Chương trình Sữa học đường tại Hà Nội:

Nhiều phụ huynh muốn mỗi con được thêm 2-3 suất nữa

(LĐTĐ) Nhiều trường học ở Hà Nội cho biết số lượng phụ huynh đăng ký cho con tham gia Chương trình Sữa học đường ngày càng đông.
nhieu phu huynh muon moi con duoc them 2 3 suat nua Hơn 1 triệu trẻ em Thủ đô được thụ hưởng chương trình sữa học đường từ hôm nay
nhieu phu huynh muon moi con duoc them 2 3 suat nua Tập huấn triển khai Chương trình sữa học đường giai đoạn 2018 - 2020

Từ chỗ nghi ngại khi không biết hãng sữa nào sẽ cung cấp sữa học đường, có đảm bảo chất lượng hay không?... sau 2 tháng triển khai Chương trình Sữa học đường, nhiều trường học ở Hà Nội cho biết số lượng phụ huynh đăng ký cho con tham gia ngày càng đông, nhiều người hỏi "một cháu có được đăng ký thêm 1-2 suất nữa hay không?"

Sau nghi ngại là… "xin thêm suất" nữa

Cô Khúc Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Mầm non Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết: Sau 1 tháng thực hiện Chương trình Sữa học đường, 100% học sinh của trường đã đăng ký tham gia. Con số này lúc đầu chỉ khoảng hơn 90% nhưng sau khi "mục sở thị" nhãn hiệu và chất lượng sữa cũng như sự hào hứng của các con, nhiều phụ huynh đã không còn ngần ngại và quyết định đăng ký cho con.

Cũng theo cô Mai, điều mà phụ huynh lo lắng nhất là sữa "cận date" được đưa vào nhà trường để cho các con uống nhưng thực tế đã cho thấy sữa học đường được vận chuyển đến trường đều vừa mới sản xuất nên hạn sử dụng rất xa. Chúng tôi cũng được tập huấn về việc cho trẻ uống sữa khi hạn sử dụng còn ít nhất 4 tháng. "Chương trình Sữa học đường khiến các nhà trường vất vả hơn một chút nhưng điều đó không thấm tháp gì khi thấy các con được cung cấp thêm một nguồn dinh dưỡng đảm bảo chất lượng mỗi ngày với sự ưu đãi rất lớn về giá thành", cô Mai chia sẻ.

nhieu phu huynh muon moi con duoc them 2 3 suat nua
Sau hơn 2 tháng Chương trình Sữa học đường của Hà Nội chính thức triển khai tại các trường mầm non, tiểu học, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có trên 87% học sinh đăng ký.

Còn cô Đào Thị Thanh Thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội cũng cho hay: Dù trường đóng ở địa bàn nông thôn, không ít gia đình vẫn chưa coi sữa là thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn của trẻ nhưng sau 2 tháng thực hiện chương trình, toàn trường đã có hơn 95% học sinh tham gia. Những lo ngại ban đầu của phụ huynh về chất lượng sữa đã hầu như không còn nữa. "Trái ngược với lo lắng ban đầu, giờ đây không ít phụ huynh đặt câu hỏi với nhà trường, liệu họ có thể đăng ký cho một cháu được hai suất sữa học đường hay không?", bà Thảo cho biết.

Trả lời câu hỏi này, ông Phạm Xuân Tiến cho biết: Ban chỉ đạo Chương trình cũng nhận được rất nhiều những câu hỏi tương tự suốt hơn 2 tháng qua. Tuy nhiên, Chương trình được sự hỗ trợ về giá thành đến hơn 50% và đã nêu rõ mỗi trẻ sẽ uống sữa tươi 5 lần/tuần (mỗi ngày đến trường uống một lần) nên mỗi trẻ sẽ chỉ được đăng ký một suất. Như vậy, sữa học đường đã làm một việc có ý nghĩa là góp phần hình thành thói quen và sự yêu thích sữa của trẻ nên chắc chắc các bậc cha mẹ sẽ bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của trẻ thực phẩm rất cần thiết này.

PGS. TS Bùi Thị Nhung, Trưởng phòng Dinh dưỡng và Ngành nghề, Viện Dinh Dưỡng quốc gia, khẳng định sữa học đường đã được nghiên cứu rất nghiêm ngặt về các thành phần dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển của trẻ em ở lứa tuổi học đường. Bà Nhung cũng khuyến nghị cha mẹ học sinh nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm và có thể sử dụng 4-5 đơn vị sữa/ngày, trong đó bao gồm sữa chua, pho mai và sữa nước.

