Tiếp lửa truyền thống từ những “địa chỉ đỏ” cách mạng

Không chỉ là minh chứng cho các phong trào yêu nước, những di tích cách mạng kháng chiến tại Hà Nội trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 được lưu giữ đến ngày nay còn được tự hào gọi là những “địa chỉ đỏ” về lòng yêu nước, truyền thống cách mạng.
Khát vọng dân tộc Việt Nam qua triển lãm ảnh "Độc lập"
Hà Nội trang hoàng đường phố chào mừng kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Cách mạng tháng Tám là một trong những trang sử vẻ vang nhất, là bước ngoặt vĩ đại nhất, oanh liệt nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20. Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cùng với cả nước, Hà Nội trong những ngày tháng Tám năm 1945 cũng sôi sục không khí nổi dậy, các tầng lớp nhân dân hăng hái gia nhập các đoàn thể cứu quốc, tuyên truyền cho Việt Minh, thành lập các đội tự vệ chiến đấu để hoàn toàn giành quyền làm chủ thành phố của mình.

1239 3225 dsc09512
Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn bản “Tuyên ngôn Độc lập”. Ảnh P.Ngân

Gần một thế kỷ trôi qua, biết bao biến cố thăng trầm của thời gian, những dấu son chói lọi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn còn nguyên giá trị. Với những người trẻ chưa từng trải qua chiến tranh như chúng tôi luôn mang khao khát được tìm hiểu về quá khứ hào hùng của dân tộc. Theo “dấu chân” của lịch sử, chúng tôi tìm đến những di tích cách mạng kháng chiến tại Hà Nội, nơi ghi dấu ấn mà thế hệ ông, cha đã chiến đấu can trường để giành độc lập cho dân tộc, cho thế hệ mai sau.

Bắt đầu với ngôi nhà số 42 nằm trên con phố nhỏ Hàng Thiếc (quận Hoàn Kiếm), chúng tôi dễ dàng nhận ra căn nhà nổi bật với tấm biển đá đỏ, gắn ngay ngắn, trang trọng trước cửa. Trên đó ghi dòng chữ vàng “Ngôi nhà 42 Hàng Thiếc là nơi ở và làm việc của đồng chí Đỗ Ngọc Du - Bí thư Thành ủy lâm thời từ giữa tháng 3/1930 đến cuối tháng 4/1930”. Đây cũng là nơi chứng kiến sự ra đời của Đảng bộ Hà Nội vào ngày 17/3/1930. Cách đó không xa là ngôi nhà số 177 Hàng Bông, nơi thành lập Ban Chấp hành chính thức của Đảng bộ thành phố Hà Nội vào tháng 6/1930. Sự kiện này có ý nghĩa trọng đại, thể hiện sự lớn mạnh của phong trào cách mạng Thủ đô, đánh dấu một thời kỳ đấu tranh mới của Hà Nội dưới sự dẫn dắt trực tiếp của Đảng Cộng sản, tiến tới ngày nhân dân Thủ đô nổi dậy giành chính quyền.

Dòng lịch sử cách mạng kháng chiến tiếp tục dẫn dắt chúng tôi đến với nhiều “địa chỉ đỏ” khác trên “bản đồ yêu nước” của Thủ đô Hà Nội. Trong cao trào tiến tới tổng khởi nghĩa, ngôi nhà số 101 Trần Hưng Đạo (trước đây là 101 Đại lộ Gambetta) đã ghi dấu ấn khi Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội họp phiên đầu tiên ngay sau khi Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra “Quân lệnh số I” hạ lệnh tổng khởi nghĩa ngày 14-15/8/1945.

Nằm giữa con phố đông đúc người qua lại, hiện nay căn nhà số 101 Trần Hưng Đạo trở thành Viện khoa học giáo dục Việt Nam. Trước sự phát triển nhanh, mạnh của Thủ đô, cảnh vật xung quanh căn nhà nay đã có nhiều đổi khác so với trước đây. Con phố trở nên sầm uất hơn, những dãy nhà cao tầng mọc lên san sát nhưng ngôi nhà số 101 vẫn mang một nét cổ kính, trầm mặc giữa cuộc sống bộn bề, đông đúc.

