Quy định rõ ràng hơn trách nhiệm thực hiện kết luận giám sát
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân |
Quy định các tiêu chí lựa chọn cụ thể, rõ ràng
Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn tỉnh Đắk Nông) đề cập đến tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát. Theo đó, phải bám sát yêu cầu từ thực tiễn cuộc sống, của các địa phương, các vấn đề còn tồn tại lâu dài chưa được quan tâm... Theo đại biểu, cần xem xét, quy định các tiêu chí lựa chọn cụ thể, rõ ràng, bám sát tình hình thực tiễn của đất nước, địa phương.
Cũng theo đại biểu, theo quy định hiện hành thì Hội đồng nhân dân có thể ra nghị quyết về chất vấn. Vấn đề này được hiểu là sau khi chất vấn nếu thấy cần thiết thì Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết hoặc không ban hành nghị quyết. Việc quy định như vậy là phù hợp với thực tiễn khi mà kỳ họp Hội đồng nhân dân chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn.
Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn tỉnh Đắk Nông). Ảnh: Quốc hội |
Công tác chuẩn bị xây dựng nghị quyết ngay trong kỳ họp sẽ không đảm bảo chất lượng và mất nhiều thời gian. Do đó, cần giữ nguyên như quy định của Luật hiện hành. Trường hợp quy định bắt buộc phải ra nghị quyết về chất vấn như dự thảo Luật thì cần phải đánh giá tác động kỹ lưỡng chính sách, lấy ý kiến và khảo sát tại các địa phương.
Đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn tỉnh Thái Bình) quan tâm đến việc bổ sung nguyên tắc mới của hoạt động giám sát. Nữ đại biểu cho biết, trong bối cảnh hiện nay chúng ta đang đổi mới tư duy xây dựng pháp luật và đổi mới tư duy xây dựng pháp luật này yêu cầu vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện, vừa là đòi hỏi bắt buộc các lĩnh vực khác có liên quan phải cùng tham gia vào.
Quốc hội có 3 chức năng cơ bản là xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Vậy công tác đổi mới tư duy xây dựng pháp luật thì đòi hỏi giám sát phải đổi mới theo và việc quyết định các vấn đề cơ bản của đất nước cũng phải đổi mới theo.
Đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn tỉnh Thái Bình). Ảnh: Quốc hội |
Do đó, đại biểu thống nhất lựa chọn phương án 1 trong dự thảo là Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 của Điều 3: Bảo đảm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng và thực thi pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương.
Về quy định thời điểm Quốc hội xem xét, thảo luận các báo cáo, đại biểu Trần Khánh Thu lựa chọn phương án 1 trong dự thảo Luật. Theo nữ đại biểu, việc chuyển thời điểm Quốc hội xem xét, thảo luận một số báo cáo từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp giữa năm sẽ giúp điều hòa hợp lý, giảm tải khối lượng công việc rất lớn của Quốc hội tại các kỳ họp cuối năm.
Đồng thời tạo thuận lợi để Chính phủ; bộ, ngành trong quá trình thống kê, xây dựng báo cáo tổng hợp đầy đủ tình hình, số liệu trong 1 năm, làm cơ sở cho việc đánh giá toàn diện kết quả công tác trong năm của cơ quan chịu sự giám sát, khắc phục tình trạng các cơ quan phải lấy số liệu nhiều lần phục vụ xây dựng báo cáo trình Quốc hội, gây lãng phí nguồn lực.
Bên cạnh đó, đại biểu Trần Khánh Thu đề nghị nghiên cứu, bổ sung trình tự, thủ tục để Ban của Hội đồng nhân dân đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Đoàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Ảnh: Quốc hội |
Quy định trách nhiệm thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát là cần thiết
Nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Đoàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) góp ý về nội dung sửa đổi quy định trách nhiệm, chế tài trong thực hiện kiến nghị của các Đoàn giám sát của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Đại biểu Huỳnh Thị Phúc nhận thấy, quy định trách nhiệm thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát của chủ thể giám sát đối với các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát là cần thiết.
Đại biểu cho rằng, nếu chỉ đề cập chung chung là xem xét trách nhiệm thì chưa rõ và khó thực hiện, nên cần bổ sung rõ ràng hơn các hình thức xử lý vi phạm, chẳng hạn như xử lý về hành chính, bãi nhiệm, hoặc là quy trình xử lý cao hơn theo từng cấp độ vi phạm của chủ thể chịu sự giám sát.
Đối với các hình thức về chế tài xử lý, đại biểu cho rằng, cần bổ sung nội dung cho phép các cơ quan giám sát kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp đề nghị báo cáo và đề nghị cấp ủy quyết định áp dụng các hình thức, biện pháp kỷ luật. Quy định như vậy sẽ khả thi hơn vì gắn trách nhiệm của cấp ủy đối với người đứng đầu theo các quy định hiện hành.
Đồng thời cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về thời hạn để cơ quan chịu sự giám sát thực hiện kết luận giám sát là bao nhiêu ngày kể từ khi cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát nhận được kết luận của cơ quan chủ thể và giám sát các nội dung.
Đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn tỉnh Vĩnh Phúc). Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn tỉnh Vĩnh Phúc) cơ bản đồng tình với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, theo đó, phạm vi điều chỉnh chỉ bao gồm 5 nhóm chính sách đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Đề cập đến tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát của Quốc hội, đại biểu Trần Văn Tiến đề nghị bổ sung cụm từ “và những vấn đề xã hội quan tâm” vào sau cụm từ “những vấn đề mang tính thời sự”, cụ thể: “Tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát của Quốc hội là vấn đề mang tính thời sự và những vấn đề xã hội quan tâm, gắn với quản lý nhà nước, xây dựng và thực thi pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, có tính tổng hợp thuộc nhiều lĩnh vực và những vấn đề khác”.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng quy định, kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật phải được gửi Tổng Thư ký Quốc hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trường hợp cần thiết, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đại biểu đề nghị làm rõ “trường hợp cần thiết” là trường hợp như thế nào, để đảm bảo rõ ràng, nhất quán trong thực hiện...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Điểm nhấn tại Festival nông nghiệp, làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024
Gần 5.000 học sinh ở Đồng Nai vi phạm Luật giao thông trong 11 tháng
Đồng Nai: Dịch sởi ghi nhận tăng 3.333 ca so cùng kỳ
Hà Nội triển khai đợt sinh hoạt chính trị về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chất lượng giáo dục phải tương xứng với mức thu học phí
LĐLĐ quận Hà Đông: Kiểm tra, đánh giá đơn vị đạt chuẩn văn hoá
Từ 2025, Cảnh sát giao thông hóa trang được dừng xe vi phạm trong trường hợp nào?
Tin khác
Dự kiến tháng 10/2025 tổ chức Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội
Sự kiện 04/12/2024 14:38
Tổng thu ngân sách năm 2024 của Hà Nội tăng 19,6%
Sự kiện 04/12/2024 12:07
Triển khai công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn trong tổ chức Công đoàn
Sự kiện 04/12/2024 10:12
Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững
Thời sự 02/12/2024 22:19
Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị
Sự kiện 02/12/2024 19:04
Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh
Thời sự 02/12/2024 13:59
Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững
Thời sự 02/12/2024 11:04
Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật
Sự kiện 02/12/2024 06:19
Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh
Sự kiện 30/11/2024 20:01
Quốc hội cho thí điểm làm nhà ở thương mại trên toàn quốc với 4 trường hợp
Sự kiện 30/11/2024 16:36