Nơi lưu giữ kỷ vật một thời khói lửa

(LĐTĐ) Với mục đích tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh vì nền độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc cũng như lên án chiến tranh, ông Lâm Văn Bảng (Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày) cùng đồng đội đã dành thời gian, công sức, tiền bạc để đi khắp đất nước sưu tầm những kỷ vật của đồng đội mình. Với sự tận tâm, tận lực của ông, Bảo tàng đã trở thành một trong những địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Những kỷ vật trường tồn với thời gian Những kỷ vật về một thời hoa đỏ

Từ ký ức đến ý tưởng và hiện thực

Chúng tôi tìm đến Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) vào một ngày trung tuần tháng năm. Tại Bảo tàng, từng đoàn khách lặng lẽ xếp hàng thắp nén hương thành kính tri ân các Anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Nơi lưu giữ kỷ vật một thời khói lửa
Trở về sau chiến tranh, ông Lâm Văn Bảng luôn trăn trở lập Bảo tàng sưu tầm các hiện vật để tri ân đồng đội và tố cáo tội ác của chiến tranh.

Với tâm nguyện để tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh, lên án chiến tranh, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ về lòng kiên trung, dũng cảm bảo vệ Tổ quốc của thế hệ cha ông, ông Lâm Văn Bảng đã dành 2.000m2 đất của gia đình để làm Bảo tàng. Trò chuyện cùng ông, chúng tôi càng thêm tự hào về thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu để bảo vệ đất nước.

Nguyên là cựu tù binh Phú Quốc thời chống Mỹ cứu nước, trong thời gian 4 năm 8 tháng ông Bảng bị giam cầm và chứng kiến đồng đội của mình phải chịu đựng đòn roi tra tấn của kẻ thù, sống sót trở về, ông có ý tưởng phải thành lập một nơi để lưu giữ những kỷ vật thời chiến tranh và tưởng nhớ, tri ân các đồng đội đã ngã xuống. Ông Bảng đi khắp mọi miền đất nước, tìm kiếm các di vật chiến tranh từ đồng đội và gia đình các liệt sỹ còn lưu giữ.

Chia sẻ về lý do thành lập Bảo tàng, ông Lâm Văn Bảng cho biết, nhập ngũ năm 1965, trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, ông bị thương và bị giặc bắt. Trong nhà tù của địch, ông chứng kiến nhiều đồng đội chịu đòn roi tra tấn tàn bạo của kẻ thù, chấp nhận hy sinh vẫn một lòng bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng.

“Trong nhà tù, khi chứng kiến đồng đội tôi, những người bị thương nặng ở đầu phải nằm ở ngoài hiên. Có những trận mưa rào, tắc cống, chuột chui lên rất nhiều. Lũ chuột bò vào, cứ thế cắn chân, cắn tay đồng đội của chúng tôi. Đó cũng là lúc đồng đội tôi lần lượt ra đi. Đến tận bây giờ, những ngày trái nắng trở trời, trong đầu tôi, bên tai tôi vẫn văng vẳng những tiếng kêu rên đó…Giờ đây đất nước đã thanh bình, nhưng trong tôi vẫn không thể quên những hình ảnh bi thương mà hùng tráng đó, nên tôi muốn làm điều gì đó để tri ân đồng đội”, ông Bảng bộc bạch.

Ông cũng nhấn mạnh thêm, kể những điều rất thật trên có thể ở góc độ nào đó không phù hợp với thế hệ hiện tại, nhưng sự thật thì mãi là sự thật, phải kể, phải đề cập để thấy sự “kiên trung” của các chiến sĩ cách mạng ra sao.

Chính từ niềm trăn trở đó, khi trở về quê hương ông cùng các cựu chiến binh bắt đầu thực hiện sưu tầm các hiện vật để trưng bày tại Bảo tàng. Ông Bảng tập hợp một số cựu tù Phú Quốc và các nhà tù khác, liên hệ với Ban liên lạc cựu tù ở các nơi để sưu tầm tài liệu, hiện vật. Để sưu tầm được các hiện vật, ông cùng các thành viên trong Bảo tàng phải bỏ công sức, thời gian đến gặp gỡ, thuyết phục các cựu chiến binh năm xưa.

