Xử lý chuyển hướng, nhân văn với người chưa thành niên phạm tội
Quốc hội xem xét phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ, 2 Bộ trưởng Ưu tiên cao nhất cho chất lượng dự án luật, không chạy theo số lượng |
Tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách, các đại biểu đã cho ý kiến về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (NCTN). Theo các đại biểu, dự thảo Luật quy định việc chuyển biện pháp tư pháp giáo dục tại Trường giáo dưỡng thành biện pháp xử lý chuyển hướng là bước tiến quan trọng, thể hiện chính sách khoan hồng, tạo cơ hội cho NCTN.
Một trong những điểm mới quan trong là dự thảo Luật lần này quy định việc chuyển biện pháp tư pháp giáo dục tại Trường giáo dưỡng quy định trong Bộ luật Hình sự thành biện pháp xử lý chuyển hướng (Điều 51).
Theo dự thảo Luật, giáo dục tại trường giáo dưỡng là việc buộc NCTN phạm tội học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục trong một tổ chức có kỷ luật chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quốc hội |
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy cho hay, qua khảo sát ở 3 trường giáo dưỡng thì nhìn thấy nhiều hoàn cảnh đáng thương. Trường giáo dưỡng ở Đồng Nai có 60% cháu có hoàn cảnh là bố mẹ ly hôn, mồ côi, hay bố mẹ đang chấp hành án... Tỷ lệ này ở Đà Nẵng là 53% và thấp nhất là Ninh Bình 24%.
“Chúng tôi thấy với hoàn cảnh gia đình này của các cháu, dù là các cháu lầm lỡ ở lứa tuổi trẻ nhưng rất đáng được Nhà nước quan tâm, nhân văn, khi các cháu phạm tội cũng cần có những chính sách đặc biệt”, đại biểu nêu quan điểm.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng nhấn mạnh, Đảng luôn quan tâm tới trẻ em, đặc biệt Chỉ thị 28 của Bộ Chính trị đặt vấn đề phát triển hệ thống tư pháp thân thiện với trẻ em. Việc xây dựng dự án Luật này đang thể chế hoá quan điểm đó.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy, nếu là biện pháp tư pháp, NCTN phạm tội sẽ phải đi hết giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, tức có thể bị tạm giam cả năm mới được áp dụng đưa vào trường giáo dưỡng.
Còn với chính sách chuyển hướng của dự thảo Luật, ngay ở giai đoạn điều tra, các điều tra viên, cơ quan điều tra thấy các cháu có đủ điều kiện theo luật định, có thể là 1 tháng mà đầy đủ các chứng cứ, tài liệu, thì có thể lập hồ sơ gửi sang Tòa án đề nghị đưa các cháu vào trường giáo dưỡng.
Như vậy thay vì tạm giam 12 tháng, gián đoạn quyền học tập, học nghề của các cháu thì chuyển thành biện pháp xử lý chuyển hướng, các cháu có thể chỉ áp dụng biện pháp tạm giam đến 1 tháng, thay vì 12 tháng. Dù được áp dụng xử lý chuyển hướng ở một số tội, nhưng về mặt chế tài không thay đổi so với luật hiện hành, chỉ đảm bảo thân thiện và nhân văn hơn, cụ thể là chỉ giảm thời gian bị tạm giam.
Các đại biểu tại hội nghị. Ảnh: Quốc hội |
“Lứa tuổi 14 tuổi thực chất là các cháu đang là học sinh lớp 8 ngồi trên ghế nhà trường và chúng ta vẫn nói rằng là đối với một sản phẩm hỏng thì có thể bỏ đi, nhưng đối với một con người hỏng mà nhất là các cháu đang ở tuổi thiếu niên như thế này, học sinh lớp 8 mà chỉ xử phạt thôi thì quá dễ.
Vấn đề của Nhà nước đặt ra cũng như của Công ước quốc tế đặt ra là với những các cháu này làm sao đó để có hệ thống tư pháp thân thiện bảo vệ các cháu, chúng tôi thấy đấy mới là điều khó” Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu quan điểm.