Không học sinh và nhóm lớp nhỏ lẻ nào bị "bỏ quên"

Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội cho biết: Tính đến hết tháng 2/2019, sau 2 tháng Chương trình Sữa học đường của Hà Nội chính thức triển khai tại các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn thành phố đã có trên 87% học sinh đăng ký. Con số này còn tiếp tục tăng trong tháng 3 vì một số trường ngoài công lập trên địa bàn đến nay mới hiểu hết về tính nhân văn của Chương trình và tiến hành tuyên truyền, thông báo để cho phụ huynh đăng ký.

Ông Tiến cũng lưu ý, vì chương trình hướng tới đối tượng được thụ hưởng là trẻ em trong độ tuổi học mầm non và tiểu học, sinh sống trên địa bàn thành phố nên hoàn toàn không phân biệt trẻ học trường công hay trường tư, bất cứ trẻ em nào trong độ tuổi dù học ở loại hình giáo dục nào, kể cả trường quốc tế hay những nhóm lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ… cũng đều cần được phổ biến và tham gia thụ hưởng chương trình này để đảm bảo quyền lợi của các em. Theo thống kê, Hà Nội có khoảng 4.700 cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học có thể tham gia chương trình Sữa học đường, trong đó có khá nhiều nhóm lớp mầm non tư thục.

Ông Tiến nêu dẫn chứng như vậy để khẳng định chương trình không "bỏ quên" bất cứ trẻ em nào trên địa bàn thành phố, chỉ cần phụ huynh hiểu rõ về ý nghĩa nhân văn của Chương trình thì đều có thể đăng ký cho con mình tham gia.

nhieu phu huynh muon moi con duoc them 2 3 suat nua
Nhiều phụ huynh muốn mỗi con được thêm 2-3 suất của chương trình sữa học đường nữa.

Cô Khúc Thị Mai, Hiệu trưởng Trường mầm non Bà Triệu, cũng đánh giá sự chuyên nghiệp, tận tâm của đơn vị cung cấp sữa là "điểm cộng" của Chương trình. Chính điều đó khiến các trường yên tâm hơn về sự an toàn, hiệu quả trong suốt quá trình thực hiện Chương trình Sữa học đường hơn 2 tháng qua và thời gian tới.

Ông Lê Văn Đức, Trưởng bộ phận Truyền thông cộng đồng Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk thay mặt công ty Vinamilk cảm ơn sự hợp tác chặt chẽ của các đơn vị trường học trong thời gian qua và sự tin tưởng của phụ huynh học sinh dành cho Vinamilk, đó là động lực to lớn để Vinamilk nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai tốt chương trình sữa học đường tại Thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Đặc biệt, ông Đức khẳng định Vinamilk sẽ tiếp tục triển khai Chương trình với tinh thần trách nhiệm nhất nhằm mang lại chương trình sữa học đường an toàn, hiệu quả cho trẻ em thủ đô. "Chúng tôi đã cam kết với chủ đầu tư là Sở GD-ĐT Hà Nội rằng khi nhận được bất cứ phản ánh nào liên quan sữa học đường, sau khi nhận được thông báo, chúng tôi sẽ có nhân sự đến xem xét, xử lý kịp thời", ông Đức cho hay.

PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thành phố mang tên Bác hướng về Điện Biên Phủ

Thành phố mang tên Bác hướng về Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Những ngày Tháng 5 lịch sử, hoà chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) rộn ràng hướng về vùng đất Điện Biên, nơi đã ghi danh chiến thắng“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Ký ức về “một  thời hoa lửa”

Ký ức về “một thời hoa lửa”

(LĐTĐ) Chiến thắng Điện Biên Phủ đã lùi xa 70 năm, song những ngày tháng 5 lịch sử, được nghe những nhân chứng lịch sử - họ là thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến trường chia sẻ tại buổi gặp mặt do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên và các tỉnh, thành phố tổ chức mới đây như tái hiện lại một Điện Biên hùng tráng năm nào.
Các cấp Công đoàn Thủ đô: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về Lễ kỷ niệm

Các cấp Công đoàn Thủ đô: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về Lễ kỷ niệm

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trong những tuần qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần tuyên truyền về tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô.
Điện Biên trên đường đổi mới

Điện Biên trên đường đổi mới

(LĐTĐ) Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Điện Biên, 70 năm sau ngày giải phóng, Điện Biên hôm nay đã khoác lên mình tấm áo mới hòa với nhịp phát triển của đất nước, đời sống của người dân ngày càng ấm no - hạnh phúc. Kết cấu hạ tầng, văn hóa - xã hội không ngừng phát triển.
Làm nên “Điện Biên Phủ” mới

