Nhận lương hưu qua tài khoản: Tiện ích sau tiếng “tinh, tinh…”

(LĐTĐ) “Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong công cuộc chuyển đổi số, các địa phương thuộc thành phố Hà Nội đang quyết liệt tuyên truyền, triển khai chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hàng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Bây giờ những cán bộ về hưu thay vì phải đến UBND phường nhận lương hưu thì chỉ ngồi nhà nghe tiếng “tinh, tinh…” từ tin nhắn điện thoại báo đã chuyển tiền.
Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản: Người dân hài lòng, tích cực tham gia chuyển đổi số Thanh toán không dùng tiền mặt: Không để người cao tuổi nào bị bỏ lại phía sau

Người dân hưởng lợi ích tối đa

Ghi nhận tại các điểm chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trên địa bàn thành phố Hà Nội những ngày đầu tháng 6, chúng tôi chứng kiến sự vào cuộc đồng bộ của cán bộ BHXH, lực lượng chức năng tại địa phương… trong việc tuyên tuyền, vận động người dân đăng ký hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng không dùng tiền mặt kết hợp với rà soát, xác minh, đồng bộ dữ liệu thông tin người hưởng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nhận lương hưu qua tài khoản: Tiện ích sau tiếng “tinh, tinh…”
Lực lượng chức năng hướng dẫn người dân kê khai, đăng ký hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH bằng phương thức không dùng tiền mặt. Ảnh: L.Thắm

Tại đền Võng Thị (phường Bưởi, quận Tây Hồ), ông Trần Văn Lai có mặt từ đầu giờ chiều ngày 7/6 để nhận lương hưu. Đã 21 năm nhận tiền lương hưu tại điểm chi trả của BHXH, đây là tháng cuối cùng ông nhận lương bằng tiền mặt. Ông Lai tâm sự, với những người già, việc nhận lương hưu bằng tiền mặt có niềm vui riêng bởi trong thời gian chờ lĩnh tiền, ông được gặp gỡ những người bạn, cùng nhau trò chuyện về cuộc sống. Tuy nhiên, khi có chính sách của Thành phố về việc thanh toán lương hưu qua tài khoản ngân hàng ông hoàn toàn ủng hộ.

“Người già ai cũng thích được nhận tiền mặt, cầm tiền trực tiếp trên tay nhưng khi sức khỏe không cho phép thì việc nhận lương hưu qua tài khoản tiện lợi hơn. Nếu mình không đi rút được có thể chuyển sang tài khoản cho con cháu và nhờ rút hộ. Vì vậy, khi được cán bộ tới nhà tuyên truyền tôi đồng ý ngay”, ông Lai cho hay.

Còn tại quận Hai Bà Trưng vào những ngày cuối tháng 5, đông đảo người thụ hưởng có mặt tại nhà văn hóa, các điểm chi trả BHXH để làm thủ tục chuyển đổi hình thức nhận lương hưu, trợ cấp BHXH. Ông Nguyễn Thế Hinh (tổ 4, phường Đồng Tâm) cho biết, ông hưởng chế độ hưu trí từ năm 2009. Trước đây, mỗi lần đến điểm chi trả Ủy ban nhân dân (UBND) phường để lĩnh lương hưu, ông phải mất cả buổi sáng vì phải xếp hàng đợi tới lượt, chưa kể có hôm thời tiết bất thường. Nhưng nay, kể cả đang ở nhà, ông cũng nhận được lương bởi Thành phố đã áp dụng hình thức chi trả lương hưu qua tài khoản, nhanh, tiện lợi.

Tương tự, tại quận Hà Đông, các điểm thu thập và đối chiếu thông tin người hưởng trợ cấp, BHXH trên địa bàn quận mở cửa cả ngày thường lẫn ngày nghỉ. Một số điểm tại phường Nguyễn Trãi còn làm việc đến tối muộn để hỗ trợ những người không thể đến thực hiện thủ tục vào ban ngày.

