Bản Tuyên ngôn Độc lập và phát huy hào khí tháng Tám

Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9 (2/9/1945 – 2/9/2020) vào dịp cả nước đã và đang tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII nên những “di sản” của bản Tuyên ngôn Độc lập thực sự là kim chỉ nam trong cương lĩnh chính trị về xây dựng đất nước thịnh cường, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Cận cảnh ngôi nhà 48 Hàng Ngang, nơi Bác Hồ soạn thảo "Tuyên ngôn Độc lập"
Trở lại nơi ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập
“Địa chỉ đỏ” lưu giữ tinh thần cách mạng
2526 bac hy yyc tuyen ngon yyc lyp ynh ty liyu
Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 (ảnh Tư liệu)

75 mùa Thu đã qua, nhớ lại vào sáng ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt hơn 80 năm dưới ách cai trị của Thực dân Pháp.

Trong Tuyên ngôn Độc lập bất hủ, vang vọng non sông, Người nói: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong các quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Và Người tiếp tục khẳng định: “Mọi người Việt Nam quyết giữ vững nền độc lập ấy. Không có gì quý hơn độc lập tự do”!

Từ Bản Tuyên ngôn Độc lập ấy, 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự đồng tâm, hiệp lực của mọi tầng lớp, tôn giáo trong xã hội... dân tộc ta đã làm nên những chiến công hiển hách trên mọi lĩnh vực. Mở đầu là “chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành khăn đỏ nên thiên sử vàng”- chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954) buộc quân đội viễn chinh Pháp phải rút hoàn toàn khỏi chiến trường Đông Dương, đồng thời buộc các bên phải ngồi vào bàn đàm phán bằng việc ký kết Hiệp định Giơ- Ne- Vơ về tổng tuyển cử tự do.

Tiếp đó là cuộc chiến tranh thần kỳ 25 năm đánh bại sự can thiệp của đế quốc Mỹ làm nên đại thắng mùa xuân 1975, non nông thu về một mối. Hòa Bình lập lại chưa lâu, niềm vui thống nhất chưa trọn vẹn thì một lần nữa quân đội Nhân dân Anh hùng phải làm nhiệm vụ quốc tế cao cả là giúp nước bạn Camphuchia chống lại chế độ diệt chủng của Pôn- Pốt và tiếp đó là cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc. Có thể nói với tâm niệm “Không có gì quý hơn độc lập tự do” dù trong bất luận hoàn cảnh nào, phẩm giá và nhân cách của con người Việt Nam luôn bừng sáng.

Chiến tranh dần khép lại, cũng là lúc cả dân tộc phải gồng mình với nạn đói triền miền, một phần do hệ quả của cuộc chiến để lại, một phần do sự bao vây cấm vận của chính phủ Mỹ lúc bấy giờ. Tuy nhiên, không để có tình cảnh đói nghèo diễn ra quá lâu, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã quyết định mở cửa nền kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập với bên ngoài. Chính nhờ quyết sách đúng đắn này của Đảng mà thế và lực của Việt Nam nay đã hoàn toàn khác.

Từ nước nghèo, đến nay chúng ta đã vươn lên thành quốc gia có mức thu nhập trung bình; Từ một quốc gia bị bao vây, cấm vận đến nay Việt Nam đã tham gia đầy đủ vào các tổ chức của quốc tế; Yếu tố nội lực đang ngày được phát huy để khẳng định chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

2545 ynh vn
Toàn thể dân tộc Việt Nam nguyện đoàn kết một lòng xây dựng đất nước giàu mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ (ảnh: HNM)

Để đạt được những thành tựu trên trong suốt hơn 75 năm qua, ngoài sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự điều hành năng động của Chính phủ, chính quyền các cấp; sự đoàn kết một lòng của mọi thành phần, tôn giáo trong xã hội, giai cấp công nhân – người lao động luôn đóng góp phần quan trọng. Thời chiến tranh, tuy không trực tiếp ra mặt trận, song công nhân lao động đã hăng say sản xuất tại hậu phương để tiếp viện các nhu yếu cần thiết cho chiến trường, góp phần làm nên những chiến thắng vĩ đại.

