Lương giáo viên lâu năm sẽ không bị ảnh hưởng khi bỏ phụ cấp thâm niên
Tại Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Quốc hội đã thông qua chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024.
Căn cứ Nghị quyết 27- NQ/TW về cải cách tiền lương, giáo viên sẽ không còn khoản phụ cấp thâm niên nghề nữa.
Với nhiều giáo viên, phụ cấp thâm niên là một sự động viên, khích lệ và ghi nhận thời gian cống hiến của giáo viên. Việc cắt bỏ khoản này khi cải cách tiền lương khiến thầy cô vô cùng nuối tiếc, đồng thời băn khoăn rằng lương giáo viên lâu năm có bị giảm đi hay không.
Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức từ 1/7/2024 sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp). Từ năm 2025, bảng lương sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm.
Ảnh minh họa |
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, lương viên chức giáo dục sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác. Khi cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và đào tạo đảm bảo tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) của giáo viên tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc làm của họ, vừa bảo đảm mức tăng theo mặt bằng tiền lương chung của cán bộ, công chức, viên chức, vừa thể hiện ưu đãi đối với ngành giáo dục.
Ngoài bỏ phụ cấp thâm niên nghề, Nghị quyết 27 cũng sẽ bãi bỏ phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, phụ cấp công vụ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm để đưa vào trong mức lương cơ bản đồng thời, tiếp tục áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thâm niên vượt khung cho giáo viên lâu năm, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động.
Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm; gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
Đặc biệt, Nghị quyết 27 cũng nêu rõ quan điểm chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
So sánh về mức lương giữa giáo viên lâu năm và giáo viên mới ra trường, chắc chắn sẽ có sự khác biệt về bậc lương, mức độ công việc phức tạp cũng như thứ bậc chức vụ lãnh đạo (nếu có). Sau khi cải cách tiền lương, do mức lương mới không được thấp hơn lương hiện hưởng nên mức lương của giáo viên mới tuyển dụng sẽ không thể bằng lương của giáo viên lâu năm.
Tóm lại, khi bỏ phụ cấp thâm niên theo chính sách cải cách tiền lương, lương giáo viên nói chung đảm bảo sẽ tăng nhiều hơn các ngành khác, đồng thời lương giáo viên lâu năm vẫn sẽ cao hơn giáo viên mới tuyển dụng.
Cách tính lương giáo viên 2024 trước, sau cải cách tiền lương 2024 *Cách tính lương giáo viên trước khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024: Lương của giáo viên các cấp trước khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 được tính theo công thức: Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Các loại phụ cấp được hưởng - Mức đóng các loại bảo hiểm Trong đó, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP. Hệ số lương của giáo viên được quy định cụ thể tại 04 Thông tư của Bộ GD&ĐT 01, 02, 03, 04 năm 2021 và được sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT. *Cách tính lương giáo viên từ 1/7/2024 sau khi cải cách tiền lương: Mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó có nội dung liên quan đến cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 từ ngày 1/7/2024. Khi thực hiện cải cách tiền lương đối với giáo viên từ 1/7/2024, sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới. Do đó, giáo viên sẽ được thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản và các khoản phụ cấp. Trong đó, lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương); các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Nghĩa là lương giáo viên = Lương cơ bản (70%) + Phụ cấp (30%) (nếu có) Đồng thời theo Nghị quyết 27 thì bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp) (nếu có) |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37