Thực thi hiệu quả chính sách nhân văn về hình phạt với người chưa thành niên phạm tội
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 23/10, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Theo đó, dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp này gồm 5 phần, 11 chương và 176 điều.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận. (Ảnh: QH) |
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, về Cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng quốc gia về tư pháp người chưa thành niên (Điều 28), một số ý kiến tán thành dự thảo Luật, quy định Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng quốc gia về tư pháp người chưa thành niên (NCTN). Một số ý kiến đề nghị giao Bộ Công an. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và các cơ quan hữu quan, xin phép Quốc hội giao Bộ Công an là cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng quốc gia về tư pháp NCTN.
Về biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 52), tiếp thu ý kiến của nhiều ĐBQH, đề nghị Quốc hội cho giữ quy định của dự thảo Luật về giáo dục tại Trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý chuyển hướng; đồng thời đã phối hợp rà soát kỹ lưỡng từng trường hợp được áp dụng biện pháp này để bảo đảm chặt chẽ.
Liên quan đến thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng (Điều 53), Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, trường hợp vụ án có liên quan đến bồi thường thiệt hại và các bên đồng thuận việc giải quyết bồi thường thì việc giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng như dự thảo Luật (cũng là kế thừa quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành) sẽ bảo đảm nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, giúp NCTN có đủ điều kiện luật định sẽ sớm được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng thay vì quy định Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải lập hồ sơ đề nghị Tòa án áp dụng, vừa kéo dài thời hạn, vừa phát sinh thủ tục tố tụng.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. (Ảnh: QH) |
Tòa án nhân dân tối cao đề nghị quy định theo hướng: Trường hợp vụ án phát sinh tranh chấp về bồi thường thiệt hại hoặc phát sinh vấn đề tịch thu tài sản thì giao cho Tòa án thẩm quyền quyết định cả việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng và bồi thường thiệt hại, tịch thu tài sản.
Tiếp thu ý kiến của nhiều ĐBQH về các hình phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội (Điều 111), đề nghị Quốc hội cho giữ quy định của dự thảo Luật về 4 loại hình phạt, đồng thời Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng nội dung quy định của từng loại hình phạt nêu trên để vừa bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa tội phạm, vừa đề cao tính nhân văn, hướng thiện trong xử lý NCTN phạm tội (tại mục 1 Chương VII).
Về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 117), tiếp thu ý kiến ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng và thấy rằng quy định như Điều 103 Bộ luật Hình sự hiện hành về tổng hợp hình phạt là bất hợp lý, dẫn đến thiếu công bằng đúng như Báo cáo tổng kết đã nêu. Việc sửa đổi như khoản 2 và khoản 3 Điều 117 dự thảo Luật đã khắc phục được sự thiếu công bằng nêu trên.
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV. (Ảnh: QH) |
Tuy nhiên, về mức tổng hợp hình phạt chung đề xuất chỉnh lý theo hướng: Không quá 12 năm tù đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và không quá 18 năm tù đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và áp dụng thống nhất với mọi tội phạm (mà không chỉ áp dụng với 5 tội như dự thảo Luật). Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, quy định như vậy vừa bảo đảm phân hóa được chính sách xử lý giữa NCTN phạm 1 tội với NCTN phạm nhiều tội; vừa không tăng nặng trách nhiệm xử lý so với quy định của Bộ luật Hình sự; vừa khắc phục được bất cập trong quy định của Bộ luật Hình sự về tổng hợp hình phạt; vừa không phát sinh những mâu thuẫn mới trong tổng hợp hình phạt. Trên cơ sở đó, đề nghị Quốc hội cho phép chỉnh lý quy định về tổng hợp hình phạt như khoản 2 và khoản 3 Điều 117 dự thảo Luật.
Liên quan đến việc tách vụ án hình sự có NCTN phạm tội (Điều 140), đa số ý kiến nhất trí với dự thảo Luật phải tách riêng vụ án có NCTN phạm tội để giải quyết. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ: Nhằm thể chế hóa các yêu cầu của Đảng về “phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em”, thực thi đầy đủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, dự thảo Luật đã bổ sung nhiều chính sách và quy định chuyên biệt, thân thiện và nhân văn hơn dành cho NCTN… Để thực hiện được đầy đủ các chính sách nhân văn này, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao đều thống nhất việc tách vụ án trong trường hợp vụ án có bị can là NCTN và người trưởng thành.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV. (Ảnh: QH) |
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, về thời điểm tách vụ án trong giai đoạn điều tra, Bộ Công an đề nghị quy định khi xét thấy đã làm rõ hành vi phạm tội của NCTN và các tình tiết có liên quan; Toà án nhân dân tối cao đề nghị không quy định cụ thể thời điểm tách vụ án trong Luật và nên giao cho liên ngành tư pháp trung ương quy định chi tiết để bao quát các trường hợp trong thực tiễn giải quyết án.
Tiếp thu ý kiến của đa số ĐBQH và các cơ quan hữu quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ quy định của dự thảo Luật phải tách vụ án có NCTN phạm tội trong giai đoạn điều tra để giải quyết, nhằm bảo đảm thực thi đầy đủ, hiệu quả các chính sách nhân văn, thân thiện, tiến bộ của dự thảo Luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo
Sự kiện 20/11/2024 10:28
Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa
Sự kiện 20/11/2024 09:52
Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính
Sự kiện 19/11/2024 15:43
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật
Sự kiện 18/11/2024 21:15
Đề xuất không trừ tỷ lệ lương hưu với cán bộ xin nghỉ hưu vì không đủ tuổi tái bổ nhiệm
Sự kiện 18/11/2024 19:37