Làm nên “Điện Biên Phủ” mới

(LĐTĐ) Hôm nay (7/5), toàn Đảng, toàn quân và toàn dân long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Đây không chỉ là dịp để chúng ta ôn lại khí thế hào hùng, chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, tri ân các anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh vì nền độc lập - tự do của Tổ quốc, mà còn là dịp để giáo dục thế hệ hiện tại noi gương hào khí Điện Biên Phủ trong công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc.
Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi người dân Việt Nam tự hào về quá khứ và không quên bài học “đại đoàn kết toàn dân tộc” để xây dựng đất nước mạnh giàu. Đây cũng là ý kiến của một số người dân mà nhóm phóng viên Báo Lao động Thủ đô có dịp trao đổi nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, xin gửi tới Quý bạn đọc.
Góc nhìn mới “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”

Góc nhìn mới “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”

(LĐTĐ) Phim tài liệu VTV Đặc biệt “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” là góc nhìn mới về Chiến dịch Điện Biên Phủ thông qua những tài liệu giá trị, được khai thác từ khối tư liệu đồ sộ đang lưu trữ tại Bộ Quốc phòng Pháp và Quốc hội Pháp. Nhiều thông tin đã giải mật chưa hoặc ít được tiếp cận về sự kiện lịch sử này. Phim do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất, phát sóng lúc 20h05 ngày 7/5/2024 trên kênh VTV1 và VTV4.

Tin khác

Điện Biên trên đường đổi mới

Điện Biên trên đường đổi mới

(LĐTĐ) Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Điện Biên, 70 năm sau ngày giải phóng, Điện Biên hôm nay đã khoác lên mình tấm áo mới hòa với nhịp phát triển của đất nước, đời sống của người dân ngày càng ấm no - hạnh phúc. Kết cấu hạ tầng, văn hóa - xã hội không ngừng phát triển.
Tháng 5 về Điện Biên lịch sử

Tháng 5 về Điện Biên lịch sử

(LĐTĐ) 70 năm trước, cái tên Điện Biên Phủ hiện lên chói lọi trên bản đồ thế giới với chiến thắng lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Ngày nay, thành phố Điện Biên Phủ của tỉnh Điện Biên được biết đến như một trung tâm du lịch mới nổi của vùng Tây Bắc với thế mạnh về du lịch lịch sử - tâm linh văn hóa; du lịch sinh thái, khám phá cảnh quan thiên nhiên,...
Thanh Trì thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến

Thanh Trì thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thanh Trì đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

(LĐTĐ) Trên địa bàn huyện Thanh Trì có 64 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập và 12 trường mầm non tư thục tổ chức ăn bán trú. Hiện nay, 100% bếp ăn tại các trường học đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

(LĐTĐ) Từ ngày 4/5 đến 10/5, tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”.
Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem được thiết kế tạo sự liên hoàn, thể hiện từ quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của đất nước.
Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

(LĐTĐ) Đàn ghi ta, từ nhạc cổ điển đến lễ hội hiện đại là hình mẫu văn hóa quyến rũ. Từ nguyên thủy Ai Cập tới Tây Ban Nha, từ cổ điển cho đến điện tử, giáo dục và công nghệ hiện đại đã không ngừng làm mới nhạc cụ này.
3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

(LĐTĐ) Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và tạo xu hướng tiêu dùng cho Gen Z. Ảnh hưởng từ bạn bè và người nổi tiếng cũng là yếu tố then chốt, với thói quen tiêu dùng được hình thành thông qua việc chia sẻ và đồng điệu trong cộng đồng. Từ những yếu tố này, các thương hiệu đã sử dụng chiến lược tiếp thị qua người nổi tiếng để thu hút giới trẻ, tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành thời trang.
Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

(LĐTĐ) Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2024 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.469 hồ sơ. Ngoài số lượng đối tác đề cử tăng gần 8 lần so với mùa giải đầu tiên, điểm ấn tượng của VinFuture mùa 4 là gần 15% đối tác đề cử là tác giả thuộc nhóm top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

(LĐTĐ) Giới trẻ hiện đại đang đối mặt với lo âu và áp lực tinh thần do xã hội biến động và áp lực thành công. Xu hướng "chữa lành" hay còn gọi là “healing” thông qua những phương pháp như liệu pháp thiền định, chuyển động tự do, thôi miên, và nghệ thuật trị liệu đã trở thành trào lưu như một cách tự chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Xem thêm
Phiên bản di động