Nâng hạn mức chỉ định thầu từ 100 triệu lên 300 triệu đồng với gói thầu mua sắm

(LĐTĐ) Dự thảo Luật được thông qua đã chỉnh lý nâng hạn mức chỉ định thầu từ 100 triệu lên 300 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm không hình thành dự án.
Gỡ các nút thắt về đầu tư công, quy hoạch và đấu thầu Đại biểu đề xuất nhà thuốc bệnh viện tự quyết mua sắm thuốc, không phải đấu thầu

Chiều 29/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, với 444/446 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,69% tổng số đại biểu Quốc hội.

Bảo đảm tính liên kết giữa các quy hoạch

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu gồm 6 Điều; sửa đổi, bổ sung 119 điều, khoản và 3 Phụ lục của 4 Luật; lược bỏ cơ bản các nội dung quy định cụ thể, chi tiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và bảo đảm phù hợp với thực tiễn.

Trước đó, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và giải trình dự án Luật.

Theo đó, về điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn, Luật quy định, việc điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn không làm thay đổi quan điểm và mục tiêu của quy hoạch; bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định giữa các quy hoạch.

Nâng hạn mức chỉ định thầu từ 100 triệu lên 300 triệu đồng với gói thầu mua sắm
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Quốc hội

Quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh được điều chỉnh theo trình tự, thủ tục rút gọn khi có một trong các căn cứ sau đây: Việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ về bảo đảm quốc phòng, an ninh; sắp xếp đơn vị hành chính và các dự án quan trọng quốc gia làm thay đổi một, một số nội dung quy hoạch; Quy hoạch có mâu thuẫn với quy hoạch cao hơn; Quy hoạch có mâu thuẫn với quy hoạch cùng cấp; Việc thực hiện các dự án khẩn cấp, nhiệm vụ cấp bách làm thay đổi một, một số nội dung quy hoạch theo quy định của Chính phủ.

Luật quy định Chính phủ thành lập Quỹ Hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và nguồn hợp pháp khác để ổn định môi trường đầu tư, khuyến khích, thu hút nhà đầu tư chiến lược, tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư.

Chính phủ quy định chi tiết mô hình hoạt động, địa vị pháp lý, nguồn ngân sách cấp hằng năm và bổ sung cho Quỹ, hình thức hỗ trợ, cơ chế bồi hoàn hỗ trợ và các chính sách đặc thù khác của Quỹ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi ban hành.

Quy định cụ thể về thủ tục đầu tư đặc biệt

Đối với vấn đề thủ tục đầu tư đặc biệt, theo quy định của Luật, trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 của Luật này, nhà đầu tư được quyền lựa chọn đăng ký đầu tư đối với các dự án tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu thương mại tự do và khu chức năng trong khu kinh tế trong các lĩnh vực sau đây: Đầu tư xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D); đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp mạch tích hợp bán dẫn, công nghệ thiết kế, chế tạo linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC), điện tử linh hoạt (PE), chip, vật liệu bán dẫn; đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, sản xuất sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Luật cũng quy định dự án đầu tư theo phương thức PPP được thực hiện trong các ngành, lĩnh vực đầu tư công nhằm mục đích đầu tư, xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, trừ dự án thuộc trường hợp sau đây: Dự án thuộc trường hợp độc quyền Nhà nước theo quy định của pháp luật; Dự án thuộc ngành, lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Nâng hạn mức chỉ định thầu từ 100 triệu lên 300 triệu đồng với gói thầu mua sắm
Các đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua Luật. Ảnh: Quốc hội

Theo Luật, việc lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt được áp dụng đối với dự án đầu tư kinh doanh có một hoặc một số yêu cầu, điều kiện đặc thù về thủ tục đầu tư; thủ tục giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển; thủ tục, phương pháp, tiêu chuẩn lựa chọn nhà đầu tư và nội dung hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh hoặc yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, biên giới lãnh thổ, lợi ích quốc gia, thực hiện nhiệm vụ chính trị của quốc gia mà không thể áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 của Luật này.

Nâng hạn mức chỉ định thầu

Về lựa chọn nhà thầu và nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, bảo đảm linh hoạt trong điều hành, Dự thảo Luật chỉnh lý Điều 29 theo hướng quy định nguyên tắc áp dụng lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt và giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Bên cạnh đó, Luật cũng bổ sung quy định cho phép dự án độc lập hoặc dự án thành phần đầu tư theo phương thức đối tác công tư tách riêng chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư sử dụng vốn đầu tư công, áp dụng tỷ lệ vốn nhà nước tối đa 70% tổng mức đầu tư nếu đáp ứng điều kiện về địa bàn hoặc chuyển giao công nghệ.

Ngoài ra, Dự thảo Luật đã chỉnh lý nâng hạn mức chỉ định thầu từ 100 triệu lên 300 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm không hình thành dự án, đồng thời không phân biệt hạn mức chỉ định thầu giữa các gói thầu sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên và vốn đầu tư công.