Chủ tịch UBND phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông Nguyễn Thúy Hằng cho biết, nhằm tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách thuận lợi, phường huy động các lực lượng như: Công an, Cảnh sát, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân và các Tổ trưởng tổ dân phố... vào cuộc. Trước khi triển khai đợt cao điểm, địa bàn phường có 2.745 trường hợp hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, trong đó có 1.547 người vẫn nhận tiền mặt. Tuy nhiên, hiện trong số 1.547 người đang nhận tiền mặt đã có 1.445 người mở tài khoản mới hoặc ủy quyền nhận tiền qua tài khoản (đạt tỷ lệ 93,4%). Những trường hợp còn lại, UBND phường tiếp tục tuyên truyền, vận động để người dân đồng thuận chuyển hình thức nhận lương hưu qua tài khoản.

“Đi từng ngõ, gõ từng nhà”, bám sát địa bàn

Thực hiện Chỉ thị, kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường hỗ trợ công dân mở tài khoản phục vụ chi trả ưu đãi an sinh xã hội không dùng tiền mặt, các địa phương trên địa bàn Hà Nội đã đẩy mạnh triển khai thực hiện. Qua thực tế, việc chi chế độ an sinh qua tài khoản mang đến nhiều tiện ích. Rõ nhất là người thụ hưởng không phải chờ đợi, xếp hàng chờ lĩnh tiền và số tiền nhận về bảo đảm an toàn, chính xác. Với những trường hợp ít phải sử dụng đến khoản tiền nhận về hằng tháng, họ có thể để tiền trong tài khoản như một khoản tiết kiệm có lãi. Về phía các cơ quan chức năng cũng giảm được nhiều chi phí, nhân công so với hình thức chi trả lương truyền thống.

Tại quận Tây Hồ, hiện trên địa bàn quận có 19.436 người được hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH. Trước đây, quận có 10.632 người lĩnh tiền qua thẻ ATM (tỷ lệ 54%), 8.804 người lĩnh tiền mặt (tỷ lệ 46%). Sau khi triển khai, tính đến ngày 6/6/2024, có 18.579 người lĩnh qua thẻ ATM (tỷ lệ 95,6 %), 855 người lĩnh tiền mặt (tỷ lệ 4,4%).

Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Bùi Thị Lan Phương cho biết, thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) và Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng”…, UBND quận đã xây dựng và triển khai đến tất cả các đơn vị, tổ chức đoàn thể trên địa bàn.

Có được thành quả trên là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng vượt qua áp lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của các lực lượng chức năng. Theo đó, quận Tây Hồ đã tập trung tuyên truyền tới toàn bộ cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, đặc biệt chú trọng tuyên truyền để người hưởng lương, trợ cấp BHXH nắm được chủ trương, phương thức triển khai, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. UBND quận đã phân rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể, các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện các nội dung của kế hoạch theo phương châm: Đảm bảo đơn giản, thuận lợi, dễ tiếp cận, dễ sử dụng và phù hợp với nhóm người thụ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH; việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, đúng với các quy định hiện hành.

Theo Phó Giám đốc BHXH quận Hai Bà Trưng Bùi Thị Thanh Hương, quận đang thực hiện chi trả cho hơn 49.000 người nhận lương hưu và trợ cấp BHXH, trong đó có hơn 40% người dân đang sử dụng hình thức chi trả bằng tiền mặt. Trong đợt cao điểm tháng 5/2024, quận đặt mục tiêu vận động hơn 20.200 người thay đổi hình thức nhận chế độ BHXH hằng tháng. Tuy nhiên, chỉ sau ngày đầu tiên triển khai đã có gần 5.000 người hoàn thành thủ tục.

Phó Giám đốc BHXH quận Hai Bà Trưng cho biết thêm, để chương trình được lan tỏa đến từng người dân, tổ trưởng các tổ dân phố địa bàn đã xây dựng các trang mạng xã hội zalo, facebook nhằm giúp người dân tiếp cận thông tin một cách đầy đủ, chính xác nhất. Đối với những người dân gặp khó khăn trong di chuyển, sử dụng điện thoại thông minh… lực lượng Công an, BHXH, tổ trưởng các tổ dân phố cũng áp dụng biện pháp “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, bám sát địa bàn, trực tiếp vận động người dân hưởng ứng kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội.

