Kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2020)

Những “pháo đài thép” trên Thềm lục địa

(LĐTĐ) 15 Nhà giàn DK1 vững vàng trên thềm lục địa Tổ quốc giữa ngàn khơi trong suốt hơn 31 năm qua, không chỉ khẳng định nơi ấy là cột mốc chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam, mà còn khẳng định sức kiên cường trụ vững, làm chủ cuộc sống, quyết tâm bám biển, giữ vững chủ quyền thềm lục địa Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió của cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải quân.
Nhà giàn DK1 vững vàng nơi trùng khơi

Kỳ 1, Cột mốc đặc biệt

Nhà giàn DK1 được gọi với tư cách là “Cột mốc chủ quyền quốc gia đặc biệt trên biển”. Những cột mốc này được xây dựng không phải đường biên, mà dựa trên “tiêu chí” luật biển Quốc tế qui định. Việc xây dựng các Nhà giàn DK1 với mục đích chính là bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển, đồng thời công bố với thế giới, đây là chủ quyền thềm lục địa của Việt Nam. Nhà giàn DK1 được xây dựng và tồn tại không chỉ là một tất yếu của một đất nước có chủ quyền, mà còn là tầm nhìn chiến lược quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Tên dân sự các Nhà giàn DK1 gọi là “Trạm kinh tế-khoa học-dịch vụ” thực chất là nơi sống, huấn luyện, học tập, bảo vệ vùng trời, vùng biển của cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn DK1. Trước đây tiểu đoàn DK1 trực thuộc Lữ đoàn 171 Hải quân, nay trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân đóng quân trên vùng biển Thềm lục địa Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo, nay là tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nhiệm vụ của các nhà giàn DK1 là làm chỗ dựa cho ngư dân các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ ra đánh bắt hải sản, làm tiêu cho tàu thuyền qua lại, thu thập số liệu thủy văn, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền vùng biển thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.

Nhà giàn DK1 thế hệ đầu tiên trên Thềm lục địa.
Nhà giàn DK1 thế hệ đầu tiên trên thềm lục địa

Từ năm 2009 trở về trước, nói về nhà giàn DK1 ít người biết đến, ngay cả nhiều người dân ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu không biết nhà giàn DK1 là gì và đóng quân ở đâu. Họ nghĩ rằng “DK1”, là những người làm việc trên các giàn khoan dầu khí (DK1- dầu khí một). Mà đã công tác ở “Dầu khí một” thì lương cao, đời sống khá giả. Có người nhầm tưởng rằng, trong túi các chiến sĩ “dầu khí một” lúc nào cũng “xông xênh”. “Tiếng thơm” ấy “vang” tận đến các cô gái công nhân giầy da ở Vũng Tàu.

Thời ấy, do nhiều lý do khác nhau mà nhà giàn DK1 không được tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như bây giờ. Bắt đầu từ tháng 7 năm 2009, lần đầu tiên các nhà giàn DK1 được nhiều người biết đến khi Quân chủng Hải quân phối hợp với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức kỷ niệm 20 năm ngày ra đời. Và từ đó các nhà giàn DK được tuyên truyền công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cán bộ chiến sĩ nhà giàn DK1 được gọi đúng tên là “cán bộ chiến sĩ” chứ không gọi là “cán bộ nhân viên” như trước đây nữa.

Cụm Kinh tế- Khoa học-Dịch vụ (gọi tắt là DK1) được ra đời ngày 5 tháng 7 năm 1989, để đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền, biển, đảo, thềm lục địa của Tổ Quốc trong tình hình mới. Nhà giàn xa đất liền nhất là Ba Kè C, cách đất liền khoảng 630 ki lô mét, nhà giàn DK1/10 (Bãi cạn Cà Mau tỉnh Cà Mau) cách Vũng Tàu gần 700 ki lô mét, nhưng cách mũi Cà Mau chỉ 110 hải lý, tương đương gần 200 ki lô mét, cách An Giang 385km.

