Cảnh giác biến chứng cúm mùa
Không chủ quan khi mắc cúm mùa Đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa |
Thở máy và điều trị tích cực vì cúm A
Cúm A đang có dấu hiệu gia tăng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là những đối tượng nguy cơ cao. Thời gian gần đây, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân nhập viện do mắc cúm A, trong đó có những ca biến chứng nặng.
Điển hình, trong năm 2024 và tính đến thời điểm hiện nay, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) đã điều trị cho hàng ngàn ca bệnh cúm mùa, trong đó có nhiều trường hợp nặng và phải thở máy. Trong những ngày thời tiết liên tục trở lạnh, mưa, gió mùa, nồm ẩm bệnh cúm có chiều hướng gia tăng.
![]() |
Người dân đến tiêm phòng cúm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba. |
Cụ thể như trường hợp bệnh nhân nam T.V.L (78 tuổi, ở Hà Nội), được chuyển từ bệnh viện gần nhà đến Trung tâm Bệnh Nhiệt đới trong tình trạng sốt cao, khó thở mỗi lúc một tăng. Bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao, bệnh Alzheimer, test dương tính cúm A. Trước tình trạng bệnh nhân bị suy hô hấp, các y bác sĩ đã phải mở nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy và điều trị tích cực. Bên cạnh đó, Trung tâm hiện đang điều trị cho nhiều bệnh nhân cúm có dấu hiệu trở nặng, trong đó đa phần là người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu và một số trường hợp là phụ nữ mang thai.
Không chỉ với người cao tuổi, người có bệnh mạn tính… mà trẻ nhỏ khi mắc cúm A cũng dễ diễn biến nặng. Tại Phòng khám Đa khoa Medlatec thời gian qua đã tiếp nhận và điều trị nhiều bệnh nhân mắc cúm A, trong đó có nhiều trẻ nhỏ. Có gia đình 3 anh em cùng mắc cúm A, 2 trường hợp chuyển biến nặng. Hay có trường hợp bệnh nhi 6 tuổi co giật vì cúm A, được cấp cứu kịp thời.
Chia sẻ về ca bệnh này, Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc (Chuyên Khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa Medlatec) cho biết, trước khi đến phòng khám, bệnh nhi trên có biểu hiện sốt cao kéo dài 24 giờ, sau đó đột ngột co giật, mất ý thức, tím môi, tím tay chân. Gia đình lập tức đưa trẻ đi cấp cứu.Tại Medlatec, qua thăm khám phát hiện, trẻ sốt cao 40 độ, co giật khi sốt cao, tím môi, tím tay chân, mất ý thức khoảng 1 phút, đã được xử lý bằng cắt co giật và hạ sốt đường tĩnh mạch.Dựa trên kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ kết luận bệnh nhi mắc viêm phế quản phổi do cúm A biến chứng sốt cao co giật.
Theo bác sĩ Ngọc, sốt cao co giật có thể là một biến chứng nguy hiểm của cúm A, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý kịp thời, cơn co giật có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Tổn thương não, suy hô hấp, tắc đường thở… “Khi trẻ co giật kéo dài, não bộ có thể bị thiếu oxy, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thần kinh. Đáng lo ngại, trong lúc co giật, trẻ có thể bị sặc đờm dãi, sữa hoặc thức ăn nếu không được đặt nằm đúng tư thế, gây tắc đường thở.Một số trường hợp co giật đi kèm với khó thở, tím tái, có thể tiến triển thành suy hô hấp nếu không được cấp cứu kịp thời”- bác sĩ Ngọc phân tích.
Không tự ý điều trị bệnh
Đề cập đến công tác điều trị bệnh nhân cúm trong vụ dịch năm nay, Phó Giáo sư - Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới cho biết, ở người khỏe mạnh có hệ miễn dịch tốt, các biểu hiện cúm thường nhẹ. Nếu được nghỉ ngơi, giữ ấm, ăn uống đầy đủ và uống thuốc cảm cúm thông thường, bệnh nhân sẽ tự khỏi và không phải nhập viện.
“Tuy nhiên, ở những người có hệ miễn dịch yếu, bệnh nền mạn tính hoặc người cao tuổi thì vi rút sẽ tấn công mạnh vào hệ hô hấp, gây ra những biến chứng, như: Viêm phổi, bội nhiễm các vi khuẩn, viêm cơ tim, suy hô hấp nặng, suy đa tạng có thể phải thở máy, lọc máu, nguy cơ tử vong cao”- bác sĩ Cường thông tin.
Đồng thời, lãnh đạo Trung tâm Bệnh nhiệt đới cũng lưu ý người dân cần phân biệt rõ triệu chứng cảm lạnh và bệnh cúm. Theo đó, cảm lạnh là cơ thể bị nhiễm gió lạnh, mưa lạnh thường gây mệt mỏi qua loa vài ngày tự khỏi, còn cúm thì là một bệnh do tác nhân là vi rút cúm gây ra các triệu chứng đường hô hấp như ho, sốt, ngạt mũi, hắt hơi, khó thở,... và có thể gây biến chứng nguy hiểm cần phải điều trị. “Thuốc kháng vi rút điều trị cúm là Oseltamivir (Tamiflu) giúp điều trị giảm nhanh triệu chứng, tuy nhiên cần phải có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa” - bác sĩ Cường nhấn mạnh.
Cũng theo vị chuyên gia này, Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo những đối tượng như người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu, người mắc các bệnh nền, bệnh mạn tính, bệnh ung thư, phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi... nên chủ động tiêm phòng cúm hàng năm để phòng bệnh. Vắc xin cúm mùa sẽ giúp hệ miễn dịch chống đỡ được vi rút khi có dịch cúm và nếu mắc bệnh thì sẽ giảm nguy cơ tiến triển nặng. Và việc tiêm phòng vắc xin cúm cần nhắc lại hàng năm, chứ không phải tiêm 1 lần mà miễn dịch lâu dài.
Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, nếu mắc cúm mùa cần phải được theo dõi chặt chẽ, vì vi rút cúm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai có thể gây dị dạng thai. Vì vậy, phụ nữ trước khi mang thai cần chủ động tiêm vắc xin phòng cúm, kể cả khi đã có thai vẫn có thể tiêm được vắc xin cúm.
Bệnh cúm mùa có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng ngừa nhờ tiêm vắc xin. Bên cạnh đó, người dân cần chú ý các biện pháp phòng bệnh như: Tăng cường vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, vệ sinh tay, giữ ấm, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, hạn chế tiếp xúc nơi đông người…
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ 7/2 - 14/2) Thành phố ghi nhận 114 trường hợp mắc sởi. Cộng dồn năm 2025, Hà Nội ghi nhận 441 trường hợp tại 30/30 quận, huyện, thị xã, tăng so với cùng kỳ năm 2024. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định, số ca mắc sởi trong tuần tương đương so với tuần trước và vẫn ở mức cao, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Verona vs Parma, 20h00 ngày 1/4: Điểm tựa quá khứ, lợi thế hiện tại

Kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/3: Sáng có mưa nhỏ vài nơi, trời rét

Nhận định Lazio vs Torino, 01h45 ngày 1/4: Chủ nhà khó gượng dậy

Celta Vigo vs Las Palmas: Khó thắng trên sân Balaídos

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới
Tin khác

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%
Y tế 27/03/2025 12:16

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025
Y tế 27/03/2025 10:31