Theo Phó Giám đốc BHXH Hà Nội Lê Văn Long, phát huy tinh thần “vì nhân dân phục vụ”, BHXH Hà Nội phối hợp cùng các lực lượng chức năng triển khai đợt cao điểm từ ngày 20-30/5/2024, huy động các lực lượng vận động, hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục trong, ngoài giờ hành chính (kể cả ngày thứ Bảy, Chủ nhật).

Qua công tác tuyên truyền, vận động người hưởng đã hiểu rõ hơn về việc chi trả không dùng tiền mặt là khẳng định quyền an sinh của người dân với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công cuộc chuyển đổi số; góp phần vào quản lý người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH, đảm bảo chi trả đúng người hưởng, nhanh chóng và kịp thời.

L.Thắm - P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

(LĐTĐ) Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm sáng tạo của Hà Nội đã vươn xa hơn trên thị trường nhờ được lan tỏa thông qua các phương tiện truyền thông. Có thể nói, báo chí đã có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền mở ra cơ hội cho những sản phẩm khởi nghiệp - sáng tạo của Thủ đô.
Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

(LĐTĐ) Trước thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét đưa đối tượng giáo viên mầm non là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nhiều giáo viên mầm non thực sự quan tâm vấn đề này.
Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác chuyển đổi số ở Thủ đô Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả khả quan. Chuyển đổi số đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng đối tượng” nhằm hướng tới xây dựng Thành phố thông minh và mục tiêu cao nhất là phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

(LĐTĐ) Hai năm thành lập (từ tháng 4/2022) Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chưa phải là nhiều, nhưng trong quãng thời gian đó, với sự đam mê nghề nghiệp, phóng viên của Báo đã dấn thân trong những tuyến tin bài điều tra, phản ánh, mang đậm hơi thở cuộc sống của vùng đất phương Nam.
Vượt qua thách thức  “kỷ nguyên số”

Vượt qua thách thức “kỷ nguyên số”

(LĐTĐ) Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ góp phần tạo thuận lợi cho nhiều lĩnh vực phát triển, trong đó có lĩnh vực thông tin - truyền thông, báo chí. Việc đổi mới tư duy, cách làm báo, đặc biệt là việc tiếp cận với công nghệ với người làm nghề là tất yếu. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, nếu không bắt kịp với sự phát triển này, các cơ quan báo chí cũng như đội ngũ người làm báo sẽ bị tụt hậu.
Sát cánh vì thành phố bình yên

Sát cánh vì thành phố bình yên

(LĐTĐ) Thời gian qua công tác phối hợp giữa các cơ quan báo chí với lực lượng Công an nhân dân ngày càng chặt chẽ, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, Báo Lao động Thủ đô là một trong những đơn vị đồng hành cùng lực lượng Công an, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt vì sự bình yên của Thành phố.
Tự hào tờ báo của tổ chức Công đoàn

Tự hào tờ báo của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Được thành lập từ nhu cầu của đoàn viên, người lao động và yêu cầu của tổ chức Công đoàn thành phố Hà Nội, hơn 30 năm qua, báo Lao động Thủ đô luôn xác định trọng trách và cũng là niềm tự hào là tờ báo của tổ chức Công đoàn để không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vừa phụng sự, vừa đồng hành với tổ chức Công đoàn, đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên chặng đường tiến về phía trước, xây dựng tổ chức Công đoàn, đội ngũ CNVCLĐ ngày càng vững mạnh.

