Sàng lọc trước sinh và sơ sinh vẫn còn khó khăn

Ước tính ở Việt Nam mỗi năm có hơn 1 triệu em bé được sinh ra, trong đó có khoảng 22.000-30.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh ở nhiều dạng bệnh khác nhau. 
sang loc truoc sinh va so sinh van con kho khan Trẻ sơ sinh bị vàng da, cẩn trọng với teo đường mật bẩm sinh
sang loc truoc sinh va so sinh van con kho khan Tập huấn chăm sóc trẻ đẻ non và phòng chống nhiễm khuẩn sơ sinh
sang loc truoc sinh va so sinh van con kho khan Chọn mua sữa cho bé sơ sinh phù hợp, giúp trẻ giảm nôn trớ
sang loc truoc sinh va so sinh van con kho khan Nguyên do khiến bé quấy khóc và cách chọn sữa cho trẻ sơ sinh phù hợp
sang loc truoc sinh va so sinh van con kho khan Tác dụng không ai ngờ tới của sữa mẹ

Nếu như trước đây, các thai phụ chỉ được thăm khám bằng các biện pháp đơn giản thì gần đây, nhờ sự tiến bộ của y học, nhất là từ khi triển khai đề án tầm soát phát hiện một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc trước sinh và sơ sinh, trẻ sinh ra đã tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Thế nhưng, việc triển khai đề án sàng lọc vẫn gặp phải không ít khó khăn.

Người dân còn thờ ơ

Theo Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội (DSKHHGĐ), sàng lọc trước sinh và sơ sinh là hai quy trình tách biệt. Sàng lọc trước sinh được thực hiện bằng các xét nghiệm máu hoặc lấy bệnh phẩm từ thai nhi và siêu âm cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng giữa thai kỳ giúp phát hiện sớm các loại bệnh như: Down, rối loạn di truyền, dị tật ống thần kinh, khuyết tật về tim…

Còn kỹ thuật sàng lọc sơ sinh là biện pháp dự phòng hiện đại được tiến hành trong vòng 24-48 giờ sau khi trẻ được sinh ra. Thời điểm này, trẻ sẽ được nhân viên y tế lấy máu gót chân để phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh như: Thiếu men G6PD (bệnh gây biến chứng vàng da, biến chứng thần kinh, chậm phát triển tâm thần, vận động); suy giáp trạng bẩm sinh (bệnh rối loạn hoặc thiếu hụt tổng hợp hormone tuyến giáp, chậm phát triển trí tuệ) và tăng sản thượng thận bẩm sinh (bệnh rối loạn nhiễm sắc thể giới tính)…

sang loc truoc sinh va so sinh van con kho khan
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh là rất cần thiết, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Ảnh: Sơn Hà

Ông Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục DSKHHGĐ Hà Nội cho biết, hai biện pháp sàng lọc trên đều rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ sau này. Bởi một số bệnh nếu được phát hiện, điều trị sớm ngay từ giai đoạn bào thai và sơ sinh sẽ giúp trẻ tránh được những hậu quả nặng nề trong quá trình phát triển về trí tuệ và thể chất. Trong 9 tháng năm 2017, thành phố đã triển khai sàng lọc trước sinh đạt tỷ lệ 77,4%, trong đó đình chỉ thai nghén 210 ca do bệnh lý và khuyết tật.

Ngoài ra, sàng lọc sơ sinh đạt 84,34%, qua đó phát hiện 550 trường hợp nghi ngờ thiếu men G6PD, 24 trường hợp nghi ngờ suy giáp trạng bẩm sinh… Hiện tại, các đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh đều tích cực thực hiện công tác tư vấn, tuyên truyền nên số lượng các ca xét nghiệm sàng lọc đang ngày một tăng.

Theo ông Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, số lượng bà mẹ mang thai đến kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế khá cao. Nhưng nhiều người bỏ qua, thậm chí chưa mặn mà với việc khám sàng lọc, chẩn đoán dị tật thai nhi dù nó đem lại lợi ích to lớn cho sức khỏe và sự phát triển của mỗi trẻ thơ. Ngay cả việc triển khai lấy mẫu máu gót chân trẻ sau khi sinh tại các cơ sở y tế để phát hiện dị tật thường không nhận được sự ủng hộ của các bà mẹ. Bởi họ cho rằng, trẻ mới sinh còn non yếu, nếu bị lấy máu sẽ rất đau. Trong khi đó, thực tế đã có rất nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh được can thiệp sớm, cứu chữa kịp thời và có sự phát triển bình thường là nhờ vào sàng lọc sơ sinh.