Bổ sung trường hợp chỉ định thầu đối với gói thầu khai quật khảo cổ, phục hồi di tích cấp quốc gia, di tích cấp quốc gia đặc biệt và di sản văn hóa thế giới; sửa đổi quy định bảo đảm cạnh tranh giữa nhà thầu tham dự thầu và nhà thầu tư vấn trong cùng gói thầu đối với các gói thầu thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ, công ty con; áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ cho các gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, công nghệ cao; cho phép cơ sở y tế công lập tự quyết định mua sắm thuốc, thiết bị y tế và vắc xin dịch vụ;…

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/1/2025, trừ một số trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 5 của Luật.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Điểm nhấn tại Festival nông nghiệp, làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024

Điểm nhấn tại Festival nông nghiệp, làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024

(LĐTĐ) Sau 5 ngày diễn ra (từ 29/11 - 3/12), Festival Sản phẩm nông nghiệp và Làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 đã đạt tổng doanh thu gần 30 tỷ đồng. Trong đó, riêng hoạt động của sinh vật cảnh có doanh thu lên đến trên 25 tỷ đồng với số lượng tác phẩm giao dịch là 420 tác phẩm, sản phẩm cây cảnh.
Gần 5.000 học sinh ở Đồng Nai vi phạm Luật giao thông trong 11 tháng

Gần 5.000 học sinh ở Đồng Nai vi phạm Luật giao thông trong 11 tháng

(LĐTĐ) Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, trong 11 tháng năm 2024, toàn tỉnh xảy ra 33 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh điều khiển xe máy, khiến 28 người chết và 23 người bị thương.
Đồng Nai: Dịch sởi ghi nhận tăng 3.333 ca so cùng kỳ

Đồng Nai: Dịch sởi ghi nhận tăng 3.333 ca so cùng kỳ

(LĐTĐ) Trước tình hinh số ca bệnh sởi ngày càng tăng cao, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã thành lập khu thu dung và điều trị sởi riêng nhằm đảm bảo các hoạt động chữa trị cho bệnh nhân và chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Hà Nội triển khai đợt sinh hoạt chính trị về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hà Nội triển khai đợt sinh hoạt chính trị về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, chiều 4/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong quán triệt chuyên đề về “Nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Chất lượng giáo dục phải tương xứng với mức thu học phí

Chất lượng giáo dục phải tương xứng với mức thu học phí

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3997/UBND-KGVX triển khai thực hiện Nghị quyết số 18/2024/NQ-HĐND ngày 4/10/2024 của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố.
LĐLĐ quận Hà Đông: Kiểm tra, đánh giá đơn vị đạt chuẩn văn hoá

LĐLĐ quận Hà Đông: Kiểm tra, đánh giá đơn vị đạt chuẩn văn hoá

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông cho biết đã phối hợp kiểm tra, đánh giá cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá.
Từ 2025, Cảnh sát giao thông hóa trang được dừng xe vi phạm trong trường hợp nào?

Từ 2025, Cảnh sát giao thông hóa trang được dừng xe vi phạm trong trường hợp nào?

(LĐTĐ) Theo Thông tư 73/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông (CSGT) hóa trang được yêu cầu người vi phạm dừng phương tiện. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành dừng phương tiện, kiểm soát, xử lý theo quy định,...

Tin khác

Dự kiến tháng 10/2025 tổ chức Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

Dự kiến tháng 10/2025 tổ chức Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Tại Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, ngày 4/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong trình bày Tờ trình nội dung về Chương trình công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy.
Tổng thu ngân sách năm 2024 của Hà Nội tăng 19,6%

Tổng thu ngân sách năm 2024 của Hà Nội tăng 19,6%

(LĐTĐ) Tại Hội nghị thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, sáng 4/12, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải đã báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2024 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Đáng chú ý, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) của Hà Nội đạt khoảng 492 nghìn tỷ đồng, ước đạt 120,5% dự toán, tăng 19,6% so với 2023.
Triển khai công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn trong tổ chức Công đoàn

Triển khai công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn trong tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (4/12), tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn tổ chức Công đoàn. Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì và trực tiếp quán triệt nội dung tại Hội nghị.
Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

(LĐTĐ) Báo cáo về kinh tế số năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho thấy, chỉ số phát triển kinh tế số của Hà Nội là 17,5%, trong đó, chỉ số kinh tế số lõi là 11,9%, như vậy, xét về kinh tế số Hà Nội đã triển khai khá tốt.
Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

(LĐTĐ) Ngày 2/12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai cùng các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân trước Kỳ họp thứ 20 HĐND Thành phố.
Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

(LĐTĐ) Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng, mục tiêu của Hà Nội là phát triển Thủ đô hài hòa, theo hướng “Văn hiến - Văn minh - Xanh - Thông minh - Hiện đại” vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; xây dựng nền tảng chính quyền số minh bạch, hiệu quả; xây dựng nền tảng hạ tầng thông tin đô thị thông minh…
Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững

Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững

(LĐTĐ) Với chủ đề xuyên suốt: “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”, hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 là diễn đàn lớn để Hà Nội và các địa phương khác tại Việt Nam và quốc tế cùng thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các giải pháp chuyển đổi số và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, hướng đến một tương lai đô thị thông minh, hiện đại, phát triển bền vững.
Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

(LĐTĐ) Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp, với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, Quốc hội đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

(LĐTĐ) Liên quan đến điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chịu thuế thu nhập cá nhân, ông Vũ Tuấn Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cho hay, nội dung này Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét điều chỉnh.
Quốc hội cho thí điểm làm nhà ở thương mại trên toàn quốc với 4 trường hợp

Quốc hội cho thí điểm làm nhà ở thương mại trên toàn quốc với 4 trường hợp

(LĐTĐ) Với đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) biểu quyết tán thành, chiều 30/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Xem thêm
Phiên bản di động