Người nghệ nhân miệt mài giữ “hồn xưa”

(LĐTĐ) Sinh ra và lớn lên tại một làng quê giàu truyền thống cách mạng (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội), nơi có nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển. Dù phải trải qua nhiều vất vả, khó khăn, nhưng với tình yêu nghề, nghệ nhân Phan Thị Thuận vẫn miệt mài cống hiến cho nghề dệt lụa tằm tơ; gìn giữ, phát triển nghề và truyền dạy con cháu nghề truyền thống của ông cha. Bà cũng là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên dệt lụa thành công từ những cuống hoa sen.
nguoi nghe nhan miet mai giu hon xua Nghệ nhân 30 năm miệt mài “tạo hình” cho bánh trung thu
nguoi nghe nhan miet mai giu hon xua Người giữ thần thái cho những bức tranh

Niềm vui từ nghề tằm tơ

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận là một người yêu nghề dệt, tuổi thơ của bà gắn liền với nghề ươm tơ dệt lụa truyền thống của quê hương và gia đình. Ngay từ năm 18 tuổi, bà tham gia làm kế toán thống kê cho ngành tơ tằm của xã Phùng Xá (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), thời bấy giờ công việc chủ yếu của bà là ghi chép tất cả những đám dâu, vùng đất trồng được cây dâu…

Sau này nghề trồng dâu nuôi tằm dệt vải bị mai một, thăng trầm, nhiều hộ nông dân bỏ nghề. Nhưng với lòng yêu nghề, muốn giữ nghề cho con cháu, bà luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu để quyết tâm vượt lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng bằng mồ hôi, xương máu và sức lao động từ chính nghề trồng dâu nuôi tằm của quê hương.

nguoi nghe nhan miet mai giu hon xua
Nghệ nhân Phan Thị Thuận miệt mài bên những guồng tơ.

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận cho rằng nếu chỉ chăn con tằm để lấy kén thì rồi người nuôi tằm cũng không nuôi được mà ngành tơ tằm cũng không phát triển. Và nếu chỉ bán con kén đến địa điểm ươm, cả làng nghề ươm tơ thì cũng không thể phát triển mạnh ngành tơ tằm được.

Từ đó bà quan sát, nghiên cứu tính năng nhả tơ, đặc điểm riêng của con tằm và bà đã bỏ nhiều công sức để làm đi, làm lại, đúc rút kinh nghiệm lần trước tạo ra những sản phẩm lần sau tốt hơn và đến nay bà đã cho ra đời những sản phẩm mền bông con tằm tự dệt. “Phải thực sự như người thân thiết với tằm thì mới mong chúng đền đáp bằng cách thay người dệt lụa. Tằm khi đan kén trên né còn có tổ để che chở nên cứ theo bản năng mà miệt mài nhả tơ. Trong khi đó nếu cảm thấy không được an toàn, tằm sẽ bỏ đi mà không tự “dệt” nữa” – Nghệ nhân Phan Thị Thuận cho hay.

Chính vì thế mà xưởng kéo tơ của nghệ nhân Phân Thị Thuận giống như một cái kén lớn được che kín bốn bề để không một tiếng động, tia nắng, làn gió, mùi lạ xâm nhập vào. Để tối ưu hóa cho những “thợ” dệt của mình, nghệ nhân Phan Thị Thuận còn tỷ mẩn tính toán những thông số như khoảng cách thích hợp để cho lũ tằm vươn cổ, nhả tơ vừa vặn nhau nhất mà không va đầu vào nhau.

Từ những sợi tơ do tằm tự dệt những chiếc chăn lụa được hình thành, xốp nhẹ như mây trời nhưng lại rất vững chắc, bền bỉ. Chúng khác hẳn với phương pháp cũ do con người kéo kén, ươm tơ, cào thành sợi rồi khâu cố định vào nhau thành hai lớp nên chỉ sau một thời gian sử dụng sẽ bị vón cục. Chính vì sự độc nhất vô nhị ấy mà chăn lụa do tằm tự dệt có giá bán lên tới vài ba triệu đồng.

Cùng với sản phẩm mới của gia đình bà được thị trường ưa chuộng, có rất nhiều người ở các tỉnh khác đến học tập, đề nghị được hợp tác. Nghệ nhân Phan Thị Thuận và gia đình đã bỏ nhiều tiền của, công sức đi các tỉnh như Thái Bình, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh,… để hướng dẫn, dạy bảo cho hàng ngàn nông dân tham gia học tập cách trồng dâu nuôi tằm và đến nay nhiều nơi nông dân đã phát triển được nghề trồng dâu nuôi tằm và họ cũng đang tiếp tục hợp tác với gia đình bà.

