Phát huy hào khí tháng Tám xây dựng Thủ đô giàu đẹp
Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào mừng Bản Tuyên ngôn Độc lập và phát huy hào khí tháng Tám Tiếp lửa truyền thống từ những “địa chỉ đỏ” cách mạng |
Từ tháng 4/1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức. Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân.
Ngày 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: Tập trung, thống nhất, kịp thời.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ, Thành ủy Hà Nội đã phát động người dân đứng lên giành chính quyền vào ngày 19/8/1945. Ảnh tư liệu |
23h ngày 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định Quốc kỳ, Quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18/8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và một số đô thị khác…Tuy nhiên, cuộc tổng khởi nghĩa 19/8 thành công ở Hà Nội mới là “pháo hiệu” cổ vũ phong trào vùng lên giành chính quyền trên khắp mọi miền đất nước.
Theo các tư liệu lịch sử, ngay từ sáng sớm ngày 19/8/1945, Hà Nội đỏ rực màu cờ cách mạng. Hàng vạn nông dân, dân nghèo, với các vũ khí thô sơ từ Láng, Mọc kéo ra chiếm đại lý Hoàn Long, tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng khu vực Ngã Tư Sở, mở đầu cho cuộc khởi nghĩa ở nội thành.
Cạnh đó, hàng vạn quần chúng nhân dân ngoại thành, từ các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên, Hoài Đức, Đan Phượng (Hà Đông), Gia Lâm (Bắc Ninh) mang theo cờ Việt Minh, gậy gộc, mã tấu, dao phát bờ, câu liêm tiến vào nội thành với sức mạnh như thác đổ.
Tất cả đều tập hợp trước Nhà hát lớn. Cả thành phố Hà Nội như rung chuyển trong tiếng hô khẩu hiệu: "Ủng hộ Việt Minh", “Chính quyền nhân dân cách mạng", "Cách mạng thành công muôn năm", "Lập Ủy ban dân quân cách mạng", “Việt Nam hoàn toàn độc lập", “Đả đảo các cuộc xâm lăng", “Đả đảo mọi thế lực chống cách mạng Việt Nam”, “Chống xâm lăng"...
Đúng 11h, trước hơn 20 vạn người tập trung trước Nhà hát lớn, Ủy ban Khởi nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa. Sau đó cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang giành chính quyền. Quần chúng cách mạng có các đơn vị vũ trang tự vệ dẫn đầu chia thành hai khối lớn đi chiếm các vị trí trọng yếu: Phủ Khâm sai, Sở Bưu điện, Sở Cảnh sát...
Trước sức mạnh áp đảo của quần chúng và lực lượng tự vệ kiên cường, hầu hết các công sở chính quyền địch đều nhanh chóng về tay nhân dân. Riêng ở trại lính bảo an, quân Nhật cho xe tăng chặn đầu đoàn biểu tình, nhưng trước khí thế sôi sục của quần chúng, lại được các đồng chí ta thuyết phục, nói rõ chính sách của Đảng, Việt Minh, chúng phải rút lui.
Ngay khi chiếm được Phủ Khâm sai, đồng chí ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ có mặt tại đó gọi điện cho Thị trưởng, Tỉnh trưởng các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định báo tin cách mạng đã thành công ở Hà Nội, ra lệnh cho chúng phải nhanh chóng trao chính quyền cho Việt Minh địa phương. Tối ngày 19/8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội kết thúc thắng lợi.
Ngày 20/8, Ủy ban Nhân dân cách mạng Hà Nội được thành lập, Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời Bắc Bộ cũng được tổ chức. Khởi nghĩa thành công ở Hà Nội như một tiếng bom vang dội nhanh chóng lan truyền khắp nơi, động viên, cổ vũ nhân dân cả nước gấp rút nổi dậy giành chính quyền. Gần như toàn bộ các tỉnh miền Bắc đến Thanh Hoá, Nghệ An đều tiếp theo Hà Nội tiến hành khởi nghĩa. Quân đội chính quyền Trung Hoa Dân quốc (Tưởng Giới Thạch) mới vào tỉnh lỵ ở thượng du, thì tất cả các vùng trung du, châu thổ đã rợp bóng cờ cách mạng. Chính quyền đã về tay nhân dân.
Thắng lợi ở Hà Nội đã tạo điều kiện để Trung ương Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh chuyển đại bản doanh về Hà Nội, từ đó chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước đi đến thắng lợi hoàn toàn, chuẩn bị các điều kiện đón tiếp quân Đồng minh. Cố Tổng Bí thư Trường Chinh nhận định: “Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở miền Bắc gồm cả Hà Nội, Huế là thắng lợi có tính chất quyết định của cuộc khởi nghĩa. Thắng lợi của miền Bắc tạo điều kiện và cổ vũ nhân dân ở Nam Bộ và những vùng chưa giải phóng nổi dậy giành chính quyền không chậm trễ được nữa". Hà Nội xứng đáng là ngọn cờ đầu của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945.
76 mùa Thu cách mạng đã qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã đạt được những thành tựu toàn diện trong xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, giàu đẹp. Thời kỳ mới, tình hình mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô phát huy hào khí tháng Tám, quyết tâm xây dựng Thủ đô ngày càng hiện đại, văn minh, đời sống của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Trước mắt là đoàn kết, chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19 để đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.
(Bài viết có sử dụng các tư liệu lịch sử)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải Cuộc thi “Sáng tác ca khúc dành cho học sinh”
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
Thanh Trì: Tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu
Tăng cường các hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên ngành GTVT Hà Nội
Hoa hậu Biển Việt Nam không chỉ là cuộc thi nhan sắc
Nữ kỹ sư và sáng kiến tiết kiệm hàng tỷ đồng
Thúc đẩy vai trò, trách nhiệm và khả năng đóng góp của phụ nữ Dầu khí Việt Nam
Tin khác
Đưa Khu kinh tế Nghi Sơn thực sự là động lực tăng trưởng của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ
Sự kiện 15/11/2024 17:46
Lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên
Sự kiện 15/11/2024 17:34
Đã đầy đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Sự kiện 15/11/2024 16:05
Xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám bệnh, chữa bệnh
Sự kiện 15/11/2024 13:27
Áp thuế giá trị gia tăng đối với phân bón sẽ được lấy ý kiến đại biểu Quốc hội
Sự kiện 15/11/2024 07:24
Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 14/11/2024 12:15
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)
Sự kiện 14/11/2024 09:57
Trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận
Sự kiện 13/11/2024 16:28
Đường sắt tốc độ cao để bổ sung cho hệ thống vận tải chứ không phải cạnh tranh
Sự kiện 13/11/2024 14:35
Đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao: Hiện nay là thời điểm thích hợp!
Sự kiện 13/11/2024 14:10