Sửa luật để đảm bảo tiền Nhà nước đầu tư đến đâu thì phải quản lý đến đó
Cần thiết nâng tỷ lệ vốn Nhà nước trong các dự án PPP giao thông Chính phủ đề xuất bổ sung 20.695 tỷ đồng vốn nhà nước vào VCB |
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi).
Vấn đề cơ chế quản lý với doanh nghiệp Nhà nước, tách bạch, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp... được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ nên là một người
Qua thảo luận, đa số các đại biểu đều tán thành với sự cần thiết xây dựng và ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi); các chính sách lớn của dự thảo Luật đã thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) nhìn nhận, doanh nghiệp Nhà nước đang nắm giữ một khối lượng tiền, tài sản rất lớn trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động thì kém hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp tư nhân.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội). Ảnh: Quốc hội |
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp Nhà nước hiện nay còn chưa phù hợp, chồng chéo và trói buộc. Nguồn vốn đầu tư vào doanh nghiệp Nhà nước bị thất thoát vẫn không được phát hiện kịp thời. Khi phát hiện thì cũng không quy được trách nhiệm, và khi có quy trách nhiệm xử lý được cá nhân thì tiền cũng đã bị thất thoát.
Vì vậy, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, cần thiết phải sửa Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, để tạo ra một cơ chế quản lý mới, phân định rõ quyền, trách nhiệm giữa quản lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu với quản trị của doanh nghiệp. Đồng thời, tạo một cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp Nhà nước, tạo cơ chế phù hợp để quản lý có hiệu quả vốn của Nhà nước đã đầu tư vào doanh nghiệp.
Theo đại biểu, phải có cơ chế quản lý và theo dõi nguồn vốn tại doanh nghiệp. Vì vậy, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật chỉ đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu là tiền Nhà nước đầu tư đến đâu, thì phải quản lý đến đó.
Do vậy, đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị cần mở rộng đối tượng, đưa các yêu cầu có tính nguyên tắc và quản lý, giám sát với cả các doanh nghiệp có được vốn đầu tư dưới 50% và cả những doanh nghiệp F2, F3 là những doanh nghiệp mà do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vốn.
Ngoài ra, tại khoản 9, Điều 4 quy định người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gồm một nhóm người là chưa phù hợp. Vì như thế sẽ không phát huy được vai trò của người đứng đầu; đồng thời cũng không xác định được trách nhiệm cá nhân nếu như tiền vốn đầu tư vào doanh nghiệp bị thất thoát. Do vậy, đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ nên là một người...
Đồng quan điểm, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Đoàn tỉnh Hà Tĩnh). Ảnh: Quốc hội |
Đồng quan điểm, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Đoàn tỉnh Hà Tĩnh) cũng đề nghị cần mở rộng phạm vi quản lý đối với doanh nghiệp có dưới 50% vốn Nhà nước và quy định về nguyên tắc quản lý dòng tiền của Nhà nước là dòng tiền đi tới đâu, thì Nhà nước theo dõi và quản lý tới đó, và chỉ quản lý dựa theo tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần.
Đồng thời, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ cho rằng, cần bổ sung quy định về doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về đầu ra từ việc sử dụng vốn Nhà nước để kinh doanh. Theo đó, loại trừ doanh nghiệp thực hiện mục tiêu công ích của Nhà nước thì các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng hiệu quả vốn Nhà nước, đảm bảo đạt lợi ích kinh tế (có loại trừ trường hợp rủi ro do nguyên nhân khách quan như thiên tai, địch hoạ, hay cú sốc từ kinh tế, chính trị, xã hội)...
