Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ khoa học, khách quan, công bằng

(LĐTĐ) Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thu Thủy cho biết, Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới được ban hành có nhiều điều chỉnh khoa học, khách quan và công bằng; đảm bảo phù hợp với thực tế; tăng cường liêm chính học thuật, học thật, nghiên cứu thật và nâng cao tự chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học.
Những điểm mới trong quy định về chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học Góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số quy định về quản lý thuế Thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế: Trường hợp nào được chi trả 100% theo mức hưởng?

Phóng viên: Lý do ban hành Quy chế mới và quan điểm/chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi xây dựng ban hành Thông tư này là gì, thưa bà?

Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy: Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ được ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 4/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quy chế 08) trước khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (Luật 34) có hiệu lực. Do vậy, có một số quy định trong Quy chế không còn phù hợp với quy định của Luật 34 và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật 34.

Bên cạnh đó, sau 4 năm thực hiện Quy chế 08, qua kiểm tra, giám sát, căn cứ vào các báo cáo của các cơ sở đào tạo tiến sĩ cho thấy một số quy định trong Quy chế cần điều chỉnh để đảm bảo phù hợp với thực tế triển khai, nâng cao tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo trong việc bảo đảm chất lượng đào tạo tiến sĩ.

Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ khoa học, khách quan, công bằng
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thu Thủy.

Cụ thể như quy định về người học, về người hướng dẫn, về thành viên các hội đồng đánh giá, việc tổ chức tuyển sinh, quản lý đào tạo (học chính quy, học trực tuyến, công nhận khối kiến thức đã tích lũy, bảo lưu kết quả học tập…).

Quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi xây dựng và ban hành Quy chế này là kế thừa những quy định tích cực và khả thi gắn với thực tế triển khai hoạt động đào tạo trình độ tiến sĩ của Quy chế 08 tại các cơ sở trong thời gian qua, đồng thời khắc phục một số hạn chế trong thực tiễn triển khai; đặc biệt, tăng cường quy định bảo đảm liêm chính học thuật, học thật, nghiên cứu thật và nhấn mạnh vào vai trò tự chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học theo Luật 34.

Phóng viên: Thực hiện mục tiêu và chủ trương như trên, Quy chế lần này có những điểm đáng chú ý/nổi bật nào?

Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy: Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới có những điều chỉnh khoa học, khách quan và công bằng trong đào tạo trình độ tiến sĩ. Đáng chú ý là tiếp tục mở rộng tự chủ và trách nhiệm giải trình; lượng hóa, chuẩn hóa những quy định về ngoại ngữ và năng lực nghiên cứu khoa học của người hướng dẫn và nghiên cứu sinh; quy định về tổ chức và quản lý đào tạo linh hoạt hơn.

Thứ nhất, để mở rộng tự chủ và trách nhiệm giải trình củac các cơ sở đào tạo tiến sĩ theo Luật 34, Quy chế tiếp tục giảm thiểu những nội dung hướng dẫn chi tiết, thay vào đó, yêu cầu cơ sở đào tạo cụ thể hóa quy trình và thủ tục liên quan.

Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm cao hơn về việc tổ chức triển khai thực hiện từ xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức tuyển sinh và công nhận nghiên cứu sinh, tổ chức đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Thứ hai, để lượng hóa, chuẩn hóa những quy định, đối với người dự tuyển, Quy chế bổ sung minh chứng về trình độ ngoại ngữ (sử dụng các chứng chỉ quốc gia theo khung ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam bên cạnh những chứng chỉ được quốc tế công nhận như IELTS, TOEFL,…).

Các bài báo, báo cáo khoa học trong danh mục tạp chí World of Sciences (WoS) và Scopus vẫn là yêu cầu để minh chứng cho kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu khoa học của người hướng dẫn và đầu ra của nghiên cứu sinh. Bên cạnh đó, Quy chế bổ sung việc chấp nhận các sách chuyên khảo, các công bố tại các tạp chí trong nước có chất lượng tốt theo tiêu chuẩn đánh giá của Hội đồng Giáo sư nhà nước. Các ghi nhận chỉ áp dụng nếu là tác giả chính.

Quy chế cũng cho phép thay thế các công bố nghiên cứu khoa học bằng những kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ đã đăng ký và được cấp bằng độc quyền sáng chế quốc gia hoặc quốc tế; hoặc giải thưởng chính thức của cuộc thi quốc gia hoặc quốc tế trong lĩnh vực nghệ thuật và nhóm ngành thể dục, thể thao, được công nhận bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Cách tính điểm sẽ căn cứ theo khung điểm tối đa của Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định, với tổng điểm đối với người hướng dẫn là 4,0 và đối với đầu ra của nghiên cứu sinh là 2,0.

Thứ ba, nhằm đáp ứng hiệu quả trước sự thay đổi trong quá trình đào tạo, các quy định về tổ chức và quản lý đào tạo trong Quy chế này linh hoạt hơn và do cơ sở tự chủ quyết định.

Theo đó, người học được tạo điều kiện bảo lưu kết quả học tập trong thời gian nhất định để tiếp tục theo học và nghiên cứu nếu có nhu cầu.

Quy chế điều chỉnh tăng số lượng nghiên cứu sinh/người hướng dẫn trong cùng một thời gian. Quy định này nhằm thu hút, tận dụng tri thức của những người đủ điều kiện để đóng góp vào công tác nghiên cứu, đào tạo thế hệ tương lai, nhưng không làm giảm chất lượng đào tạo.