Với ông mỗi hiện vật là một câu chuyện dài, có khi là cả bước ngoặt của cuộc đời. Ở tuổi xế chiều, di chứng của chiến tranh hoành hành trên da thịt, ông vẫn lặn lội khắp nơi, vào Nam, ra Bắc, tìm đến nhà các đồng đội cũ quyên góp đồ lưu niệm. Ông Bảng đã rất xúc động khi gặp lại ông Nguyễn Văn Phong (quê ở tỉnh Bắc Giang), gia tài quý giá nhất của ông Phong là chiếc hòm gỗ cũ kỹ. Trong chiếc hòm, ông nâng niu cất giữ quyển sách học chính trị viết bằng tay khi còn bị giam ở Phú Quốc. Hay câu chuyện về lá cờ Đảng vẽ trong nhà tù của ông Nguyễn Văn Dư ở huyện Thanh Oai, Hà Nội để lại trong ông những kỷ niệm khó quên.

“Chúng tôi đạp xe đến nhà ông Dư mười mấy lần để thuyết phục ông tặng lá cờ cho Bảo tàng. Lúc đầu ông ấy không đồng ý với nhiều lý do. Sau nhiều lần thuyết phục, lần cuối đến gia đình, tôi nói: “Nếu anh giữ lá cờ Đảng quý báu này thì chỉ mình anh và gia đình anh biết. Nhưng khi tôi đem về phòng truyền thống trưng bày thì sẽ có nhiều người biết đến. Thế hệ trẻ sẽ hiểu hơn về truyền thống cách mạng của thế hệ cha ông qua những kỷ vật như thế”. Sau đó gia đình ông quyết định tặng lá cờ cho Bảo tàng. Khi trao lá cờ cho tôi, cả ông và tôi cùng khóc, bởi với ông ấy lá cờ là cả cuộc đời. Những ngày trong nhà tù, khi địch khám xét, anh em cuốn lá cờ đặc biệt kia lại rồi nhét vào miệng mình, nhét vào khe nạng chống của người bị thương…”, ông Bảng nghẹn ngào kể lại.

Hoạt động với phương châm "4 tự"

Hiện nay, Bảo tàng đang trưng bày, lưu giữ hơn 5.000 hiện vật, hình ảnh, tư liệu, gần 6.000 cuốn sách thư viện tái hiện sự khốc liệt qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta và tinh thần bất khuất, kiên trung của các chiến sĩ cách mạng.

Điểm khác biệt ở nơi đây so với các Bảo tàng khác là hoạt động với phương châm 4 tự: Tự nguyện, tự túc, tự quản, tự chịu trách nhiệm. Hiện nay Bảo tàng có 12 thành viên tham gia hoạt động chính, đại đa số là các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày. Các thành viên tham gia làm việc tại Bảo tàng trên tinh thần tự nguyện, tình nghĩa với đồng đội đã hy sinh, họ hoạt động rất tích cực. Hàng năm Bảo tàng được Nhà nước hỗ trợ một khoản kinh phí nhỏ và hàng tháng ông Bảng vẫn dành khoản tiền trợ cấp thương binh của mình làm kinh phí hoạt động của Bảo tàng.

Nơi lưu giữ kỷ vật một thời khói lửa
Trở về sau chiến tranh, ông Lâm Văn Bảng luôn trăn trở lập bảo tàng sưu tầm các hiện vật.

Với sự tận tâm của ông Lâm Văn Bảng và các đồng đội - những nhân chứng sống của một thời gian lao và hào hùng, Bảo tàng đã và đang có nhiều đóng góp trong việc lưu giữ hiện vật, là địa điểm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Hàng năm, Bảo tàng thu hút hàng nghìn khách trong và ngoài nước tới tham quan. Bảo tàng thường tổ chức các đợt triển lãm, trưng bày các hiện vật, tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề giáo dục truyền thống cách mạng, ôn lại lịch sử dân tộc cho học sinh, sinh viên...

“Tất cả các thành viên của Bảo tàng mỗi người một việc đều rất nhiệt tình, tâm huyết, dành tình cảm đối với đồng đội đã hy sinh. Được gắn bó với Bảo tàng là niềm vui của tôi cũng như anh em cựu chiến binh. Hy vọng những câu chuyện, công việc mà chúng tôi đang làm sẽ lan tỏa và truyền lửa đến các thế hệ mai sau, tiếp bước cha ông, bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc”, ông Bảng chia sẻ.