Quy định rõ hậu quả nếu không tuân thủ
Đại biểu Ma Thị Thuý, Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang cũng cho rằng, quy định về xử lý chuyển hướng như dự thảo là thể hiện chính sách khoan hồng của pháp luật đối với NCTN.
Bởi ở độ tuổi dưới 18 tuổi thì về cả thể chất, nhận thức, kiến thức, tâm lý chưa phát triển toàn diện, luôn bị thay đổi tác động do môi trường giáo dục gia đình, những tác động ngoài xã hội, từ bạn bè rồi mạng xã hội, nên chưa nhận thức rõ về hành vi phạm tội của bản thân.
Đại biểu Ma Thị Thuý, Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Quốc hội |
“Xử lý chuyển hướng tạo cơ hội cho NCTN vi phạm pháp luật nhìn nhận lại và chịu trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm mà mình đã thực hiện, mà không để lại án tích và vì thế giúp ngăn ngừa sự miệt thị của xã hội cũng như các hậu quả bất lợi của việc bị đưa ra xử lý theo hệ thống tư pháp của hình sự”, đại biểu phân tích.
Đại biểu Ma Thị Thúy cũng cho hay, trong thực tiễn, các biện pháp này được áp dụng đối với NCTN rất ít. Theo các báo cáo từ năm 2019 đến tháng 6/2023 thì chưa có trường hợp nào được áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng, chỉ có 16 trường hợp được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Thực tế này xuất phát từ việc hoài nghi của các cơ quan tiến hành tố tụng khi áp dụng chế tài này, thấy cơ chế thi hành không hiệu quả nên thường áp dụng biện pháp cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo.
“Tôi đề nghị dự thảo Luật lần này cần quy định hậu quả pháp lý của việc không tuân thủ áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng. Các hậu quả có thể xảy ra nếu không tuân thủ, thứ nhất là bị áp dụng biện pháp thi hành án tạm thời, thứ hai là tăng thời hạn xử lý chuyển hướng và thứ ba là tiếp tục bị truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng tư pháp.
Trường hợp tuân thủ biện pháp xử lý chuyển hướng thì được xem xét giảm thời hạn xử lý chuyển hướng, cấp chứng chỉ chấp hành xong biện pháp xử lý chuyển hướng và miễn trách nhiệm hình sự; không tiếp tục bị truy tố, xét xử và theo thủ tục tố tụng tư pháp”, đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Sơn Tây: Làng nghề mộc Vạn An được công nhận Làng nghề Hà Nội
Nhân viên xe buýt Yên Viên giành giải Nhất Hội thi phục vụ giỏi, văn minh năm 2024
Thị trường lao động tiếp tục có sự khởi sắc
Phố cổ Hà Nội - Nơi văn hóa hòa mình vào cuộc sống đương đại
Chủ tịch Quốc hội: Thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau khi ban hành
Trang bị kiến thức để lựa chọn các sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc
Công an thành phố Hà Nội cảnh báo lừa đảo vay tiền online dịp cuối năm
Tin khác
Chủ tịch Quốc hội: Thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau khi ban hành
Tin mới 30/11/2024 17:10
Quốc hội nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
Tin mới 30/11/2024 16:13
Đồng chí Nguyễn Văn Phong làm Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Thành ủy Hà Nội
Tin mới 28/11/2024 21:10
Ông Trần Hồng Minh làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Tin mới 28/11/2024 18:25
Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng làm Bộ trưởng Bộ Tài chính
Tin mới 28/11/2024 18:22
Ông Lê Quang Tùng giữ chức Tổng Thư ký Quốc hội
Tin mới 28/11/2024 17:50
Chiều nay (28/11), Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm các Bộ trưởng Bộ Tài chính, Giao thông vận tải
Tin mới 28/11/2024 15:52
Nạn nhân mua bán người được hỗ trợ y tế, trợ giúp pháp lý
Tin mới 28/11/2024 15:46
Thủ tướng yêu cầu giảm lãi suất cho vay
Tin mới 28/11/2024 08:00
Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
Tin mới 27/11/2024 15:41