Cụ thể: Giáo sư được hướng dẫn độc lập tối đa 7 nghiên cứu sinh; Phó Giáo sư hoặc Tiến sĩ khoa học được hướng dẫn độc lập tối đa 5 nghiên cứu sinh; Tiến sĩ được hướng dẫn độc lập tối đa 3 nghiên cứu sinh. Trường hợp đồng hướng dẫn 1 nghiên cứu sinh được tính quy đổi tương đương hướng dẫn độc lập 0,5 nghiên cứu sinh.

Các mốc thời gian đào tạo tiến sĩ cũng được thay đổi so với trước để đáp ứng yêu cầu đào tạo thực tiễn. Theo đó, tổng thời gian đào tạo tiêu chuẩn là từ 3-4 năm. Tổng thời gian học tập nghiên cứu trước khi trình hồ sơ thực hiện quy trình phản biện độc lập và bảo vệ cấp cơ sở là 06 năm. Thời hạn để hoàn thành các thủ tục bảo vệ luận án ở cơ sở sau thời gian này là từ 06 tháng đến 01 năm theo tình hình thực tế do cơ sở đào tạo quyết định.

Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ khoa học, khách quan, công bằng
Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới được ban hành có nhiều điều chỉnh khoa học, khách quan và công bằng; đảm bảo phù hợp với thực tế.

Để bảo đảm khách quan, công bằng và xác định đúng vai trò của phản biện độc lập, quy trình phản biện cũng có thay đổi. Phản biện độc lập là một trong những kênh hỗ trợ cho cơ sở đào tạo nhìn nhận lại chất lượng đào tạo. Đánh giá của các chuyên gia bên ngoài cơ sở đào tạo về chất lượng luận án của nghiên cứu sinh là căn cứ để cơ sở đào tạo có giải pháp cải tiến quy trình đào tạo và nâng cao chất lượng.

Ngoài ra, quy trình phản biện có thể tiến hành đến 2 lần, tăng so với 1 lần như quy định trước, nhằm đảm bảo nghiên cứu sinh và người đánh giá có cơ hội giải trình hoặc bảo lưu quan điểm trong nghiên cứu của mình.

Phóng viên: Quy chế bổ sung việc công nhận bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước. Ở thời điểm hiện tại, vì sao điều này là cần thiết, thưa bà?

Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy: Thứ nhất, Việt Nam hiện có trên 600 tạp chí khoa học, và trong hệ thống tạp chí được Hội đồng Giáo sư nhà nước tính điểm có hơn 400 tạp chí.

Chất lượng của một số tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín ở trong nước trong gần 5 năm vừa qua đã thật sự thay đổi rất tích cực và cần được ghi nhận. Chúng ta đang có 1 tạp chí được chỉ mục trong cơ sở dữ liệu SCIE (Science Citation Index Expansed), 6 tạp chí thuộc ESCI (Emerging Sources Citation Index) của Web of Sciences, 8 tạp chí Scopus và 18 tạp chí được chỉ mục trong cơ sở dữ liệu của ACI (ASEAN Citation Index).

Do đó, sự ghi nhận, công nhận đối với các tạp chí trong nước sẽ là động lực để các tạp chí khoa học phấn đấu nâng cao chất lượng, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế bằng nội lực, từ đó, đẩy mạnh việc quan tâm xây dựng các tạp chí trong nước vươn lên đẳng cấp quốc tế.

Thứ hai, bên cạnh việc góp phần đưa kết quả nghiên cứu của người hướng dẫn và nghiên cứu sinh đến với cộng đồng khoa học quốc tế, việc công bố các kết quả nghiên cứu qua các tạp chí có uy tín ở trong nước là một kênh để những sản phẩm khoa học có giá trị phù hợp với điều kiện của Việt Nam đến được với đông đảo những người quan tâm ở trong nước.

Đây là sự ghi nhận các kết quả nghiên cứu ứng dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn, góp phần tư vấn và xây dựng chính sách tại Việt Nam.

Quy định này cũng khẳng định trách nhiệm, đóng góp đối với quốc gia của các nhà khoa học, nghiên cứu sinh Việt Nam.

Phóng viên: Triển khai thực hiện Quy chế này, các cơ sở đào tạo tiến sĩ cần lưu ý gì để vừa đảm bảo chất lượng đào tạo tinh hoa, vừa đảm bảo sự tồn tại, phát triển?

Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy: Đào tạo tiến sĩ là bậc đào tạo cao nhất trong giáo dục đại học và trong hệ thống giáo dục quốc dân, là đào tạo tinh hoa, đào tạo những nhà khoa học, những nhà nghiên cứu. Do đó, việc đào tạo phải chuẩn từ chất lượng đầu vào, đảm bảo cơ chế có sàng lọc trong quá trình đào tạo và đạt chuẩn chất lượng đầu ra, cũng như phải có tính hội nhập trong bối cảnh quốc tế hóa hiện nay.

Tuy nhiên, việc chuyển từ đào tạo theo số lượng sang chú trọng chất lượng sẽ tạo ra nhiều thách thức cho cả nghiên cứu sinh, người hướng dẫn và cơ sở đào tạo, nhất là khi trình độ và chất lượng đào tạo giữa các cơ sở, các lĩnh vực đào tạo chưa đồng đều.

Vì vậy, các cơ sở đào tạo tiến sĩ cần chủ động xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nghiên cứu sinh, người hướng dẫn trong việc công bố nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước; kết nối các đề tài nghiên cứu của cơ sở với đề tài nghiên cứu khoa học các cấp; đồng thời, tăng cường sự hợp tác giữa cơ sở đào tạo tiến sĩ - viện nghiên cứu và doanh nghiệp để hỗ trợ các nghiên cứu đặt hàng và chuyển giao công nghệ.

Phóng viên: Xin cảm ơn bà!

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Xem thêm
Phiên bản di động