Nguyên do khiến bé quấy khóc và cách chọn sữa cho trẻ sơ sinh phù hợp
Tác dụng không ai ngờ tới của sữa mẹ | |
Hiệu quả của probiotics trong kiểm soát tăng men gan, giảm viêm loét dạ dày hành tá tràng |
Trung bình tổng thời gian bé khóc trên 3 tiếng đồng hồ một ngày, mỗi tuần có trên 3 ngày như thế và xảy ra kéo dài trên 1 tuần, cơn khóc thường xảy ra vào chiều tối hay ban đêm.
Khi đó, mặt bé thường nhăn nhó khó chịu, khóc to khó dỗ, đầu gối co lên, lưng cong trông rất đau đón. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bé quấy khóc và mẹ có thể làm gì để “áp chế” hiện tượng này? Những thắc mắc của mẹ sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Quấy khóc hay còn gọi là “khóc mã đề” là tình trạng bé khóc dai dẳng trên 3 tiếng đồng hồ. |
Những nguyên nhân khiến bé quấy khóc
Khi bé quấy khóc kèm theo những dấu hiệu như gây tiếng động rối rít, liếm môi, mút ngón tay hoặc dò dẫm tìm vú mẹ, rất có thể bé yêu của mẹ đang khóc vì đói bụng. Đây cũng được xem là nguyên nhân đầu tiên khiến bé quấy khóc.
Mặt khác, nếu bé quấy khóc sau khi ăn, có thể đó là vì bé cần được ợ hơi. Khi bú, bé thường nuốt luôn không khí. Vì vậy, bé sẽ cảm thấy bứt rứt nếu lượng khí này không được thoát ra ngoài.
Nôn trớ trào ngược cũng thường là nguyên nhân khiến bé quấy khóc vì khi trào ngược, thức ăn dạ dày (có tính acid) hoặc dịch dạ dày được đẩy lên thực quản có thể khiến bé đau hoặc khó chịu. Nôn trớ thường khiến bé mệt mỏi, khó chịu dẫn đến quấy khóc.
Ngoài ra, những kích ứng nhỏ cũng có thể là nguyên nhân. Mẹ hãy kiểm tra xem bé yêu có đang ở tư thế không thoải mái hay bị va đập hay trầy xước không Mẹ nên cởi hết đồ trên người bé để tìm nguyên nhân gây khó chịu, có thể do quần áo quá chật hoặc tay chân bé bị vướng nên thiếu lưu thông.
Nguyên nhân phổ biến khác có thể đến từ những cơn đau bụng không rõ nguyên nhân (cơn đau Colic). Dù chưa được làm sáng tỏ nhưng các cơn đau thắt của bé có thể là do: bé được cho bú quá no hay các cữ bú quá gần nhau, bé bị dị ứng với sữa động vật (đối với trẻ bú bình) hoặc thức ăn mẹ ăn vào (đối với trẻ bú mẹ), hoặc với một số chất kích thích như nicotin, cafein mà mẹ sử dụng; bé bị đầy hơi, chướng bụng; bé chưa quen với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ trong những tháng đầu đời…
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác như rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột hoặc tâm lý cũng có thể là nguyên nhân gây ra các cơn khóc này.
Mẹ làm gì để bé hết quấy khóc?
Mẹ có thể chọn các sản phẩm dinh dưỡng có công thức theo cơ chế làm đặc (có bổ sung hàm lượng tinh bột đúng tiêu chuẩn giúp làm sệt lại trong dạ dày). Việc sử dụng sản phẩm dinh dưỡng làm đặc, nhất là những bé được cho là khóc do trào ngược dạ dày thực quản sẽ giúp bé yêu giảm nôn trớ, từ đó có thể giảm thời gian quấy khóc, đồng thời giúp bé dễ tiêu hoá và hấp thu những dưỡng chất cần thiết.
Lưu ý thêm rằng: mẹ nên chọn sữa bột dành cho trẻ sơ sinh có bổ sung Probiotic – đây được xem là thực phẩm hữu ích giúp làm giảm quấy khóc do cơn đau Colic ở bé nhờ tính năng cải thiện hàng rào bảo vệ của các tế bào biểu mô đường tiêu hóa, tăng sản xuất kháng thể tại chỗ IgA, điều chỉnh hệ miễn dịch (bao gồm cả lympho T) và các vi khuẩn đường ruột khác.
Nếu bé đang bú mẹ, mẹ cần thay đổi và điều chỉnh chế độ ăn uống, không dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá. Hy vọng bài viết trên có thể giúp mẹ “giải mã” những cơn quấy khóc khó chịu ở bé.
Để tránh tình trạng bé quấy khóc vì nôn trớ, mẹ có thể chọn sữa bột dành cho trẻ sơ sinh có bổ sung Probiotic như Optimum Comfort, đồng thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lí để bé có thể hấp thu tốt và ngủ ngon hơn.
P.V
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00