Phát huy hiệu quả mô hình nhà chờ xe buýt văn minh từ dân vận khéo

(LĐTĐ) Từ nay, người dân xã Đại Áng (Thanh Trì, Hà Nội) đã có chỗ nghỉ chân trong lúc chờ đón các chuyến xe buýt, bởi 5 nhà chờ vừa được lắp đặt trên các tuyến đường thôn, xã. Đại Áng là địa phương đầu tiên trên địa bàn huyện Thanh Trì có hệ thống điểm chờ xe buýt văn minh từ nguồn kinh phí được xã hội hóa.
Hà Nội: Người có công, người khuyết tật, người cao tuổi sẽ được dùng thẻ xe buýt miễn phí không thời hạn Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt “Xanh hóa” xe buýt Thủ đô: Biến quyết tâm thành hiện thực

Điểm chờấm lòng dân

Thường xuyên dậy từ sáng sớm để đợi xe buýt đi làm, anh Nguyễn Thành Trung cho biết, do không có nhà chờ xe buýt nên anh thường đứng bên lề đường chờ xe. Ngoài việc phải đứng mỏi chân, có nhiều hôm anh còn gặp phải mưa, lạnh, gió rét. Vì vậy, điểm chờ xe buýt mới được lắp đặt tại xã Đại Áng rất có ý nghĩa với anh và nhiều người dân ở nơi đây. Đặc biệt là học sinh, sinh viên đến trường bằng phương tiện công cộng.

Ở khu vực nội đô, trên các tuyến xe buýt, các ngành chức năng đều xây nhà chờ cho người sử dụng phương tiện công cộng. Tuy nhiên, ở khu vực ngoại thành, đa phần các tuyến xe buýt chưa được đầu tư xây dựng nhà chờ.

Ngày 23/11, người dân xã Đại Áng vui mừng và bất ngờ khi hàng loạt các nhà chờ xe buýt được lắp đặt và đưa vào sử dụng. Khi được biết đây là mô hình của Hội Cựu chiến binh xã Đại Áng, nhiều người dân bày tỏ sự xúc động. Bà Đỗ Thị Lan, một người dân xã chia sẻ: “Bà con rất cảm ơn tấm lòng của các đồng chí cựu chiến binh, những người luôn cống hiến vì nhân dân”.

Phát huy hiệu quả mô hình nhà chờ xe buýt văn minh từ dân vận khéo
Đại Áng là địa phương đầu tiên trên địa bàn huyện Thanh Trì có hệ thống điểm chờ xe buýt văn minh từ nguồn kinh phí được xã hội hóa của Hội Cựu chiến binh xã.

Nói về mô hình, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Đại Áng Nguyễn Văn An cho biết, thời gian qua, chứng kiến người dân đứng ngoài trời đợi xe buýt phải chịu mưa, nắng, Hội đã họp và đưa ra ý tưởng xây dựng nhà chờ xe buýt trên các điểm xe buýt dừng đón, trả khách.

“Điểm tựa lớn nhất để Hội Cựu chiến binh xã biến ý tưởng thành hiện thực trong xây dựng công trình là được sự ủng hộ nhiệt tình từ chính hội viên. Thấy việc làm thiết thực và ý nghĩa, đã có nhiều nhà hảo tâm, doanh nghiệp cùng chung tay góp sức ủng hộ kinh phí để thực hiện”, ông Nguyễn Văn An cho biết.

Nhà chờ xe buýt có kích thước cao 2m, sâu 1,5m, dài 3,2m và có ghế ngồi rộng 25-30cm, cao 40cm, dài 2,7m. Chi phí xây dựng mỗi điểm chờ từ 10 triệu đồng, tùy thuộc vào vị trí, hạ tầng của từng điểm xây dựng khác nhau. 5 điểm chờ xe buýt có tổng kinh phí được xã hội hóa là 50 triệu đồng.

Đây là địa phương đầu tiên trên địa bàn huyện có hệ thống điểm chờ xe buýt văn minh từ nguồn kinh phí được xã hội hóa của Hội Cựu chiến binh, được sự đồng tình ủng hộ và đánh giá cao của cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân.