1247 3230 aynh 1
Ngôi nhà số 101 Trần Hưng Đạo (trước đây là 101 Đại lộ Gambetta) đã ghi dấu ấn khi Uỷ ban Quân sự cách mạng Hà Nội họp phiên đầu tiên. Ảnh P.Ngân

Theo nhiều tài liệu ghi lại, sáng 16/8/1945 tại nhà 101 phố Gambetta, Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội đã đưa ra nhiều phương án xúc tiến việc chuẩn bị khởi nghĩa. Từ cuộc họp, kế hoạch tổ chức những cuộc biểu tình quần chúng, tăng cường lực lượng vũ trang và nửa vũ trang, phát triển các đội tự vệ chiến đấu… đã được ráo riết thực hiện. Những cuộc mít tinh và diễn thuyết xung quanh đã diễn ra liên tiếp ở nội và ngoại thành.

Cùng với hoạt động sôi nổi ở trung tâm thành phố, tại Làng Vạn Phúc (nay là phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) nơi được gọi “An toàn khu của xứ ủy Bắc kỳ” cũng là nơi rạo rực không khí chuẩn bị khởi nghĩa. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Vạn Phúc đã được chọn làm An toàn khu của Trung ương và Xứ ủy Bắc kỳ. Trong những ngày cao trào cách mạng, tối 17/8/1945, Xứ ủy Bắc kỳ đã họp khẩn cấp tại Vạn Phúc, quyết định khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội.

Quyết định phát đi từ Làng Vạn Phúc ra toàn thành phố, như một tia lửa nhen lên từ cánh đồng cỏ khô, ngọn lửa cách mạng bùng cháy, cả Hà Nội bừng bừng khí thế đấu tranh. Việc Hà Nội giành được chính quyền ngày 19/8 đánh dấu cao trào Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Sau chiến thắng ở Hà Nội, phong trào tiếp tục lan rộng ra các tỉnh. Đến 28/8/1945, chính quyền trong cả nước hoàn toàn về tay nhân dân. Năm xưa với nhiệm vụ là “An toàn khu của xứ ủy Bắc kỳ” Vạn Phúc đã làm tròn nhiệm vụ. Đến nay ngôi làng vẫn giữ được khung cảnh của làng quê cách mạng, vẫn vẹn nguyên với cây đa, mái đình, người dân giàu lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết luôn tin tưởng, gắn bó với cách mạng.

Một trong những “địa chỉ đỏ” tiêu biểu khác của cuộc Cách mạng tháng Tám đã đi sâu vào tâm thức của hàng triệu người dân Việt Nam đó là căn nhà số 48 Hàng Ngang. Ngôi nhà thuộc sở hữu của vợ chồng doanh nhân Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ. Trong những ngày từ 25/8/1945 đến ngày 2/9/1945, ngôi nhà này là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tại đây đã diễn ra cuộc họp thành lập Chính phủ lâm thời, là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trong những ngày đầu Người trở về Hà Nội và cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra những quyết định có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với dân tộc. Đặc biệt, trong căn phòng ở tầng 2, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn bản “Tuyên ngôn Độc lập” để ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình đầy nắng và gió, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” trước 50 vạn nhân dân Hà Nội khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

3228 dsc09546
Những kỷ vật tại số 48 Hàng Ngang.

Ngày nay, kiến trúc của ngôi nhà 48 Hàng Ngang hầu như vẫn nguyên vẹn, những nét xưa cũ vẫn còn đó. Tầng một của ngôi nhà trưng bày những tư liệu theo chủ đề. Tầng hai gây ấn tượng với bộ bàn ghế sofa mềm mại, những bức rèm lụa trắng bên ô cửa nhỏ, bộ quần áo kaki, chiếc vali mây, góc làm việc… của Chủ tịch Hồ Chí Minh những ngày khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập đã trở thành những kỷ vật quý giá của lịch sử. Nhiều năm qua, di tích lịch sử này luôn nhộn nhịp học sinh, sinh viên, khách du lịch trong và ngoài nước đến tìm hiểu, ôn lại truyền thống vẻ vang.

Là một trong những thế hệ thanh niên ngày nay đến tham quan ngôi nhà, chị Đặng Thị Vân Anh (quận Hà Đông) xúc động: “Trải qua thời gian dài như vậy mà ngôi nhà còn được lưu giữ khiến tôi cảm thấy rất xúc động. Những tư liệu, kỷ vật gắn liền với Bác được trưng bày trong căn nhà như “nhân chứng sống” giúp tôi hiểu về lịch sử nước nhà, giáo dục thế hệ trẻ phát huy truyền thống yêu nước. Từ đó nâng cao trách nhiệm của bản thân đối với đất nước”.

