khán giả cứ ngỡ trước mắt mình là một cô Thị Mầu lẳng lơ chứ không phải là một cậu bé 8 tuổi. Tuy giọng hát còn non nhưng chính cái ngộ nghĩnh, tình yêu với bộ môn nghệ thuật truyền thống của Đức Vĩnh đã làm cho người lớn giật mình. Hay như, gần đây trong The X – Factor, những bài nhạc vàng, nhạc xưa luôn nhận được sự đồng tình của khán giả.
NSƯT Thanh Ngoan – Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam cho rằng: “Đây là một tín hiệu vui cho nghệ thuật truyền thống. Sau bao nhiêu sự giao thoa, lai căng văn hóa, người dân Việt ngày nay đang trên con đường tìm về với nguồn cuội, trở về với giá trị đích thực của truyền thống. Đấy là sự tuyên ngôn với giới trẻ và tất cả mọi ngưởi hiểu rằng nghệ thuật truyền thống có sức sống thực sự và khi đứng ngang hàng với những loại hình nghệ thuật khác nó vẫn chiến thắng.”
Liệu có lâu dài?
Khi mà khán giả đã quá nhạt nhòa với sự ồn ào, pha tạp của dòng nhạc thị trường thì âm nhạc dân tộc bỗng trở thành một món ăn mới đổi khẩu vị cho người xem truyền hình. Tuy nhiên, nghệ thuật truyền thống không phải là cái lạ, nay mới có mà nó vốn dĩ luôn tồn tại và được gìn giữ từ rất lâu. Chỉ có điều đáng nói rằng, từ trước tới nay chưa có một sân chơi lớn nào tin tưởng âm nhạc truyền thống. Các mạnh thường quân chỉ quan tâm đến các ngôi sao thị trường, mang tính chất hiện đại mà hiếm có sự đầu tư cho nghệ sĩ truyền thống.
Không phải khi Hoài Lâm đưa hát xẩm lên sân khấu Gương mặt thân quen, khán giả mới biết hát xẩm là gì, nghệ nhân Hà Thị Cầu là ai, mà từ trước đến nay bao nhiêu nghệ nhân, bao nhiêu con người vẫn vun đắp, vẫn đang ngày đêm gìn giữ cái hồn của dân tộc. So với các cuộc thi hát chuyên nghiệp của người làm truyền thống thì những thí sinh kia không thể đủ tầm. Nhưng họ vẫn được tôn vinh, vẫn được đẩy lên một đỉnh cao vì họ có công góp phần đánh thức khán giả trở về với nguồn cuội. Ngẫm nghĩ hơn thì như vậy có là bất công đối với những nghệ nhân – những người đang lao tâm khổ tứ, sống chết để gìn giữ và thổi lửa cho nghệ thuật truyền thống. Họ không được công chúng tôn vinh như một ngôi sao.
NSƯT Thanh Ngoan trăn trở: “Việc tôn vinh truyền thống là điều khuyến khính nhưng để duy trì được mới là cái khó. Liệu sau này những người chiến thắng kia có tiếp tục truyền lửa cho âm nhạc dân tộc hay họ chỉ lợi dụng nó làm bệ phóng cho sự nghiệp sau này. Tất cả những hiện tượng kia chỉ là bề nổi, mang tính chất nghiệp dư nhưng có khi họ làm đĩa, tổ chức show không cần biết hay hay dở sẽ vẫn được khán giả ủng hộ. Và cái lợi về kinh tế là vô cùng lớn. Còn ngược lại với những người đang cặm cụi, đì đẹt mang nghiệp trên vai với thù lao một đêm diễn chỉ 100 ngàn đồng, còm cõi không đủ sống nhưng họ vẫn đau đáu với nghề để duy trì nghệ thuật truyền thống. Liệu đó có công bằng?”
NSƯT Thanh Ngoan cũng bày tỏ, âm nhạc truyền thống đang bị lai căng, không nguyên bản, không cẩn thận mọi người sẽ hiểu sai về nghệ thuật truyền thống. Vì vậy nên có một sân chơi chuyên nghiệp để tôn vinh những nghệ nhân, để người ta hiểu rõ thế nào là một câu hát chèo hay, một câu hát xẩm hay để có một thang điểm đánh giá đúng chất cho nghệ thuật truyền thống.
Gìn giữ và bảo tồn nghệ thuật truyền thống phải dài hơi và mang tính truyền thống. Bên cạnh đó phải đi đôi đầu tư con người, để họ có thế toàn tâm, toàn ý thổi tiếp đam mê với nghệ thuật truyền thống.
Nguyễn Hoài
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Thể thao 23/12/2024 08:15
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Thể thao 23/12/2024 06:13
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Thể thao 22/12/2024 16:19
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Âm nhạc 22/12/2024 10:15
Nguyễn Xuân Son lập cú đúp, đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5 sao
Thể thao 21/12/2024 22:32
Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết
Thể thao 21/12/2024 11:46
Aston Villa vs Man City: Chủ nhà khó kiếm 3 điểm
Thể thao 21/12/2024 08:43
Tottenham vs Liverpool: Chiến thắng không hề dễ dàng
Thể thao 21/12/2024 08:42
NSND Trần Hiếu xúc động nhận Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp biểu diễn âm nhạc Việt Nam"
Âm nhạc 20/12/2024 16:55
Á quân Giọng hát hay Hà Nội Đinh Xuân Đạt ra mắt MV đầu tay "Hoàn Kiếm"
Âm nhạc 19/12/2024 17:50