Tin khác

Chuyển đổi số: Yêu cầu tất yếu của ngành logistics

Chuyển đổi số: Yêu cầu tất yếu của ngành logistics

(LĐTĐ) Chuyển đổi số không còn là xu hướng mà trở thành yêu cầu tất yếu của ngành logistics trên toàn thế giới. Mặc dù lợi ích mang lại từ chuyển đổi số là rất rõ ràng, tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô, cả ở các cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương và doanh nghiệp.
Ra mắt nền tảng số giúp phát hiện sớm rủi ro an toàn thông tin

Ra mắt nền tảng số giúp phát hiện sớm rủi ro an toàn thông tin

(LĐTĐ) Nền tảng quản lý và phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro an toàn thông tin là nền tảng số thứ tư được Cục An toàn thông tin thiết lập để hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong quản lý và triển khai bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính trong cấp giấy phép lái xe

Nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính trong cấp giấy phép lái xe

(LĐTĐ) Chiều 30/5, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại với tổ chức, đơn vị về thủ tục hành chính, công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa; hướng dẫn triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.
Phổ cập tên miền quốc gia .vn để phát triển kinh tế số và xã hội số

Phổ cập tên miền quốc gia .vn để phát triển kinh tế số và xã hội số

(LĐTĐ) Sau 30 năm phát triển, Việt Nam có hơn 610 nghìn tên miền quốc gia “.vn”, đứng thứ hai ASEAN, thứ 10 châu Á Thái Bình Dương, đứng thứ 40 trên thế giới. Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký sử dụng tên miền “.vn” mới đạt khoảng 25%. Để thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai sáng kiến phổ cập tên miền quốc gia “.vn” với hai chính sách đặc biệt.
Đảm bảo an toàn thông tin từ camera giám sát

Đảm bảo an toàn thông tin từ camera giám sát

(LĐTĐ) Trước tình trạng có nhiều nguy cơ mất an toàn thông tin từ thiết bị camera giám sát, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát. Hiện tại, Cục An toàn thông tin đang phối hợp với các doanh nghiệp, các chuyên gia để xây dựng “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho thiết bị camera giám sát”, dự kiến quy chuẩn sẽ được ban hành trong năm 2024.
Quận Hoàng Mai: Giúp giáo viên mầm non chuyển đổi số

Quận Hoàng Mai: Giúp giáo viên mầm non chuyển đổi số

(LĐTĐ) Xác định tầm quan trọng của việc chuyển đối số đối với hoạt động giáo dục và đào tạo, Trường Mầm non Yên Sở đã tổ chức tập huấn cài đặt phần mềm Mysign và sử dụng chữ ký số cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường trên Hệ thống quản lý hồ sơ, sổ sách điện tử (https//hsdttruong.qlgd.edu.vn).
Chuyển đổi số ở Thái Nguyên

Chuyển đổi số ở Thái Nguyên

(LĐTĐ) Dù là tỉnh trung du - miền núi, nhưng Thái Nguyên là một trong những địa phương tiên phong về chuyển đổi số và thành tựu thu được hiện đang đứng tốp đầu cả nước về lĩnh vực này, sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền số - kinh tế số - xã hội số.
Số hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách về thăm quê Bác

Số hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách về thăm quê Bác

(LĐTĐ) Để nâng cao chất lượng phục vụ, tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách muôn phương khi về thăm quê Bác Hồ kính yêu, Ban Quản lý Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, ứng dụng số hóa và bố trí thêm nhiều không gian trải nghiệm cho du khách.
Dấu ấn chuyển đổi số ngành Du lịch

Dấu ấn chuyển đổi số ngành Du lịch

(LĐTĐ) Hiện các điểm tham quan, bảo tàng, khu di tích trên địa bàn Thủ đô đang tích cực đổi mới phương thức bán và soát vé tham quan thông qua hệ thống vé điện tử. Trước yêu cầu cấp thiết của chuyển đổi số trong ngành Du lịch, đây được xem như một giải pháp mới tạo thuận lợi cho cả 3 bên: Khách du lịch, doanh nghiệp lữ hành và Ban Quản lý điểm đến.
Sắp ra mắt phần mềm giúp người dân nhận diện tội phạm lừa đảo

Sắp ra mắt phần mềm giúp người dân nhận diện tội phạm lừa đảo

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn ra hết sức phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn. Để giúp người dân phát hiện các dấu hiệu lừa đảo, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia đang phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng phần mềm chống lừa đảo cho người dân.
Xem thêm
Phiên bản di động