Thời bình, với vai trò là chủ thể sản xuất, đội ngũ công nhân viên chức, người lao động đang ngày đêm miệt mài lao động, góp phần làm giàu cho đất nước. Với tư cách là Tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Đảng, thầm nhuần tư tưởng trong Bản Tuyên ngôn Độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc 75 năm trước, Tổ chức Công đoàn đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước để kịp thời tạo ra cơ chế chính sách tốt nhất cho người lao động. Cụ thể, như giờ làm, tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm, cơ chế mua cổ phiếu trong doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp- chế xuất.

Công đoàn luôn là người đại diện uy tín bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp cho công nhân lao động. Đây chính là tiền đề, để Công đoàn Việt Nam nói chung, Công đoàn Thủ đô nói riêng vững tin khi Việt Nam đã, đang và sẽ thực thi nhiều Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. Để tiếp tục khẳng định vai trò của Công đoàn, mới đây trong Nghị quyết số 50 của Bộ Chính trị về định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chỉ rõ “ở đâu doanh nghiệp có 25 lao động trở lên phải có tổ chức Công đoàn”.

Phát huy tinh thần Cách mạng tháng Tám bất diệt; phát huy những giá trị bất hủ của Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong bối cảnh thế giới có những đổi thay mau lẹ; trong bối cảnh cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng đã Đại hội xong Đảng bộ cơ sở các cấp, hướng tới Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trên dưới một lòng cùng nhau bảo vệ nền độc lập - tự do cho Tổ quốc, cùng nhau bảo vệ những giá trị cốt lõi của tự do để thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hòa bình và thịnh vượng

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công”. Phát huy tinh thần Cách mạng tháng Tám bất diệt, phát huy những giá trị bất hủ, trường tổn của Bản Tuyên ngôn Độc lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn thể dân tộc Việt Nam nguyện chung sức một lòng, vượt qua thách thức, nắm bắt thời cơ tiếp tục bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, xây dựng đất nước phồn vinh; bảo vệ những giá trị căn bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, “Nhà nước của dân, do dân và vì dân” trên nền tảng độc lập tự do - hạnh phúc!./.

Lê Hà

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Phép màu của tình yêu

Phép màu của tình yêu

Trong cuộc sống, ai cũng từng khao khát có được một phép màu diệu kỳ - một điều gì đó có thể thay đổi vận mệnh, mang lại hạnh phúc, và làm dịu đi những nỗi đau. Đặc biệt là trong tình yêu, nơi mà hy vọng và nỗi lo lắng đan xen nhau, ta dễ bị cuốn vào những giấc mơ về một hạnh phúc vĩnh cửu.
Những thủ lĩnh Công đoàn hết lòng vì người lao động

Những thủ lĩnh Công đoàn hết lòng vì người lao động

Phát huy vai trò là cầu nối giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các Chủ tịch Công đoàn cơ sở - “hạt nhân” nòng cốt tại các doanh nghiệp, luôn nỗ lực thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế

Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế

Thực hiện quy định tại Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch.
Sẻ chia giọt máu yêu thương: Những người thầm lặng noi gương Bác

Sẻ chia giọt máu yêu thương: Những người thầm lặng noi gương Bác

Cuộc sống hiện đại luôn đầy ắp những bộn bề, nhưng trong những lúc khó khăn, ta vẫn có thể tìm thấy những câu chuyện giản dị mà cảm động về lòng nhân ái. Những gia đình, cá nhân hiến máu tình nguyện là những người như vậy. Họ không chỉ chia sẻ giọt máu của mình, mà còn là những người học theo tấm gương của Bác Hồ, luôn sống vì người khác, vì cộng đồng. Hành động của họ không chỉ cứu sống mà còn gieo mầm yêu thương, đoàn kết trong xã hội.
Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2025 ước đạt hơn 202 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2025 ước đạt hơn 202 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 3 ước đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá quý I/2025 ước đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng quý I/2025 tăng 8,6%

Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng quý I/2025 tăng 8,6%

Tháng 3/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 570,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung quý I/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.708,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với quý năm I/2024.
Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm. Phương án thí điểm nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc và cải thiện môi trường đô thị tại khu vực trung tâm của Thủ đô.