Cần bổ sung quy định về doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
Đại biểu Triệu Quang Huy (Đoàn tỉnh Lạng Sơn) đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét tại Điều 40, về cơ quan đại diện vốn chủ sở hữu, đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm một khoản quy định về doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đại biểu Triệu Quang Huy (Đoàn tỉnh Lạng Sơn). Ảnh: Quốc hội |
Theo đó, cần tách bạch được chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước với chức năng quản lý nhà nước của các Bộ quản lý ngành và địa phương, qua đó giảm thiểu được các quy trình, thủ tục phức tạp, rút ngắn được thời gian xử lý công việc nhằm tranh thủ các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Công tác quản trị doanh nghiệp và tái cơ cấu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp được thực hiện một cách chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như hiệu quả quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
“Doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước có cơ chế hoạt động riêng đặc thù, chi tiết chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của loại hình doanh nghiệp này sẽ do Chính phủ quy định”, đại biểu Triệu Quang Huy đề nghị.
Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Đoàn thành phố Cần Thơ), mặc dù Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã được thành lập từ 2018, nhằm tách bạch chức năng cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chủ sở hữu vốn tại doanh nghiệp.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (Đoàn thành phố Cần Thơ). Ảnh: Quốc hội |
Nhưng trên thực tế, hoạt động của các cơ quan chủ sở hữu vốn Nhà nước vẫn mang tính chất hành chính, cơ cấu tổ chức theo ngành, lĩnh vực, mà chưa gắn với quản lý theo chuyên môn, điều hành doanh nghiệp về tài chính, đầu tư, kế hoạch, kế toán, kiểm toán, mô hình quản trị, kiểm tra, giám sát, quản trị rủi ro hay quan hệ với công chúng.
Vì vậy, việc lựa chọn mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước sẽ là căn cứ quan trọng để quyết định xây dựng các cơ chế về quyền, trách nhiệm của cơ quan này đối với việc quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và những yếu tố đặc thù riêng của Việt Nam, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, cần phải xác định rõ mô hình của cơ quan này là cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan hành chính Nhà nước hay là một dạng của quỹ đầu tư của Chính phủ, từ đó xác định quyền và trách nhiệm cho phù hợp và hiệu quả.
Đồng thời cần xem xét hợp nhất các cơ quan chủ sở hữu thành một đầu mối thống nhất, trừ trường hợp các doanh nghiệp công ích và các doanh nghiệp có tính chất đặc thù về quốc phòng, an ninh để tránh sự phân tán và thiếu đồng nhất trong quản lý, điều hành, cũng như nhằm gia tăng tính chuyên nghiệp, chuyên môn sâu và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan chủ sở hữu...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Tây Hồ tổ chức Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc năm 2024
Ruud van Nistelrooy làm huấn luyện viên của Leicester
Sửa luật để đảm bảo tiền Nhà nước đầu tư đến đâu thì phải quản lý đến đó
Ronaldo lập cú đúp, Al Nassr giành chiến thắng thuyết phục
Triển khai nhiều hoạt động nâng cao chất lượng dân số
Tỷ giá USD hôm nay 30/11: Hầu hết niêm yết giá bán quanh mức 25.463 đồng/USD
Cử tri kiến nghị thành lập Ban quản trị nhà chung cư ở khu đô thị Thanh Hà
Tin khác
Nâng hạn mức chỉ định thầu từ 100 triệu lên 300 triệu đồng với gói thầu mua sắm
Sự kiện 29/11/2024 20:32
Quy định rõ ràng hơn trách nhiệm thực hiện kết luận giám sát
Sự kiện 29/11/2024 18:50
Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)
Sự kiện 29/11/2024 18:49
Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản
Sự kiện 29/11/2024 15:15
Nghiêm cấm chuyển đổi, bổ sung công năng sử dụng công trình không bảo đảm PCCC
Sự kiện 29/11/2024 11:30
Đại biểu đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%
Sự kiện 27/11/2024 18:33
Hà Nội quyết tâm tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp
Sự kiện 27/11/2024 16:34
Sớm tháo gỡ mọi vướng mắc cho Hà Nội phát triển xứng tầm
Sự kiện 27/11/2024 16:30
Xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh
Sự kiện 27/11/2024 15:56
Hà Nội phải tập trung giải quyết ngay ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông
Sự kiện 27/11/2024 15:38