Cái duyên với “Quốc hoa”

Bản thân người nghệ nhân 65 năm trong nghề cũng tự nhận thấy mình là người nghiêm khắc. Bà không chấp nhận bất cứ sự hời hợt nào trong sản phẩm. Đã không làm thì thôi, một khi đã động tay vào sợi tơ sen, mọi quy trình phải theo khuôn phép và cẩn thận.

Chính vì vậy, đối với người dân trong vùng, bà Thuận nổi tiếng nghiêm khắc và kĩ tính. Tuy nhiên nếu như chỉ cần đến làng Phùng Xá, hỏi tên bà Thuận, từ đầu làng tới cuối làng ai cũng biết. Người dân trong làng quý trọng gọi bà là “người nghệ nhân mải miết giữ hồn xưa”.

Diện tích trồng dâu nuôi tằm ngày nay càng bị thu hẹp lại, cộng thêm ô nhiễm đã khiến những người nghệ nhân gắn bó với nghề như bà gặp không ít khó khăn. Bà lại đau đáu tìm hướng đi mới cho bản thân, cho những người dân nhiều năm qua mải miết giữa những con máy thô sơ vì bà biết với xu thế hiện thời, chả mấy chốc nghề dệt sẽ phải đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ”.

Cơ duyên đã đến khi có một lần đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh, đến thăm và kể câu chuyện về loại tơ sen độc đáo của người Campuchia, Myanmar. Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh cũng động viên bà nên đi học hỏi kinh nghiệm của các nước đó về để có thể sản xuất ra được loại tơ đặc biệt này. Ấp ủ dự định từ đó, sau 2 năm vừa nghiên cứu vừa thử nghiệm, nghệ nhân Phan Thị Thuận cho ra lò những chiếc khăn quàng cổ đầu tiên được sản xuất từ sợi tơ của sen.

Theo nghệ nhân Phan Thị Thuận, để lấy được tơ sen, tất cả các công đoạn đều cần sự chỉn chu và rất cầu kỳ. Cuống sen sau khi được ngắt trực tiếp từ đầm phải rửa qua 2 lớp nước để làm sạch bùn và gai. Cuống sạch thì tơ mới sạch và đẹp. Cuống nào cũng làm được tơ sen, riêng cuống non cho lượng tơ dẻo mà đẹp hơn. Tiếp theo đó, để lấy được tơ, tất cả các cuống sen phải được xử lý trong vòng 24 giờ đồng hồ. Nếu để cuống bị khô lại, tơ sẽ hỏng hoàn toàn.

Để sợi tơ không có chỗ to chỗ nhỏ, người thợ ve sợi cần phải đều tay. Sau khi quay sợi thành ống, tơ sen được đưa vào máy se rồi mắc lên trục con thoi để dệt thành sợi ngang. Tính toán ra, phải cần tới 4.800 cuống sen cho một chiếc khăn quàng cổ chiều dài 1,7 mét, chiều ngang 25 cm. Tính ra một người thợ chăm chỉ lắm thì một ngày cũng chỉ làm được 200-250 cuống. Như vậy, một chiếc khăn quàng ngót nghét mất gần 1 tháng trời. Cầu kì là vậy, nên cả năm 2017 xưởng của bà đã làm ra được tổng cộng 10 chiếc khăn, bán giá 150 USD (tương đương khoảng 3,5 triệu đồng).

Đến nay, không chỉ dừng lại ở khăn choàng, hiện nay sản phẩm của bà mỗi ngày càng đa dạng hơn như được may thành các sản phẩm quà tặng lưu niệm nho nhỏ như túi xách. Mỗi khi sử dụng sản phẩm lụa sen khách hàng không chỉ thấy ấm, thấy thoáng, thấy nhẹ mà còn ngửi thấy hương sen phảng phất trên người.

Suốt cuộc đời làm nghề của mình, qua từng thời kì khó khăn, bà lại rút ra những bài học kinh nghiệp quý báu để gìn giữ truyền thống các cụ để lại. Bà tâm niệm rằng, muốn giữ được nghề thì người làm nghề phải có tâm, có đạo đức, sản phẩm phải đảm bảo chất lượng. Chính vì yêu cầu cao như vậy, xưởng nhà nghệ nhân Phan Thị Thuận chỉ có khoảng 20 nhân công, chuyên cả vải tơ tằm lẫn tơ sen. Mọi máy móc được sử dụng đều đơn sơ và mộc mạc.