Tin khác

TP.HCM: Sẽ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

TP.HCM: Sẽ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chủ động đưa ra các phương án sắp xếp kiện toàn cơ quan Thi hành án dân sự

Chủ động đưa ra các phương án sắp xếp kiện toàn cơ quan Thi hành án dân sự

Cho rằng việc sắp xếp tinh gọn bộ máy lần này là dịp để cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Thứ trưởng Mai Lương Khôi yêu cầu các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương phải có đánh giá một cách toàn diện, từ đó chủ động đưa ra các phương án sắp xếp kiện toàn.
Hà Nội: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải bảo đảm không gian phát triển

Hà Nội: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải bảo đảm không gian phát triển

Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Ban Chỉ đạo Thành ủy đã giao Đảng ủy UBND Thành phố chủ trì công việc này, phương án sắp xếp phải bảo đảm vừa đúng chỉ đạo của Trung ương, vừa giữ được những đặc trưng văn hóa, lịch sử của Thủ đô, đồng thời, bảo đảm không gian phát triển tốt nhất gắn với quy hoạch cho từng địa phương.
Hà Nội thông tin dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội thông tin dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn Thành phố. Dự thảo do Sở Nội vụ tiến hành xây dựng, căn cứ văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Tiền thu từ đấu giá đất đạt 34% chỉ tiêu năm 2025

Hà Nội: Tiền thu từ đấu giá đất đạt 34% chỉ tiêu năm 2025

Tại hội nghị giao ban Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý I/2025, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại đã báo cáo về công tác quản lý đất đai tại các quận, huyện, thị xã trong quá trình từ nay đến khi hoàn thành việc hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính trên địa bàn Thành phố.
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Australia

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Australia

Tiếp tục chương trình công tác tại Australia và New Zealand, từ ngày 31/3 đến ngày 3/4/2025, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố làm trưởng đoàn thăm và làm việc tại Australia.
Thi hành xong 2.061 việc, thu hồi hơn 9.781 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế

Thi hành xong 2.061 việc, thu hồi hơn 9.781 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế

Theo Bộ Tư pháp, 6 tháng đầu năm 2025, kết quả thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt kết quả đáng khích lệ, đã thi hành xong 2.061 việc, với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa họp cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan nhằm phục vụ việc tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW.
Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Là phóng viên chuyên trách mảng Lao động, Công đoàn, Bảo hiểm xã hội đến nay đã 24 năm, ngoài thực hiện tin, bài về chủ trương, chính sách, tôi còn có cơ duyên trở thành “chuyên gia bất đắc dĩ” trong vai trò là người dẫn chương trình các cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến truyền thông về chính sách do Báo Lao động Thủ đô chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức.
Hành trình khẳng định thương hiệu

Hành trình khẳng định thương hiệu

Trong nhiều lần thăm, làm việc với Báo Lao động Thủ đô, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ghi nhận, đánh giá cao vai trò của Báo Lao động Thủ đô đối với sự phát triển của phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn Thủ đô. Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố nhấn mạnh, Báo Lao động Thủ đô đã thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình là tuyên truyền kịp thời, chính xác mọi mặt hoạt động của các cấp Công đoàn Thủ đô và tích cực, chủ động tham gia thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; đội ngũ cán bộ Công đoàn và CNVCLĐ Thủ đô tự hào về tờ báo của mình.
Xem thêm
Phiên bản di động