Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân

(LĐTĐ) Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh mong muốn Ủy ban nhân dân các tỉnh quan tâm bố trí kinh phí triển khai hoạt động Đề án; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân...
Thúc đẩy cơ hội tiếp cận an sinh xã hội cho lao động là lái xe công nghệ Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận pháp luật

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (Đề án 977).

Bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Bộ Tư pháp cho biết, việc ban hành và thực hiện Đề án 977 là một giải pháp thiết thực thúc đẩy các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên Mặt trận thực hiện tốt việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận pháp luật, đặc biệt là đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Qua 2 năm thực hiện Đề án, các bộ, ngành, cơ quan ở trung ương và các địa phương đã đạt được kết quả nhất định. Bộ Tư pháp, các bộ, ngành và Sở Tư pháp đã triển khai nhiều hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng đã được với trên 30.000 báo cáo viên pháp luật trên toàn quốc và gần 158.000 tuyên truyền viên pháp luật.

Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Toàn cảnh hội thảo

Để triển khai việc nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của các đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, các cấp, các ngành đã kiện toàn đội ngũ nhân lực có kiến thức pháp luật, kỹ năng hỗ trợ thông tin pháp luật PBGDPL, tư vấn, trợ giúp pháp lý; xây dựng, triển khai các chương trình PBGDPL, tư vấn, trợ giúp pháp lý phù hợp với từng đối tượng.

Tính đến ngày 31/10/2024, 59/63 Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước đã tiếp nhận 3.014 lượt thông tin từ Tòa án nhân dân, trong đó có 2.550 vụ việc trợ giúp pháp lý.

Đề án đã xây dựng cơ chế thu hút luật sư, luật gia, người có kiến thức pháp luật, người có uy tín tham gia hòa giải ở cơ sở; xây dựng, nhân rộng mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở. Trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024 đã có 170 luật sư tham gia tiếp công dân ở Trụ sở tiếp công dân Trung ương; Trung tâm tư vấn pháp luật của Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã thực hiện 65 cuộc tư vấn pháp luật cho người nghèo và đối tượng chính sách xã hội…

Trong năm 2023, Cục PBGDPL đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan tổng hợp, rà soát, đề xuất hoàn thiện chính sách, thể chế trong các lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp nhằm tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi cho người dân chủ động tìm hiểu, sử dụng pháp luật, bao gồm lĩnh vực PBGDPL, hoà giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, tiếp cận thông tin, trợ giúp pháp lý, luật sư, công chứng, tư vấn pháp luật, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính...

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hình thành thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân, các bộ, ngành, địa phương đã thông tin, truyền thông về vai trò, sự cần thiết của pháp luật đối với xã hội; tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng hiểu biết, kỹ năng, nhu cầu tìm hiểu pháp luật, các hình thức, mô hình tiếp cận pháp luật của người dân.

Đồng thời, cung cấp, hướng dẫn các kiến thức pháp luật cho người dân bằng hình thức phù hợp, đặc biệt đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; củng cố, nâng cao hiệu quả đường dây nóng và các kênh tiếp nhận, trả lời kiến nghị giải đáp, tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của các đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo...

Cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số

Tại Hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ một số giải pháp để tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân. Trong đó, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, địa phương; tận dụng các nền tảng công nghệ hiện đại như nhóm Zalo hay các ứng dụng khác để giúp người dân dễ dàng tiếp cận pháp luật mọi lúc, mọi nơi; huy động thêm đội ngũ luật sư, chuyên gia pháp lý đồng hành, tham gia cùng các cơ quan, ban ngành, sở, địa phương trong việc tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân…

Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh kết luận hội thảo.

Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh ghi nhận và đánh giá cao các kết quả của bộ, ngành, địa phương đạt được trong việc triển khai Đề án 977.

Trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, Thứ trưởng đề nghị Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và từng địa phương nghiên cứu giải pháp tổng thể, huy động sự vào cuộc cả cả hệ thống chính trị nói chung và địa phương nói riêng, trong đó lưu ý bám sát 5 nhóm nhiệm vụ và 24 hoạt động của Đề án.

