Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo Nghị định 147 sẽ thay đổi thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam |
Nhiều quảng cáo tạo ra áp lực tâm lý đến trẻ em
Thảo luận về dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, đại biểu Quốc hội Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn tỉnh Lâm Đồng) cho rằng, trẻ em đang ngày càng đối mặt với những hình thức quảng cáo tinh vi và xâm nhập, đòi hỏi cần có những quy định pháp luật cụ thể về bảo vệ quyền lợi của các em.
“Trong kỷ nguyên số, trẻ em đang phải đối mặt với một đại dương quảng cáo khổng lồ, các thuật toán thông minh không ngừng phân tích hành vi của trẻ để đưa ra những quảng cáo cá nhân hóa, vô hình trung tạo ra một áp lực lớn tâm lý đến các em.
Nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc quá sớm với những quảng cáo thường xuyên, có thể dẫn đến những vấn đề như tiêu dùng bốc đồng, hình thành những chuẩn mực không lành mạnh về vẻ đẹp và thành công, thậm chí gây ra các rối loạn tâm lý. Mặc dù đã có những quy định rõ ràng, tuy nhiên, việc bảo vệ trẻ em trước quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo trên mạng xã hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn”, theo đại biểu.
Đáng chú ý là quảng cáo trên mạng xã hội rất đa dạng và khó kiểm soát, đặc biệt là quảng cáo hiển thị trên các trang web không chính thức. Các nhà quảng cáo luôn tìm kiếm những cách thức mới để thu hút sự chú ý của trẻ em, đôi khi vượt quá những giới hạn cho phép của pháp luật. Nhiều phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của quảng cáo đối với trẻ em, dẫn đến việc không có sự giám sát chặt chẽ.
Cần giải pháp quản lý quảng cáo qua mạng để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em. Ảnh minh họa: P.N |
Vì vậy, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh đề nghị định nghĩa rõ ràng về quảng cáo nhằm vào trẻ em, bao gồm cả quảng cáo trực tiếp và quảng cáo gián tiếp; chi tiết hóa các quy định về nội dung, hình thức quảng cáo nhằm vào trẻ em. Đồng thời, tăng cường các biện pháp xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định, xây dựng một cơ chế giám sát hiệu quả để phát hiện và xử lý các vi phạm.
Bên cạnh đó, cần tăng cường hợp tác quốc tế với các quốc gia khác để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và cùng nhau xây dựng các tiêu chuẩn chung về quảng cáo nhằm vào trẻ em trên các nền tảng xuyên biên giới.
Quy định rõ cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ
Đại biểu Lê Văn Khảm (Đoàn tỉnh Bình Dương) cũng đề cập đến ảnh hưởng của quảng cáo đối với trẻ em. Theo ông, nhiều nghiên cứu và quan sát thực tế cho thấy, quảng cáo có tác động và tác động có tính chất tích lũy đến cảm xúc, hành vi, cách cảm nhận về các chuẩn mực đến tâm lý, thái độ sống, lối sống của trẻ em.
Luật Quảng cáo hiện hành đã có quy định về việc cấm quảng cáo, tạo cho trẻ em có suy nghĩ, hành động trái với đạo đức và thuần phong mỹ tục và cấm quảng cáo xấu đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ em.
Những quy định này là đúng, nhưng còn tương đối chung chung, chưa thực sự rõ ràng, và việc nhận diện hay đánh giá thế nào về ảnh hưởng xấu của quảng cáo đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ em là vấn đề cần quan tâm.
Nếu quảng cáo hướng đến trẻ em thì ngay từ khâu thẩm định, phê duyệt đã có sự chú ý từ các chuyên gia và các cơ quan chức năng để xem xét, đánh giá. Nhưng có những quảng cáo không trực tiếp, hoặc không hoàn toàn hướng đến trẻ em, nhưng trẻ em cũng có thể bị tác động khi tiếp nhận quảng cáo, thì việc nhận diện và đánh giá tác động là khó khăn.
Ông Khảm cho rằng, một số quảng cáo có thể chưa vi phạm đến thuần phong mỹ tục, nhưng có những hình ảnh không đẹp mắt, như quảng cáo thực phẩm có hình ảnh người truyền tải, có động tác hay cách ăn uống rất xấu làm cho trẻ em tưởng rằng thế là đúng, thế là vui, trong khi chúng ta còn đang dạy trẻ em “học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Hoặc quảng cáo có hình ảnh cơ thể như hình dáng, kích thước hay cân nặng của người truyền tải quảng cáo làm cho thanh, thiếu niên bị ám ảnh về hình thể của mình, dẫn đến các em có thể mặc cảm, rối loạn ăn uống, thậm chí là bất mãn hoặc ghét chính bản thân mình. Hay những quảng cáo có ẩn dụ về tình dục, làm cho trẻ tò mò và tìm kiếm thông tin mà không phải từ những bài học giáo dục giới tính mà từ những ẩn ý có từ quảng cáo...
Vì thế, đại biểu Lê Văn Khảm đề nghị nghiên cứu quy định rõ hơn nội dung về cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và phát triển bình thường của trẻ em, và cần phải có tổ chức chuyên trách thực hiện nhiệm vụ đánh giá và giám sát việc quảng cáo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
3 doanh nghiệp bị phạt do vi phạm báo cáo về tài chính và trái phiếu
Tạo chuyển biến tích cực về trật tự an toàn giao thông
Thạch Thất ra quân đảm bảo trật tự giao thông, đô thị
Thạch Thất đề xuất 140 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2023 - 2024
Gỡ vướng dự án xây dựng đoạn nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025
Tin khác
Mở rộng đối tượng được vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài
Sự kiện 14/12/2024 20:07
Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Sự kiện 13/12/2024 15:48
Nghệ An thông qua kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sự kiện 13/12/2024 15:46
Tôn vinh những đóng góp của Nguyễn Đình Thi đối với nền văn học, nghệ thuật
Sự kiện 12/12/2024 22:35
Nâng cao trải nghiệm di chuyển tuyến metro số 1
Sự kiện 12/12/2024 17:58
Năm 2025, xem xét sửa Luật Báo chí, xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân
Sự kiện 11/12/2024 15:02
Đề xuất nghiên cứu chế tài xử lý hành vi thao túng thị trường bất động sản
Sự kiện 10/12/2024 14:04
Tô thắm truyền thống văn hiến, anh hùng của Thủ đô
Sự kiện 10/12/2024 12:30
Sức lan tỏa toàn cầu, mang lại vị thế đặc biệt cho Giải thưởng VinFuture
Sự kiện 07/12/2024 11:16
TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa chào đón Tết Dương lịch 2025
Sự kiện 06/12/2024 17:30