Bản thân người nghệ nhân 65 năm trong nghề cũng tự nhận thấy mình là người nghiêm khắc. Bà không chấp nhận bất cứ sự hời hợt nào trong sản phẩm. Đã không làm thì thôi, một khi đã động tay vào sợi tơ sen, mọi quy trình phải theo khuôn phép và cẩn thận. Đối với người dân trong vùng, bà Thuận nổi tiếng nghiêm khắc và kĩ tính. Tuy nhiên, nếu đến làng Phùng Xá, hỏi tên bà Thuận, từ đầu làng tới cuối làng ai cũng biết. Người dân trong làng quý trọng gọi bà là “người nghệ nhân mải miết giữ hồn xưa”.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Ngàay 24/12, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp lần thứ 10 và kiện toàn Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Hội LHPN Hà Nội khóa XVI.
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình

Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Lựa chọn thực phẩm, bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cho gia đình”. Các chuyên gia đã cung cấp những thông tin chính xác, thiết thực, giúp hội viên phụ nữ xây dựng một chế độ dinh dưỡng tối ưu cho cả gia đình.
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025

(LĐTĐ) Tại dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai

Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Bồ Đề với 53 đoàn viên. Đây là Nghiệp đoàn thứ hai được thành lập, ra mắt trên địa bàn quận.
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027

VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027

(LĐTĐ) Để tri ân khách hàng đã đồng hành đưa VinFast trở thành thương hiệu ô tô số 1 thị trường Việt Nam, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ chiến dịch “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh”, VinFast công bố áp dụng chính sách miễn phí sạc pin cho tất cả khách hàng cá nhân đã và sẽ mua xe tới hết ngày 30/6/2027. Với “0 đồng nhiên liệu” trong vòng hơn 2 năm tới, người tiêu dùng sẽ có thêm nhiều động lực để chuyển đổi sang xe điện, góp phần kiến tạo môi trường xanh bền vững.
Cựu phó Giám đốc Sở thừa nhận tổ chức chuyến bay giải cứu là cơ hội tăng thu nhập

Cựu phó Giám đốc Sở thừa nhận tổ chức chuyến bay giải cứu là cơ hội tăng thu nhập

(LĐTĐ) Khai nhận trước tòa, bị cáo Trần Tùng, cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên cho rằng, bị cáo thấy việc tổ chức cho công dân ở nước ngoài về cách ly có lãi, và là cơ hội để kiếm thêm thu nhập.
Techcombank hỗ trợ khách hàng gấp rút hoàn thiện, đăng ký sinh trắc học trước giờ “G”

Techcombank hỗ trợ khách hàng gấp rút hoàn thiện, đăng ký sinh trắc học trước giờ “G”

(LĐTĐ) Khách hàng của Techcombank, bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức, đang được ngân hàng liên tục nhắc nhớ và hỗ trợ cập nhật giấy tờ tùy thân (GTTT) và hoàn tất đăng ký thông tin sinh trắc học để đảm bảo mọi giao dịch tài chính của khách hàng đều được thông suốt và liền mạch kể từ ngày 1/1/2025.

Tin khác

Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân

Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân

(LĐTĐ) Ngày 24/12, tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng tổ chức chương trình tọa đàm "Nâng cao vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Lễ hội đền Đồng Nhân, phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội".
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

(LĐTĐ) Sau một thế kỷ đầy biến động, đám cưới của thế kỷ 21 đã mang dáng vẻ rất khác khi xưa. Nhiều gia đình chuộng việc tổ chức đám cưới ở các trung tâm tiệc cưới, các dịch vụ như chụp ảnh, quay phim, trang trí đám cưới mọc lên như nấm. Sự phát triển của kinh tế kéo theo quy mô của tiệc cưới cũng to hơn. Các gia đình cầu kỳ hơn trong các tiểu tiết như hoa trang trí, trang điểm, tráp cưới,..
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động. Với phương châm “Tăng tốc, sáng tạo, về đích”, ngành đã bám sát và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

(LĐTĐ) Tối 21/12 tới, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Con đường lịch sử" với quy mô hoành tráng, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Chương trình do Bộ Quốc phòng và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa chấp thuận đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố về thiết kế Hội Hoa xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

(LĐTĐ) Ba tháng cuối năm luôn là mùa cao điểm cưới hỏi. Người người nhà nhà nhộn nhịp chuẩn bị lễ cưới, cỗ cưới, ảnh cưới, mừng cưới,... Trong những sự tất bật và không khí náo nức của những đám cưới, chúng ta nhận ra nhiều thứ đã thay đổi trong vòng chuyển động bất tận của xã hội này, và đám cưới cũng thế.
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức sáng 18/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã nhấn mạnh những thành tựu, kết quả tích cực của lĩnh vực VHTTDL Thủ đô đã đạt được trong năm qua.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị.
Xem thêm
Phiên bản di động