Nỗ lực phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng đa phương thức
Kỳ vọng bức tranh đường sắt đô thị Thủ đô Hiệu quả từ phương thức vận tải hành khách công cộng tiên tiến Bước chuyển mình của giao thông Thủ đô |
Theo đại diện Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội, Hà Nội xác định sẽ phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng đa phương thức, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, thu hút người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố.
![]() |
Mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô ngày càng được đồng bộ. |
Đặc biệt, Thành phố luôn xác định đưa vào vận hành tuyến đường sắt đô thị vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, tốc độ cao. Trong đó, nổi bật là tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông đã vận hành từ ngày 6/11/2021; tuyến đường sắt số Nhổn - ga Hà Nội; tuyến đường sắt Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; tuyến đường sắt đô thị Trần Hưng Đạo - Hoàng Mai; tuyến đường sắt đô thị số Văn Cao - Hòa Lạc…
Cùng đó, Hà Nội tiếp tục phát triển mạng lưới tuyến buýt, trong đó chú trọng loại hình vận tải hành khách công cộng thân thiện với môi trường (xe buýt điện, sử dụng nhiên liệu sạch CNG...) phấn đấu đến năm 2025 đoàn phương tiện xe buýt có khoảng 4.000 - 4.500 xe, sức chứa bình quân 60 chỗ, với tỉ lệ phương tiện sạch đạt 20%, mở rộng vùng phục vụ của xe buýt tới các khu dân cư tập trung vùng ngoại thành, các khu đô thị mới, khu công nghiệp, trung tâm vui chơi giải trí, trung tâm hành chính...
Tổ chức và phát triển mạng lưới tuyến buýt kế cận kết nối với các tỉnh liền kề góp phầm giảm cơ học các phương tiện cá nhân từ các tỉnh liền kề, qua đó giảm áp lực giao thông cho thành phố. Rà soát điều chỉnh hợp lý hóa luồng tuyến theo hướng giảm trùng tuyến, cắt giảm lộ trình bất hợp lý, điều chỉnh tăng cường kết nối xe buýt thường với tuyến BRT và các tuyến đường sắt đô thị.
Chủ động, tích cực trong hợp lý hóa và phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho hành khách tiếp cận dịch vụ và xe buýt vận hành.
“Phấn đấu đến năm 2025, hệ thống hạ tầng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có 13 làn đường riêng với tổng số 60,8km đường ưu tiên, với 21 điểm trung chuyển trong đó có 2 điểm trung chuyển đa phương thức. Đồng thời, tăng mức độ bao phủ của điểm dừng để 80% người dân có thể tiếp cận dịch vụ xe buýt; đẩy mạnh phát triển hệ thống thẻ vé thông minh liên thông…” - bà Trần Thị Phương Thảo chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Thực hiện hiệu quả hoạt động chăm lo

Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục có dấu hiệu tội phạm Sản xuất hàng giả và lừa dối khách hàng

Những người thủ lĩnh giàu nhiệt huyết, vì người lao động

Chủ động đưa ra các phương án sắp xếp kiện toàn cơ quan Thi hành án dân sự

Nỗ lực là điểm tựa vững chắc cho người lao động

Tạo sân chơi cho người lao động rèn giũa tay nghề

Hoa Kỳ mong muốn đầu tư các cơ sở giáo dục tại Hưng Yên
Tin khác

Cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình sẽ khởi công trong tháng 7/2025
Giao thông 04/04/2025 16:47

Nghệ An: Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
Giao thông 04/04/2025 10:53

Xử lý học sinh vi phạm giao thông: Nhìn từ 1 huyện ngoại thành Hà Nội
Giao thông 02/04/2025 06:56

Hà Nội: Hàng loạt tuyến buýt sẽ điều chỉnh luồng tuyến và các chỉ tiêu, biểu đồ vận hành
Giao thông 01/04/2025 16:56

Nghệ An: Xe chở học sinh tai nạn trên đường cao tốc
Giao thông 29/03/2025 17:16

Hà Nội: Tổ chức lại giao thông nút giao Kim Mã
Giao thông 29/03/2025 07:18

Từ 29/3, tổ chức lại giao thông tuyến phố quanh khu vực Lăng Bác
Giao thông 28/03/2025 20:03

Xử lý nghiêm vi phạm qua camera giao thông
Giao thông 28/03/2025 15:43

Hoàn trả mặt đường sau thi công: Sao vẫn để nhắc mãi
Giao thông 28/03/2025 15:40

Ngại đi xa, nhiều người bất chấp nguy hiểm điều khiển xe đi ngược chiều
Giao thông 27/03/2025 16:40