Những gia đình vượt qua định kiến “con gái một bề”
Công bố dự án nhạc kịch hướng nghiệp “Chọn nghề trong muôn nghề” Bộ sưu tập mô hình siêu nhân hơn nửa tỷ của chàng trai 9x Hà Nội |
Chăm ngoan học giỏi là món quà tặng cha mẹ
Là tấm gương gia đình tiêu biểu thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của huyện Ứng Hòa, câu chuyện sinh con một bề đều là gái của anh Nguyễn Nam Anh và chị Trần Thị Quyên (thị trấn Vân Đình) đã khiến nhiều người cảm phục.
Bỏ ngoài tai tư tưởng trọng nam khinh nữ, thích con trai hơn con gái, mong muốn có con trai để nối dõi tông đường, vợ chồng anh chị đã dồn tất cả tình yêu để chăm sóc 2 cô con gái nhỏ. Chính từ sự chăm chút của cha mẹ là dỗ dựa các con của anh chị đều chăm ngoan học giỏi. Trong đó, con gái lớn Nguyễn Trần Minh Ngọc (học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Thượng Hiền, huyện Ứng Hòa) là niềm tự hào lớn của cha mẹ khi đạt danh hiệu học sinh giỏi trong suốt 7 năm liền.
Em Nguyễn Trần Minh Ngọc (học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Thượng Hiền, huyện Ứng Hòa) là niềm tự hào lớn của cha mẹ. |
Không chỉ hoạt bát, chăm ngoan, hòa đồng với bạn bè khi ở trên lớp, ở nhà Minh Ngọc cũng là tấm gương cho em gái học tập. “Con rất yêu gia đình của mình và cảm thấy hạnh phúc với sự yêu thương của bố mẹ và em gái. Để bố mẹ vui lòng, con luôn cố gắng học tập tốt, ngoài ra đỡ đần bảo ban em gái học hành”, Minh Ngọc chia sẻ.
Cũng là thành viên trong một gia đình có 2 chị em gái, em Đào Nhật Anh (đội 10, xã Hòa Phú, huyện Ứng Hòa) còn được biết đến là tấm gương vượt khó. Cha mẹ mất từ khi còn nhỏ, hiện tại em sống chung cùng ông bà nội đã có tuổi. Không chịu khuất phục trước hoàn cảnh của mình, Nhật Anh có 11 năm liền là học sinh giỏi là chỗ dựa cho ông bà và em gái vươn lên học tập tốt.
Cách nhà Nhật Anh không xa, gia đình anh Nguyễn Ngọc Đức và chị Lê Thị Chín (thôn Cầu, xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa) cũng không khỏi xúc động khi kể về 2 cô con gái Nguyễn Thị Đức Hạnh và Nguyễn Thị Đức Loan vừa chăm ngoan lại rất hiểu chuyện.
Gia đình chị Chín là một trong những hộ còn gặp nhiều khó khăn của xã Minh Đức. Vợ chồng anh chị làm nghề tự do với nguồn thu nhập ít ỏi, bấp bênh, sức khỏe lại đau yếu thường xuyên. Bên cạnh đó, anh Đức lại là người con trai duy nhất lập gia đình bởi anh chị của anh bị bệnh tâm thần nặng.
Vượt qua tư tưởng trọng nam khinh nữ, những em gái được gia đình yêu thương, chăm sóc học tập nên người. |
Trong ngôi nhà đơn sơ chẳng có nhiều đồ đạc, có lẽ thứ đáng quý nhất là hàng chục tờ giấy khen của 2 con đạt được trong những năm học qua. Chị Chín tâm sự: “Nhà tôi có 2 đứa con gái. Ngay từ khi các cháu ra đời tôi cũng không cảm thấy thiệt thòi hay mặc cảm vì không đẻ được con trai. Suy cho cùng con nào cũng là con, miễn sao là nuôi dạy các cháu nên người. Gia đình còn nhiều khó khăn, có con gái ngoan ngoãn tháo vát việc nhà để bố mẹ yên tâm làm việc. Vui hơn nữa là các cháu luôn chủ động phụ bà, bố mẹ chăm sóc 2 bác bị bệnh tâm thần nằm một chỗ. Tôi thấy hạnh phúc gia đình chỉ cần vậy, đâu nhất thiết phải có con trai thì mới hạnh phúc”.