Hiện nay, mặc dù đã và đang phát huy tốt vai trò gìn giữ, phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc, tuy nhiên qua nhiều năm xây dựng, Bảo tàng đang bị xuống cấp, gặp khó khăn trong quản lý, lưu giữ và trưng bày hiện vật. Ông Lâm Văn Bảng và những người làm việc tại Bảo tàng đều mong muốn tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa các hoạt động của Bảo tàng, và mong nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa từ các cấp chính quyền, để Bảo tàng có thể tu bổ trong thời gian tới. /.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

(LĐTĐ) Nhằm giúp trẻ em khiếm thị được tiếp cận với công nghệ, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp với Tập đoàn Logitem Việt Nam triển khai dự án hướng dẫn sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh cho trẻ em khiếm thị.
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn

Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Đoàn viên công đoàn, người lao động thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam có thể truy cập vào Chợ Tết online tại địa chỉ httpschotet.congdoan.vn để mua sắm các sản phẩm thiết yếu như thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo và quà Tết... với chất lượng đảm bảo và giá cả ưu đãi.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 22/12, trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng

(LĐTĐ) Ngày càng nhiều công ty đẩy mạnh ưu tiên nâng cấp công nghệ, số hóa, ứng dụng AI và tự động hóa, cũng như các thực hành bền vững. Sự tập trung này thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng cao trong các mảng như kỹ thuật số, môi trường - xã hội - quản trị (ESG), quản lý rủi ro và tuân thủ.
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội

Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội

Nhiều người lao động gửi thư về báo Lao động Thủ đô bày tỏ băn khoăn: Trong trường hợp công ty còn nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được giải quyết chế độ như thế nào, có được hưởng lương hưu ngay không?
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Ngay sau khi nắm thông tin về vụ hỏa hoạn tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội), Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã chỉ đạo cán bộ khẩn trương nắm bắt, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chăm sóc, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các nạn nhân.
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ

Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (22/12), giá vàng nhẫn trong nước được nhiều thương hiệu điều chỉnh tăng hơn nửa triệu đồng mỗi lượng ở chiều bán.

Tin khác

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

(LĐTĐ) Nhằm giúp trẻ em khiếm thị được tiếp cận với công nghệ, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp với Tập đoàn Logitem Việt Nam triển khai dự án hướng dẫn sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh cho trẻ em khiếm thị.
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “Tiến bước dưới quân kỳ”.
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

(LĐTĐ) Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương cán bộ làm công tác Dân số và đánh giá kết quả thực hiện công tác Dân số và Phát triển năm 2024 trên địa bàn quận.
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), phối hợp cùng Google chính thức ra mắt tính năng “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” nhằm tăng cường bảo vệ người dùng trước các hành vi lừa đảo và đảm bảo an toàn trực tuyến tại Việt Nam.
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, nâng cao chất lượng dân số cho 152 cộng tác viên làm công tác dân số tại cơ sở trên địa bàn.
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

(LĐTĐ) Tại Chương trình "Mùa xuân cho em" lần thứ 18 diễn ra tối nay (19/12), Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025.
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Ban Chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận Thanh Xuân tổ chức Điểm tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số và Kỷ niệm 63 năm Ngày Dân số Việt Nam (26/12/1961 - 26/12/2024) với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”.
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

(LĐTĐ) Bảy giờ sáng, bầu trời qua ô cửa vẫn đùng đục một màu xám ngoét, tôi co mình trong chiếc chăn bông dày xụ, với tay lấy điện thoại mà tưởng mình lỡ bỏ quên trong tủ lạnh đêm qua. Vừa vào Facebook, lòng tôi se sắt khi thấy dòng trạng thái của một cô bạn học cũ “Mất mẹ, con mất cả mùa xuân” kèm tấm ảnh chụp đoạn tin nhắn hai mẹ con thảo luận mẫu trang trí Tết năm nào. Dòng chữ dưới cùng tấm hình "bạn không thể nhắn tin với tài khoản này" thực sự xuyên thẳng vào tim tôi lạnh ngắt.
Độc đáo nghề làm hoa tre

Độc đáo nghề làm hoa tre

(LĐTĐ) Để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng, vào mỗi dịp Xuân về, dân làng Vệ Linh (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) làm ra những bông hoa bằng tre, lấy quả dành dành trên núi nhuộm vào phần tơ bông tạo nên hàng ngàn những giò hoa tre tuyệt đẹp để dâng lên đức Thánh, cầu mong Ngài phù hộ, độ trì cho nhân dân sức khỏe, phúc lộc…
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

(LĐTĐ) Ngày 19/12, Hội và Quỹ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400), Nền tảng thiện nguyện MB phát động chiến dịch gây quỹ cộng đồng ủng hộ người bị di chứng chất độc da cam/dioxin với thông điệp “Những mùa xuân nguyên vẹn”.
Xem thêm
Phiên bản di động