Nỗ lực tìm lại vỉa hè cho người đi bộ
Sử dụng vỉa hè cũng cần có văn hóa Chấn chỉnh, sửa chữa các điểm hè phố bị lún nứt, vỡ Không thể để điểm trông xe thành nơi “trục lợi” |
Tại văn bản này, cơ quan chức năng của Hà Nội khẳng định sẽ kiểm tra quyết liệt, đồng bộ, toàn diện về những nội dung trên trong phạm vi toàn địa bàn. Kiên quyết xóa bỏ các điểm hè phố, lòng đường bị chiếm dụng trái phép để làm nơi kinh doanh buôn bán, trông giữ phương tiện, trả lại nguyên trạng hè phố với phương châm giành lại vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ.
Phải thẳng thắn, vỉa hè không chỉ là không gian dành cho người đi bộ mà còn là “bộ mặt”, nơi thể hiện rõ trật tự đô thị và trình độ văn minh, phát triển của một thành phố. Bởi vậy, Hà Nội ra quân “đòi” lại vỉa hè cho người đi bộ là hợp tình, hợp lý và được dư luận ủng hộ.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, hoạt động chấn chỉnh, trả lại đúng công năng của vỉa hè là việc làm khó. Không khó sao được khi hoạt động này được tổ chức quyết liệt từ năm này sang năm khác song chỉ được một quãng thời gian ngắn là vỉa hè lại bị tái lấn chiếm.
Lực lượng chức năng ra quân, xử lý nghiêm những trường hợp không chấp hành quy định, lấn chiếm vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh. |
Và như một vòng lẩn quẩn, người đi bộ - đối tượng "yếu thế" trong tham gia giao thông lại bị đẩy xuống lòng đường, tiềm ẩn đầy rẫy nguy cơ xảy ra tai nạn. Dĩ nhiên, để bàn về căn nguyên khiến tình trạng này tái diễn có thể kể đến những lý do khách quan như thói quen mua bán của người dân, vỉa hè nhỏ hẹp, mật độ dân số cao… Trong khi đó, lực lượng chức năng thực hiện công tác kiểm tra, xử lý vi phạm lại quá mỏng.
Đó là ở bề nổi. Còn thực chất vỉa hè, đặc biệt là vỉa hè ở đô thị lớn lại có sự liên quan mật thiết đến sinh kế của người dân sống ven nó. Nói cách khác, việc lấy lại vỉa hè gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân bám trụ kiếm cơm hàng ngày nhờ vỉa hè.
Từ vỉa hè, những thị dân có nghề nghiệp tự do, những tiểu thương nhỏ có thể có thêm thu nhập lo cho bản thân và gia đình nhỏ của mình. Bởi vậy, dù đa phần mọi người đều nhận thức việc lấn chiếm vỉa hè là không đúng, là đang vi phạm, bản thân nhóm này khi được cơ quan chức năng tuyên truyền, yêu cầy ký cam kết không lấn chiếm vỉa hè… họ tuân thủ và đồng ý, nhưng, vì cơm áo gạo tiền, khi có cơ hội họ vẫn sẽ làm thứ việc mà bản thân nhận thức rõ ràng là không đúng...
Dẫn như vậy để nói đến sự khó khăn trong công tác đòi lại vỉa hè đã tồn tại dai dẳng suốt nhiều năm nay. Khó khăn là thực nhưng nếu các cơ quan chức năng xử lý khéo léo, có biện pháp giải quyết thật sự hài hòa, giúp người dân ổn định kinh tế thì vỉa hè tin chắc sẽ không còn bị tái lấn chiếm. Sự tác động tương hỗ mang lại từ không gian vỉa hè cũng sẽ khiến bộ mặt Thủ đô khang trang, sạch đẹp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49