Sẽ mở rộng sàng lọc thêm nhiều bệnh

Hiện nay, đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh mới được triển khai tương đối tích cực và hiệu quả tại một số thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… Còn tại nhiều địa phương khác trên cả nước, nhất là những tỉnh nghèo, vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh và trẻ được sàng lọc khi sinh ra còn rất thấp. Tính đến tháng 9 năm nay, trung bình trên cả nước, tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc mới đạt 20% và tỷ lệ trẻ em sơ sinh được sàng lọc đạt 40%; thậm chí có địa phương, tỷ lệ này chỉ 10-20%.

Bà Đỗ Thị Quỳnh Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số (Tổng cục DSKHHGĐ) cho rằng, vấn đề chăm sóc thai sản, khám sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tại nước ta vẫn còn gặp khó khăn từ nhiều phía. Đầu tiên là nhiều sản phụ chưa quan tâm đến chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh, đặc biệt là các sản phụ vùng nông thôn, miền núi. Thậm chí, nhiều thai phụ đi khám thai chỉ với mục đích để biết con trai hay gái.

Mặt khác, kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn của cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số còn hạn chế nên việc người dân biết đến chương trình này còn thấp. Bên cạnh đó, năng lực đội ngũ bác sĩ, nhất là bác sĩ ở các tuyến dưới chưa cao. Một số nơi, cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn nhưng chưa tham gia thực hiện công tác sàng lọc…

Hiện tại, Tổng cục DSKHHGĐ đang xây dựng Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh giai đoạn 2017-2020 nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế của công tác sàng lọc hiện tại. Mục tiêu cụ thể mà đề án đặt ra là đến năm 2020, có ít nhất 50% bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh, 80% trẻ sơ sinh được sàng lọc.

Bà Đỗ Thị Quỳnh Hương cho rằng, hiện nay một số quốc gia trên thế giới đã triển khai sàng lọc từ 30 đến 50 bệnh. Thế nhưng, chương trình sàng lọc tại Việt Nam mới chỉ triển khai rộng rãi và miễn phí với hai bệnh là suy giáp trạng bẩm sinh và thiếu men G6PD. Còn tại một số bệnh viện sàng lọc thêm các bệnh khác, như: Bệnh tim, khiếm thính, rối loạn chuyển hóa, tan máu bẩm sinh... nhưng người dân phải tự chi trả.

Thời gian tới, chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh sẽ tiến tới mở rộng phạm vi các loại bệnh được đưa vào danh mục thanh toán của bảo hiểm y tế để tăng cơ hội tiếp cận cho người dân. Việc thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh không chỉ là chuyện cá nhân của mỗi gia đình mà chính là bước đi lâu dài của ngành Dân số nói riêng và cả xã hội nói chung vì mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi.

Theo Thu Trang/Hà Nội mới

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng ngày 9/5 có thể giảm sâu hơn 1.000 đồng/lít

Giá xăng ngày 9/5 có thể giảm sâu hơn 1.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Dựa trên diễn biến giá xăng dầu thế giới tuần qua, các chuyên gia kinh tế nhận định, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (9/5), có thể giảm sâu với mức hơn 1.000 đồng/lít. Theo đó, giá xăng có thể trở về mốc 23.000 đồng/lít.
Tìm lời giải bài toán ứng phó thiếu nước cho 190 hecta nho Ninh Thuận

Tìm lời giải bài toán ứng phó thiếu nước cho 190 hecta nho Ninh Thuận

(LĐTĐ) “Bài toán khó khăn về nước cung cấp cho 190 hecta cánh đồng nho, khả năng sẽ được giải quyết sau năm 2024”. Đó là thông tin từ ông Trần Hữu Nhân - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
167 nhân viên y tế giỏi ngành Y tế được biểu dương khen thưởng

167 nhân viên y tế giỏi ngành Y tế được biểu dương khen thưởng

(LĐTĐ) Chiều nay (8/5) Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Cục quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; Biểu dương công nhân, lao động giỏi ngành Y tế và trao giải Cuộc thi online “Tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm” lần thứ nhất.
Phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa

Phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa

(LĐTĐ) Ngày 8/5, Ủy ban Pháp luật tổ chức Phiên họp lần thứ 22 để thẩm tra dự án Luật Công chứng (sửa đổi) và đề nghị của Chính phủ về bổ sung dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 6 và 7/5/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đoàn đại biểu LHCĐ thành phố Seoul thăm, làm việc tại Công ty TNHH Doo Jung Việt Nam

Đoàn đại biểu LHCĐ thành phố Seoul thăm, làm việc tại Công ty TNHH Doo Jung Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc tại Thủ đô Hà Nội, chiều 8/5, Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc), do Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ thành phố Seoul Kim Hae Gwang làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc tại Công ty TNHH Doo Jung Việt Nam, thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Trải nghiệm tour đêm độc đáo tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Trải nghiệm tour đêm độc đáo tại Vườn quốc gia Cúc Phương

(LĐTĐ) Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách tham quan và mang đến những trải nghiệm mới lạ, thú vị cho du khách, Vườn quốc gia Cúc Phương đã chính thức mở tour tham quan bằng xe điện xem đom đóm và động vật hoang dã ban đêm từ ngày 4/5/2024.

Tin khác

Gần 1.000 nhân viên y tế Hà Nội tham gia hưởng ứng hiến máu tình nguyện

Gần 1.000 nhân viên y tế Hà Nội tham gia hưởng ứng hiến máu tình nguyện

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, năm 2024, ngành Y tế Thủ đô tổ chức hiến máu tình nguyện theo 2 đợt. Số lượng dự kiến là 1.800 đơn vị máu, chỉ tiêu.
Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 7/5, Sở Y tế Hà Nội long trọng tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Quốc tế điều dưỡng (12/5) năm 2024 với chủ đề “Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô”.
Không phát hiện ngộ độc thực phẩm tại 2 trường tiểu học ở TP.HCM

Không phát hiện ngộ độc thực phẩm tại 2 trường tiểu học ở TP.HCM

(LĐTĐ) Ngày 7/5, đại diện Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đơn vị này không phát hiện ngộ độc thực phẩm tập thể tại 2 trường tiểu học Linh Chiểu (thành phố Thủ Đức) và Đặng Trần Côn (quận 4) như thông tin xuất trên mạng xã hội.
“Đừng đùa” với thuốc nam không rõ nguồn gốc

“Đừng đùa” với thuốc nam không rõ nguồn gốc

(LĐTĐ) Dù đã được các chuyên gia y tế cảnh báo nhiều nhưng thời gian gần đây, các bệnh viện trên địa bàn Thành phố vẫn liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng viêm gan, ngộ độc chì… do sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Thậm chí nhiều người còn sử dụng thuốc lá theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh khiến tình trạng càng thêm nguy kịch.
Hà Nội ghi nhận thêm 3 ca mắc ho gà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh

Hà Nội ghi nhận thêm 3 ca mắc ho gà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 26/4 đến ngày 2/5), Thành phố ghi nhận thêm 3 ca mắc ho gà, giảm 12 trường hợp so với tuần trước. Cả 3 ca mắc đều là trẻ em chưa được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh ho gà.
Nữ bệnh nhân mắc bệnh da liễu do rối loạn di truyền hiếm gặp

Nữ bệnh nhân mắc bệnh da liễu do rối loạn di truyền hiếm gặp

(LĐTĐ) Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thảo Nhi, Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, đơn vị mới tiếp nhận ca bệnh 31 tuổi mắc bệnh lý di truyền hiếm gặp - hội chứng Keratitis-Ichthyosis-Deafness (K.I.D). Được biết, đến nay căn bệnh da liễu này thế giới chỉ ghi nhận 100 ca.
Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

(LĐTĐ) Trước thông tin vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần hiểu rõ thông tin để tránh tâm lý hoang mang không cần thiết.
Đã có 529 người phải nhập viện do nghi ăn bánh mì tại Đồng Nai

Đã có 529 người phải nhập viện do nghi ăn bánh mì tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Sáng 4/5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai), tính đến 6 giờ hôm nay, số ca nhập viện điều trị đã có 529 ca, tăng hơn so với các ngày trước.
Đồng Nai: Công an vào cuộc điều tra vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì

Đồng Nai: Công an vào cuộc điều tra vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì ở tiệm bánh mì Băng tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, thành phố (TP) Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, ngày 3/5, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai đã có văn bản yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh này phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra vụ việc.
Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố. Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, toàn Thành phố phấn đấu đến năm 2030, giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4 người/1.000 dân, trong đó, giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người/1.000 dân.
Xem thêm
Phiên bản di động