Đại biểu đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo |
Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
Ngày 27/11, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Các quy định về điều kiện hưởng BHTN, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHTN... được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Đại biểu Võ Mạnh Sơn (Đoàn tỉnh Thanh Hoá) đề cập đến quy định “người lao động được lựa chọn nộp số tiền vào Quỹ BHTN thuộc trách nhiệm đóng BHTN của mình nhưng người sử dụng lao động chưa đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) để làm các thủ tục giải quyết hưởng các chế độ BHTN”.
Theo đại biểu, điều này là chưa hợp lý. Bởi để xảy ra tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHTN là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc đôn đốc thu, xử lý hành vi vi phạm về việc chậm đóng, trốn đóng BHTN.
“Khi thất nghiệp đã khó khăn, không có nguồn thu nhập, lại phải đóng tiếp phần đóng của mình mà doanh nghiệp đã thu nhưng không đóng, lại càng thêm khó khăn cho người lao động.
Đại biểu Võ Mạnh Sơn (Đoàn tỉnh Thanh Hoá). Ảnh: Quốc hội |
Hơn nữa, khi mà các biện pháp quản lý nhà nước không thể xử lý dứt điểm được hành vi vi phạm của doanh nghiệp, đẩy gánh nặng sang cho người lao động, rồi chờ “khi cơ quan BHXH thu hồi được số tiền chậm đóng, trốn đóng BHTN của người sử dụng lao động thì hoàn trả lại tiền mà người lao động đã đóng” là chưa đảm bảo quyền của người lao động”, đại biểu phân tích.
Vì vậy, đại biểu Võ Mạnh Sơn đề nghị nghiên cứu quy định Quỹ BHTN hỗ trợ cho người lao động đóng số tiền vào Quỹ thuộc trách nhiệm đóng của người lao động nhưng người sử dụng lao động chưa đóng cho cơ quan BHXH để làm các thủ tục giải quyết hưởng các chế độ BHTN. Khi cơ quan BHXH thu hồi được số tiền chậm đóng, trốn đóng BHTN của người sử dụng lao động thì hoàn trả lại.
Đồng thời, để khuyến khích người lao động tích cực tham gia BHTN, đại biểu đoàn Thanh Hóa đề nghị cần có quy định hỗ trợ đối với đối tượng này khi về hưu hoặc hỗ trợ thân nhân người lao động khi gặp rủi ro về việc làm.
Đáng quan tâm, đại biểu Võ Mạnh Sơn nhìn nhận, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng đã đóng BHTN gần nhất trước khi thất nghiệp là như hiện nay là thấp, chưa hấp dẫn, thu hút được người lao động tham gia.
Thực tế hiện nay đa số các doanh nghiệp đóng BHTN cho người lao động chỉ vừa bằng hoặc cao hơn một chút so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, trong khi mức lương tối thiểu vùng hiện nay còn thấp.
Khi thất nghiệp, người lao động không có nguồn thu nhập, cuộc sống rất nhiều khó khăn, với mức hỗ trợ thất nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng đã đóng BHTN không đủ để trang trải cuộc sống, thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Vì vậy, đại biểu Võ Mạnh Sơn đề nghị tính toán gia tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% thay vì 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc như hiện nay.
Quy định về trách nhiệm bồi thường của người sử dụng lao động
Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn tỉnh Bình Dương) cùng quan tâm về nội dung về đóng BHTN cho người lao động. Dự thảo Luật đang quy định trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng hoặc trốn đóng BHTN, người lao động được phép sử dụng tiền của mình để nộp vào quỹ bảo hiểm để được hưởng các chế độ…
Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn tỉnh Bình Dương). Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu cho rằng, quy định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và có thể gây bức xúc cho người lao động, vì doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm mà người lao động lại phải tự nộp.
Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường của người sử dụng lao động nếu không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động. Đồng thời có quy định về chế tài xử phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm.