75 năm đã trôi qua, Thủ đô đang thay đổi, chuyển mình và phát triển từng ngày, nhưng những “địa chỉ đỏ” vẫn còn nguyên vẹn giá trị ở đó. Không chỉ góp phần quan trọng làm nên một thiên anh hùng ca vĩ đại của dân tộc ta ở thế kỷ 20, nơi đây vẫn luôn lưu giữ ký ức hào hùng của một thời hoa lửa. Qua đó tiếp tục khơi dậy, lan tỏa tinh thần yêu nước kiên cường, tiếp lửa truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau./.

P. Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng “Quà tặng du lịch Hà Nội” trở thành thương hiệu mạnh

Xây dựng “Quà tặng du lịch Hà Nội” trở thành thương hiệu mạnh

Hàng trăm món quà đậm đà bản sắc văn hóa Thủ đô đã tạo nên một bức tranh đa sắc màu tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025. Trong ba ngày từ 11-13/4, không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng) trở thành nơi hội tụ tinh hoa nghề thủ công truyền thống, đây là cơ hội để du khách trong và ngoài nước khám phá chiều sâu di sản văn hóa Hà Nội.
Quận Nam Từ Liêm sẽ thông toàn tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4

Quận Nam Từ Liêm sẽ thông toàn tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4

Chào mừng Kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội phấn đấu hoàn thành và thông toàn tuyến Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4.
LĐLĐ huyện Thường Tín: Đa dạng hình thức tuyên truyền trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Thường Tín: Đa dạng hình thức tuyên truyền trong đoàn viên, người lao động

Thời gian qua, để “mềm hóa” các văn bản pháp luật vốn khô khan, giúp đoàn viên, người lao động nắm bắt kịp thời các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực…
Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Kỹ thuật điều trị các khối u bằng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao dưới hướng dẫn của siêu âm (US - HIFU) là phẫu thuật không xâm lấn - không dùng dao có hiệu quả đột phá trong điều trị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, thai bám sẹo mổ lấy thai, u vú, các khối u lành tính và ác tính khác tại mô mềm, gan, thận, tụy, xương,…
Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất cho người dân, doanh nghiệp

Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất cho người dân, doanh nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 87 ngày 11/4 quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Nghị định quy định giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024 đối với người sử dụng đất.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025

Thực hiện Ch­ương trình công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội, bám sát chương trình công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Đảng ủy Sở Công Thương Hà Nội, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã chỉ đạo có hiệu quả công tác Công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong quý I/2025. Trong thời gian tới, Công đoàn từ ngành đến cơ sở tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng tiếp tục đổi mới, hoạt động hiệu quả vì người lao động

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng tiếp tục đổi mới, hoạt động hiệu quả vì người lao động

Bên cạnh việc thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động thì việc nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) luôn là nhiệm vụ trọng tâm của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hai Bà Trưng. Qua đó, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần và tăng cường sự gắn kết trong đội ngũ người lao động trên địa bàn quận.

Tin khác

Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập

Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập

Mức hỗ trợ học phí tối đa bằng mức trần học phí áp dụng đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành áp dụng tại địa phương theo từng năm học.
Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Theo TTXVN, sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.
Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch đã đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về trở lại quốc tịch Việt Nam. Theo đó, tất cả các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được xét trở lại quốc tịch Việt Nam.
Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/5/2025

Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/5/2025

Sáng 9/4, tại phiên họp thường kỳ tháng 3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã nghe và cho ý kiến vào dự thảo Đề án hợp nhất Báo Nghệ An và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An.
TP.HCM: Xin cấp phép bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

TP.HCM: Xin cấp phép bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

Dự kiến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức bắn pháo hoa trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Sửa Luật Cán bộ, công chức: Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Sửa Luật Cán bộ, công chức: Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Theo dự thảo Luật, hệ thống vị trí việc làm của công chức được xếp theo thứ bậc căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, bản mô tả công việc và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Đặt tên đơn vị hành chính mới: Không chỉ là danh xưng

Đặt tên đơn vị hành chính mới: Không chỉ là danh xưng

Một trong những vấn đề được người dân quan tâm là sau khi bỏ cấp quận, huyện, thị xã; sáp nhập xã, phường thì các tên phường, xã mới sẽ đặt như thế nào? Và theo tiêu chí nào?
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 7/4 (10/3 âm lịch), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì, Phú Thọ), Chủ tịch nước Lương Cường cùng lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các địa phương tham gia Lễ dâng hương, hoa, lễ vật Giỗ Tổ Hùng Vương.
TP.HCM: Sẽ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

TP.HCM: Sẽ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động