Trước yêu cầu đổi mới tư duy phổ biến, giáo dục pháp luật theo Nghị quyết số 27-NQ/TW và chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh đề nghị chính quyền các cấp, nòng cốt là ngành Tư pháp, Sở Tư pháp, phải tạo dựng các điều kiện cần thiết về mặt thông tin pháp lý, PBGDPL để người dân chủ động tiếp cận và nâng cao nhận thức về pháp luật. Từ đó chủ động chấp hành, tuân thủ, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng đề nghị các địa phương nâng cao hơn nữa vị thế, vai trò tham mưu của Sở Tư pháp trong triển khai nhiệm vụ thuộc Đề án; mong muốn Ủy ban nhân dân các tỉnh quan tâm bố trí kinh phí triển khai hoạt động Đề án; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước

Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước

(LĐTĐ) Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu Trung ương kết nối với 63 tỉnh, thành trong cả nước.
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt

Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt

(LĐTĐ) Hiện nhiều tuyến phố của Hà Nội đang được tiến hành duy tu, sửa chữa. Để đảm bảo việc đi lại của người dân được thuận tiện, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã yêu cầu các công trình này chỉ được phép thi công về đêm.
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025

Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025

(LĐTĐ) Nhiều dự án chậm tiến độ được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội cam kết hoàn thành trong năm 2025. Trong đó, có dự án đường trục phía Nam và dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.
Đa dạng giải pháp phát triển Công đoàn cơ sở

Đa dạng giải pháp phát triển Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp để phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh

Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh

(LĐTĐ) “Tổ chức Công đoàn có mạnh thì người lao động mới được chăm lo tốt” - đó là một trong những mục tiêu trọng tâm mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất nỗ lực thực hiện suốt nhiều năm qua. Theo đó, các cấp Công đoàn huyện đã tập trung xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, đồng thời, kiện toàn nguồn lực nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ chăm lo cho người lao động.
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân

Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân

(LĐTĐ) Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh mong muốn Ủy ban nhân dân các tỉnh quan tâm bố trí kinh phí triển khai hoạt động Đề án; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân...
Chủ động nhiều giải pháp bảo đảm an toàn giao thông dịp Tết

Chủ động nhiều giải pháp bảo đảm an toàn giao thông dịp Tết

(LĐTĐ) Thời điểm cuối năm, cùng với sự gia tăng các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, hiện nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đang tăng lên đáng kể. Trước tình hình này, lực lượng chức năng trên địa bàn Thành phố đã tăng cường ứng trực, chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Tin khác

Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước

Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước

(LĐTĐ) Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025. Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu Trung ương kết nối với 63 tỉnh, thành trong cả nước.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 20 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa diễn ra, đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, trong đó nổi bật là những chính sách về an sinh xã hội.
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em

Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em

(LĐTĐ) Luật Quảng cáo đang được xem xét sửa đổi, nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế sau hơn 10 năm thực hiện. Trong đó, một vấn đề được đặt ra là yêu cầu cần có giải pháp quản lý quảng cáo trên mạng phù hợp để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là các hạn chế tiêu cực đến trẻ em.
Mở rộng đối tượng được vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài

Mở rộng đối tượng được vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Luật Việc làm đang được xem xét sửa đổi, nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập về hỗ trợ phát triển thị trường lao động, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm. Một trong các nội dung được nhiều người quan tâm là chính sách ưu đãi vay vốn hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Luật Việc làm đang được xem xét sửa đổi với nhiều chính sách mới quan trọng như mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, sửa đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, chế độ hỗ trợ tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động...
Nghệ An thông qua kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Nghệ An thông qua kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

(LĐTĐ) Sáng 13/12, tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị lần thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; thông qua kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Tôn vinh những đóng góp của Nguyễn Đình Thi đối với nền văn học, nghệ thuật

Tôn vinh những đóng góp của Nguyễn Đình Thi đối với nền văn học, nghệ thuật

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn hóa, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi, chiều 12/12, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương - Thành ủy Hà Nội - Báo Nhân dân phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay”.
Nâng cao trải nghiệm di chuyển tuyến metro số 1

Nâng cao trải nghiệm di chuyển tuyến metro số 1

(LĐTĐ) Hợp tác giữa Công ty TNHH MTV Đường sắt số 1 Thành phố Hồ Chí Minh (HURC1) và Công ty TNHH Grab (Grab Việt Nam) nhằm đóng góp vào việc quản lý, phát triển giao thông vận tải và phát triển các dịch vụ, sản phẩm phục vụ giao thông thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM); thúc đẩy việc tiếp cận và sử dụng tuyến metro số 1 nói riêng và hệ thống phương tiện giao thông công cộng nói chung.
Năm 2025, xem xét sửa Luật Báo chí, xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Năm 2025, xem xét sửa Luật Báo chí, xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc bổ sung 4 dự án là Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Luật Báo chí (sửa đổi), Luật Phá sản (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp vào Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.
Đề xuất nghiên cứu chế tài xử lý hành vi thao túng thị trường bất động sản

Đề xuất nghiên cứu chế tài xử lý hành vi thao túng thị trường bất động sản

(LĐTĐ) Ban Dân nguyện đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan xem xét, có giải pháp kiểm soát chặt chẽ việc đấu giá đất và bảo đảm cơ chế đấu giá đất minh bạch.
Xem thêm
Phiên bản di động