“Từ đó cho thấy rằng việc đóng BHTN không chỉ là quyền lợi của người lao động mà còn là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc của người sử dụng lao động”, đại biểu đoàn Bình Dương nhấn mạnh.
Cũng theo đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân, trong trường hợp doanh nghiệp không đóng hoặc nợ BHTN, cơ quan bảo hiểm có thể tạm ứng để người lao động không bị gián đoạn quyền lợi và bổ sung quy định buộc doanh nghiệp hoàn trả toàn bộ số tiền BHTN đã bị trốn đóng kèm lãi suất tương ứng.
Song, dưới góc độ doanh nghiệp, đại biểu đề nghị xem xét áp dụng cơ chế giãn, hoãn hoặc giảm mức đóng BHTN cho các doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính, đặc biệt trong các tình huống kinh tế khó khăn, thiên tai, dịch bệnh nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật chặt chẽ, hiệu quả hơn trong việc quản lý BHTN; đảm bảo sự cân bằng giữa quyền lợi của người lao động và khả năng tuân thủ của doanh nghiệp, hướng tới một môi trường lao động công bằng và bền vững.
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Đoàn tỉnh Bình Phước). Ảnh: Quốc hội |
Cùng quan tâm đến BHTN, đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Đoàn tỉnh Bình Phước) đề cập đến điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp người lao động bị sa thải hoặc buộc thôi việc trái pháp luật, họ vẫn có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết các vụ việc này có thể kéo dài vài năm. Do vậy, đại biểu đề nghị dự thảo Luật làm rõ trong thời gian này, người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không.
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang cũng cho rằng, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng chỉ bằng 60% mức bình quân tiền lương đóng BHTN của 6 tháng đã đóng BHTN gần nhất trước khi thất nghiệp không đủ chi phí cá nhân cho người lao động, chứ chưa kể đến chi phí cho gia đình.
Theo đại biểu, hầu hết doanh nghiệp đóng BHTN theo mức lương tối thiểu vùng (khoảng 4 triệu đồng/tháng), mức trợ cấp chỉ khoảng 2,5 triệu đồng/tháng. Vì vậy, đại biểu đoàn Bình Phước cũng đề nghị cần rà soát, tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% mức bình quân tiền lương đóng BHTN cho người lao động, để phù hợp với thực tiễn cuộc sống hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đồng đầu tư cho concert "Anh trai vượt ngàn chông gai", Techcombank tiên phong với cách làm mới mẻ
SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức
Tết Sum vầy quận Cầu Giấy 2025: Đong đầy nghĩa tình Công đoàn
Hà Nội: Trên 80% hồ sơ lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua VneID
Tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp chủ lực Thủ đô
Hà Nội rực rỡ phố hoa lụa ngày gần Tết
Tăng nặng mức xử phạt, ý thức tham gia giao thông chuyển biến
Tin khác
Nghệ An có tân Chủ tịch UBND tỉnh
Sự kiện 04/01/2025 11:11
Cán bộ, công chức, viên chức có tài năng được hưởng phụ cấp bằng 150% lương
Sự kiện 02/01/2025 10:35
Hà Nội: Các đơn vị hành chính mới sau sắp xếp đảm bảo hoạt động ổn định từ 1/1/2025
Sự kiện 01/01/2025 17:25
10 sự kiện tiểu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024
Sự kiện 01/01/2025 14:59
Chính sách mới với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm
Sự kiện 01/01/2025 07:49
Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc
Thời sự 01/01/2025 06:39
Chính phủ ban hành 8 chính sách nổi trội cho cán bộ, công chức do tinh gọn bộ máy
Sự kiện 31/12/2024 22:14
Đổi mới công tác xây dựng pháp luật là sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp
Sự kiện 31/12/2024 20:13
10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2024
Sự kiện 31/12/2024 17:30
10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2024
Sự kiện 31/12/2024 17:19