Pháo đài vững chắc

Với chức năng nhiệm vụ canh giữ vùng biển vùng trời, làm tiêu và chỗ dựa cho ngư dân ra khai thác đánh bắt hải sản, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ vùng biển, vùng trời thềm lục địa của Tổ quốc. Các nhà giàn được kết cấu bằng thép do Bộ Tư lệnh Công Binh xây dựng có sức bền lâu dài và chịu được khắc nghiệt của thời tiết như gió to, bão lớn cấp 10 cấp 11. Nhà có chân cũng bằng thép cắm sâu xuống đáy san hô. Nhà chia thành nhiều tầng, nhiều khối để sinh hoạt học tập với diện tích sử dụng hàng trăm m2/ tầng. Mùa sóng bão nhà rung lắc nhưng không chao đảo và không dễ gì đổ được. Theo qui định khi có bão to, hiện tượng nhà rung lắc mạnh là cán bộ chiến sĩ được lệnh chuyển xuống tàu an toàn.

Niềm vui của Cán bộ chiến sĩ nhà giàn DK1 khi khánh thành ngôi nhà mới DK1/10.
Niềm vui của cán bộ chiến sĩ nhà giàn DK1 khi khánh thành ngôi nhà mới DK1/10.

Hiện nay trên vùng biển thềm lục địa Bà Rịa Vũng Tàu có 15 nhà giàn ở các Cụm Ba Kè, Phúc Tần, Quế Đường, Tư Chính, Phúc Nguyên, Huyền Trân, Cà Mau tạo thành một “vành đai chiến hào đảo thép” trên biển. Mỗi nhà như một “pháo đài thép” vững chắc. Chốt giữ trên đó là cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn DK1 Vùng 2 Hải Quân- những người mà anh em gọi nửa đùa nửa thật là “Bia chủ quyền sống” trên biển. Những “tấm bia” ấy không chỉ gồng mình với điều kiện khắc nghiệt, mà còn phải chịu đựng nỗi nhớ nhà, nhớ đất liền luôn canh cánh trong lòng. Những “tấm bia sống” ấy mỗi đợt “cắm” trên biển từ 6 đến 8 tháng. Cũng có khi do yêu cầu nhiệm vụ phải ở đến 10- 12 tháng, thậm chí 27 tháng mới vào đất liền. Không ít những “bi kịch trái tim” nảy sinh từ những chuyến xa đất liền dằng dặc như thế. Nhiều người đã 40 tuổi vẫn “phòng không” và không ít người bị người yêu “chê” là xa nhà ế vợ. Vượt lên trên những trở ngại về thời gian, không gian và điều kiện sống thiếu thốn đủ bề, là tinh thần yêu biển đảo và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Người khơi nguồn xây dựng nhà giàn DK1 trên các bãi đá ngầm trong vùng biển Thềm lục địa phía Nam của Việt Nam là Thượng tướng Giáp Văn Cương- vị Đô đốc thao tài chiến lược về biển đảo. Việc xây dựng nhà giàn ấy, không chỉ có ý nghĩa chính trị sâu sắc về phát triển nguồn kinh tế từ biển, đảo, mà còn là tầm nhìn chiến lược về quốc phòng an ninh, bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển. Cho đến bây giờ, sau hơn ba thập kỷ ra đời tồn tại và phát triển, nhà giàn DK1 vẫn là bằng chứng sinh động về sự sáng tạo quyết chí của một vị tướng tài ba.

Kỳ 2 “Người khai sinh ra pháo đài canh biển”.

Bài và ảnh, Mai Thắng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành

Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Quận ủy Thanh Xuân tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 đối với các đảng viên đang sinh sống trên địa bàn quận. Dự lễ trao tặng có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai.
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới

Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới

(LĐTĐ) Vàng giao dịch trong phạm vi hẹp trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thị trường cũng trông đợi cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào cuối tuần.
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP và Nghị định 145/2020/NĐ-CP và đề xuất chính sách”.
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).

Tin khác

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức toạ đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam”, nhằm đẩy mạnh truyền thông Ngày Pháp luật Việt Nam đến các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

(LĐTĐ) Qua tìm hiểu thực tế, đại biểu Quốc hội cho rằng, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị “tắc” có nguyên nhân là vấn đề nguyên vật liệu.
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu để các bệnh viện và các trường đại học tự chủ mà phải tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao...
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Xem thêm
Phiên bản di động