Tách vụ án hình sự đối với bị can là người chưa thành niên
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên Thực thi hiệu quả chính sách nhân văn về hình phạt với người chưa thành niên phạm tội |
Điều hành Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, Luật thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Việc Quốc hội xem xét, thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên tại Kỳ họp này là một dấu ấn thể hiện sự đóng góp quan trọng của Quốc hội khóa XV về công tác cải cách tư pháp.
Trước đó, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.
Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định về xử lý chuyển hướng, hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng; thi hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên.
Việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, giải quyết vụ án hình sự, xử lý chuyển hướng, thi hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên được áp dụng theo quy định của Luật này và theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự, luật khác không trái với quy định của Luật này.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phải bảo đảm đơn giản, thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành và khả năng nhận thức của người chưa thành niên. Đồng thời bảo đảm công bằng, không kỳ thị, không phân biệt đối xử đối với người chưa thành niên. Quan tâm đến nhu cầu chính đáng của người chưa thành niên về giới tính, của người chưa thành niên là người dân tộc thiểu số, đối tượng dễ bị tổn thương.
Đáng chú ý, Luật quy định 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội như: Khiển trách; Xin lỗi bị hại; Bồi thường thiệt hại; Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Quản thúc tại gia đình; Hạn chế khung giờ đi lại; Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới; Cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới, Tham gia chương trình học tập, dạy nghề; Tham gia điều trị hoặc tư vấn tâm lý; Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng; Giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Mục đích xử lý chuyển hướng nhằm xử lý kịp thời và hiệu quả đối với người chưa thành niên; giúp người chưa thành niên thay đổi nhận thức, nhận biết, sửa chữa sai lầm đã gây ra, tự rèn luyện khắc phục, ngăn ngừa nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội và giáo dục họ trở thành công dân có ích cho xã hội.
Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. Ảnh: Quốc hội |
Đồng thời, đẩy mạnh việc hòa giải giữa người chưa thành niên và bị hại bị ảnh hưởng bởi hành vi phạm tội của người chưa thành niên; nâng cao trách nhiệm của gia đình và cộng đồng tham gia trực tiếp vào hoạt động xử lý chuyển hướng. Luật cũng quy định về trường hợp áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, trường hợp không được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng.
Biện pháp xử lý chuyển hướng được ưu tiên áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong tất cả các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng phải phù hợp với lợi ích của người chưa thành niên phạm tội và cộng đồng.
Về thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, Luật quy định Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng, trừ trường hợp vụ án có yêu cầu giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc phải giải quyết vấn đề tịch thu tài sản. Thẩm phán, Hội đồng xét xử có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng quy định tại Điều 36 của Luật này.
Điểm mới quan trọng khác là Luật quy định trong vụ án hình sự có bị can là người chưa thành niên và người thành niên thì Cơ quan điều tra tách vụ án hình sự để giải quyết vụ án độc lập đối với bị can là người chưa thành niên.
Đồng thời, Luật quy định phiên tòa phải được tổ chức xét xử thân thiện, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên. Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa mặc trang phục hành chính của Tòa án; Kiểm sát viên mặc trang phục phù hợp, không mặc trang phục Kiểm sát nhân dân.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026; quy định tại Điều 139, khoản 1 và khoản 2 Điều 162 của Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2028.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
"Gia tài cho con" - Bộ sách về trí tuệ cảm xúc đoạt Giải thưởng Sách Quốc gia 2024
Gia Lâm thực hiện sắp xếp 10 đơn vị hành chính trước ngày 1/1/2025
Người phụ nữ nguy kịch vì bị sốt mò
Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Tách vụ án hình sự đối với bị can là người chưa thành niên
“Đi từng ngõ, gõ từng nhà” hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng iHanoi
Siết xét tuyển sớm để đảm bảo công bằng cho thí sinh
Tin khác
Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Sự kiện 30/11/2024 10:54
Sửa luật để đảm bảo tiền Nhà nước đầu tư đến đâu thì phải quản lý đến đó
Sự kiện 30/11/2024 07:48
Nâng hạn mức chỉ định thầu từ 100 triệu lên 300 triệu đồng với gói thầu mua sắm
Sự kiện 29/11/2024 20:32
Quy định rõ ràng hơn trách nhiệm thực hiện kết luận giám sát
Sự kiện 29/11/2024 18:50
Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)
Sự kiện 29/11/2024 18:49
Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản
Sự kiện 29/11/2024 15:15
Nghiêm cấm chuyển đổi, bổ sung công năng sử dụng công trình không bảo đảm PCCC
Sự kiện 29/11/2024 11:30
Đại biểu đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%
Sự kiện 27/11/2024 18:33
Hà Nội quyết tâm tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp
Sự kiện 27/11/2024 16:34
Sớm tháo gỡ mọi vướng mắc cho Hà Nội phát triển xứng tầm
Sự kiện 27/11/2024 16:30