Chị Chín cho biết thêm điều may mắn của vợ chồng anh chị hơn nhiều cặp vợ chồng khác là không gặp áp lực từ phía gia đình, ông bà nội khi không có con trai. “Bà nội cũng động viên vợ chồng tôi sinh đẻ có kế hoạch, dứt khoát dừng lại, bà nói 2 cháu gái là 2 hòn vàng tặng cho bà rồi, không cần phải nghĩ ngợi gì nữa”, chị Chín hồ hởi.
Nỗ lực nâng cao vị thế của trẻ em gái
Câu chuyện của gia đình anh Nam Anh và chị Quyên; anh Đức và chị Chín… chỉ là 2 trong số các gia đình tiêu biểu tham dự buổi lễ gặp mặt biểu dương các gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số, có con gái chăm ngoan học giỏi nhân ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 do Sở Y tế Hà Nội phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức.
Em Đào Nhật Anh (đội 10, xã Hòa Phú, huyện Ứng Hòa) được biết đến là tấm gương vượt khó. |
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, theo số liệu 9 tháng đầu năm 2020, tỷ số giới tính khi sinh của Thành phố ở mức 111,5 trẻ trai/100 trẻ gái. Mặc dù tỷ số giới tính khi sinh của toàn Thành phố đang có xu hướng giảm nhưng vẫn trên mức báo động.
Nếu không có những can thiệp mạnh mẽ và kịp thời như hiện nay, mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường về trật tự xã hội, an ninh, chính trị; dẫn đến hiện tượng thiếu nữ thừa nam trong độ tuổi kết hôn và dẫn đến phá vỡ cấu trúc gia đình ảnh hưởng tới chất lượng dân số trong tương lai.
Nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng giới tính hiện nay là do bất bình đẳng giới, nhận thức một số người dân còn hạn chế, nhiều bà mẹ mang thai đến khám, siêu âm đều mong muốn được biết giới tính thai nhi, quan niệm trọng nam khinh nữ trong xã hội... Do vậy, để có được niềm vui và hạnh phúc như hiện tại, các gia đình có 2 con sinh một bề là gái đã luôn nỗ lực, vượt qua định kiến xã hội để cùng nhau chăm lo cho gia đình hạnh phúc.
Gia đình anh Nguyễn Ngọc Đức và chị Lê Thị Chín (thôn Cầu, xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa) luôn cảm thấy vui vẻ khi 2 cô con gái vừa chăm ngoan lại rất hiểu chuyện. |
Theo Phó Giám Đốc Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa Nguyễn Thành Sơn, những năm trước tỉ số mất cân băng giới tính khi sinh trên địa bàn huyện vẫn ở mức cao dao động 120 trẻ trai/100 trẻ gái. Tuy nhiên từ năm 2019, tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh đã giảm xuống còn 112 trẻ trai/100 trẻ gái.
Để có được kết quả tích cực trên là nhờ huyện đã tuyên truyền và triển khai vận động người dân. Trong đó có hoạt động biểu dương những gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số, có con gái chăm ngoan học giỏi cũng góp phần cao vị thế của trẻ em gái trên địa bàn huyện.
“Trong công tác chỉ đạo hằng năm Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa luôn có kế hoạch triển khai các hoạt động kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Trong đó có kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình; yêu cầu các chủ cơ sở ký cam kết khi các thai phụ đến khám, siêu âm không lựa chọn giới tính; thúc đẩy cộng đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thể của trẻ em gái và phụ nữ nói chung, đặc biệt là trẻ em gái của các gia đình sinh con một bề là gái. Từ đó từng bước vận động làm thay đổi nhận thức và tư tưởng lạc hậu về sinh con trai, con gái”, Phó Giám Đốc Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30