Việc làm ý nghĩa của Hội Cựu chiến binh xã Đại Áng vừa góp phần xây dựng đô thị văn minh, đáp ứng yêu cầu theo tình hình mới vừa giúp người dân thuận tiện hơn khi sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng. Đồng thời khẳng định ý chí, bản lĩnh của những người lính Cụ Hồ, luôn tiên phong, gương mẫu đi đầu trên mọi mặt trận, với những việc làm cụ thể, thiết thực cùng cả hệ thống chính trị xã góp phần hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chủ tịch Hội Nguyễn Văn An cũng tự hào cho biết, đây là công trình thiết thực chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12/1989 - 6/12/2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và hướng tới Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Kết quả từ mô hình dân vận khéo

Được biết, hệ thống điểm chờ xe buýt văn minh của Hội Cựu chiến binh xã Đại Áng là một trong những mô hình hay thông qua phong trào thi đua "Dân vận khéo".

Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, 15 năm qua, huyện Thanh Trì đã để lại những dấu ấn đổi mới trong công tác dân vận, phong trào thi đua xây dựng mô hình và nhân rộng điển hình “Dân vận khéo” trên địa bàn. Qua đó, nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trên địa bàn huyện.

Phát huy hiệu quả mô hình nhà chờ xe buýt văn minh từ dân vận khéo
Công trình thiết thực chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12/1989 - 6/12/2024).

Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Nguyễn Thị Thu Huyền cho biết, từ năm 2009 đến nay, huyện và các xã, thị trấn xây dựng được 2.454 điển hình “Dân vận khéo” trong đó, có 2.399 tập thể, 376 cá nhân. Trong đó, có nhiều điển hình có giá trị về kinh tế, văn hóa - xã hội, ý nghĩa chính trị, có sức lan tỏa đã và đang được các địa phương trong huyện học tập.

Từ việc thực hiện phong trào thi đua dân vận khéo đã phát hiện, nhân rộng nhiều tấm gương điển hình, nhiều mô hình cách làm hay, sáng tạo. Điển hình như mô hình xã hội hóa kè ao, lắp đặt dụng cụ thể dục thể thao, trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường,… toàn huyện đã kè được 58 ao hồ, số tiền xã hội hóa 18 tỷ đồng; trồng trên 20 nghìn cây xanh, số tiền xã hội hóa trên 4 tỷ đồng; lắp đặt dụng cụ thể dục thể thao tại 62 điểm vui chơi cộng cộng, số tiền xã hội hóa trên 3 tỷ đồng.

Mô hình xã hội hóa lắp đặt camera an ninh tại các tuyến đường giao thông thôn, xóm - toàn huyện đã lắp đặt đc 454 camera, số tiền xã hội hoa trên 1,5 tỷ đồng. Mô hình tổ liên gia phòng cháy chữa cháy và lắp đặt tủ phòng cháy chữa cháy tại các ngõ trong khu dân cư; toàn huyện đã lắp đặt 900 tủ, số tiền xã hội hóa trên 1,2 tỷ đồng. Thành lập trên 160 tổ liên gia phòng cháy chữa cháy.

Đặc biệt, năm 2024, toàn huyện có 156/261 mô hình “Dân vận khéo” đã được xây dựng, đạt tỷ lệ 98%. Nhiều điển hình có giá trị về kinh tế, ý nghĩa chính trị, có sức lan tỏa đã và đang được các địa phương trong huyện học tập như: xã hội hóa nâng cấp, mở rộng đường làng ngõ xóm; xây dựng cải tạo các công trình phúc lợi công cộng, điểm sinh hoạt cộng đồng, xây dựng tuyến đường hoa kiểu mẫu; xây dựng cải tạo nhà văn hóa; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn; xây dựng xã an toàn về an ninh nông thôn;…

Công tác dân vận khéo còn giúp vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc; duy trì và phát huy truyền thống Bộ đội cụ Hồ; xây dựng làng, tổ dân phố văn hoá.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, chiều 25/11, các đại biểu cho biết, trẻ em đang ngày càng phải đối mặt với những hình thức quảng cáo tinh vi, đòi hỏi cần có những quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền lợi của các em.
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh

LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh

(LĐTĐ) Chiều 25/11, tại trụ sở Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã diễn ra hội đàm giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội với Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc).
Phương pháp luận về Chuyển đổi số của Viettel Solutions là thành công điển hình của năm tại BIG Awards for Business 2024

Phương pháp luận về Chuyển đổi số của Viettel Solutions là thành công điển hình của năm tại BIG Awards for Business 2024

(LĐTĐ) Dịch vụ Tư vấn Chuyển đổi số với phương pháp luận Viettel Agile của Viettel Solutions vừa được Giải thưởng quốc tế BIG Awards for Business 2024 công bố là điển hình của năm (Case Study of the Years).
Cụm thi đua số 3 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Hướng về cơ sở, vì người lao động

Cụm thi đua số 3 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Hướng về cơ sở, vì người lao động

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 3 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng. Với nhiều hoạt động hướng về cơ sở, vì người lao động, kịp thời bảo vệ quyền lợi, chăm lo đời sống, hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn… các đơn vị trong Cụm thi đua số 3 đã thực sự khẳng định được vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn.
Ngày 28/11, sẽ tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích”

Ngày 28/11, sẽ tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích”

(LĐTĐ) Từ 276 sản phẩm của 142 doanh nghiệp đạt đủ điều kiện, tiêu chí tham gia để tổ chức bình chọn, Ban tổ chức quyết định tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024 vào tối 28/11, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội).
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bun-ga-ri Ru-men Ra-đép và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bun-ga-ri tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11/2024. Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Ru-men Ra-đép.
Trải nghiệm độc đáo với robot nấu phở tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024

Trải nghiệm độc đáo với robot nấu phở tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa chính thức công bố thông tin chi tiết về Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024. Với chủ đề ấn tượng "Hà Nội kết nối năm châu", lễ hội không chỉ là nơi hội tụ của tinh hoa ẩm thực mà còn là cầu nối văn hóa đặc sắc giữa Thủ đô với bạn bè quốc tế.

Tin khác

LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh

LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh

(LĐTĐ) Chiều 25/11, tại trụ sở Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã diễn ra hội đàm giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội với Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc).
Ngày 28/11, sẽ tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích”

Ngày 28/11, sẽ tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích”

(LĐTĐ) Từ 276 sản phẩm của 142 doanh nghiệp đạt đủ điều kiện, tiêu chí tham gia để tổ chức bình chọn, Ban tổ chức quyết định tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024 vào tối 28/11, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội).
Trải nghiệm độc đáo với robot nấu phở tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024

Trải nghiệm độc đáo với robot nấu phở tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa chính thức công bố thông tin chi tiết về Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024. Với chủ đề ấn tượng "Hà Nội kết nối năm châu", lễ hội không chỉ là nơi hội tụ của tinh hoa ẩm thực mà còn là cầu nối văn hóa đặc sắc giữa Thủ đô với bạn bè quốc tế.
Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh

Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh

(LĐTĐ) Chiều 25/11, đồng chí Đỗ Anh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội đã thay mặt Thành ủy chủ trì tiếp xã giao Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc), do đồng chí Tôn Lập Đông - Thành viên Đảng đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kinh phí Tổng Công hội Bắc Kinh dẫn đầu.
Hà Nội ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi

(LĐTĐ) Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 15/11 đến ngày 22/11), trên địa bàn Thành phố ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi (tăng 3 ca so với tuần trước đó), trong đó có 26 trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng sởi.
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Những chính sách trong Luật Thủ đô năm 2024 sẽ tạo đột phá cho sự phát triển và nâng tầm đô thị của Thủ đô. Đây cũng là nền tảng quan trọng mở đường đưa Thủ đô Hà Nội tiến lên một vị thế mới, xứng tầm là hạt nhân, trung tâm hội tụ, lan tỏa của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động