Nhân lên những điều tử tế

(LĐTĐ) Những ngày qua, báo chí, mạng xã hội và dư luận liên tục thông tin cũng như thể hiện sự cảm kích đối với anh Nguyễn Ngọc Mạnh (sinh năm 1990; tại xóm 4, thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội) về hành động dũng cảm cứu sống bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12A chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân vào ngày 28/2.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho anh Nguyễn Ngọc Mạnh Nhân rộng thêm nhiều tấm gương dũng cảm trong thanh niên Thủ đô Lãnh đạo thành phố Hà Nội trao Thư khen, Bằng khen, biểu dương hành động dũng cảm của anh Nguyễn Ngọc Mạnh
Nhân lên những điều tử tế
Anh Nguyễn Ngọc Mạnh (31 tuổi, tài xế xe tải quê Đông Anh, Hà Nội) kịp trèo lên mái che sảnh tầng 1 hứng đỡ bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 12A tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Không chỉ dư luận quan tâm, người dân tỏ lòng cảm kích mà ngay sau vụ việc xảy ra, các đồng chí: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã gửi thư khen. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố cũng đã tặng Bằng khen cho anh Nguyễn Ngọc Mạnh.

Hành động của anh Mạnh trong một hoàn cảnh đặc biệt thể hiện tinh thần “nhân văn” với trách nhiệm một con người trước sự nguy hiểm của đồng loại, đặc biệt đó lại là cháu bé. Anh không tính toán! Anh cũng chẳng phải chuyên gia vật lý! Trong hoàn cảnh đó, anh chỉ thực hiện theo mệnh lệnh của trái tim miễn sao tìm nơi để leo lên, đỡ cháu bé không bị ngã xuống đất, đơn giản chỉ thế. Và hành động của anh đã “tái sinh ra cháu bé lần thứ hai”.

Không quản ngại gian khó, thậm chí giám hy sinh bản thân mình để cứu đồng đội, cứu Nhân dân đã trở thành truyền thống, một đạo lý rất đỗi tự hào của dân tộc ta. Xưa trong kháng chiến, có biết bao tấm gương chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để cứu đồng đội. Nào Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai; Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng...

Năm ngoái, khi một số tỉnh miền Trung bị thiên tai bão lũ, sạt lở núi đồi, vì cứu dân một số cán bộ, chiến sĩ đã phải hy sinh. Gương 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi đi cứu hộ, cứu nạn tại thủy điện Rào Trăng 3 (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) là ví dụ điển hình.

Ngay trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, mỗi khi những hình ảnh các chiến sĩ mặc “Blouse trắng” khoác lên mình bộ đồ bảo hộ kín mít, không quản ngày đêm phục vụ công tác truy vết, khoanh vùng, dập dịch, điều trị cho bệnh nhân Covid-19 hầu như không có giờ nghỉ. Khi mệt, trong bộ đồ bảo hộ bê bết mồ hôi, họ tranh thủ tạm nghỉ bất kỳ đâu để lấy lại sức.

Những chiến sĩ biên phòng căng mình chống dịch dưới cái lạnh thấu xương, thấu thịt của những ngày trước và trong Tết Nguyên đán ở miền biên viễn phía Bắc Tổ quốc. Ai trong số chúng ta nhìn những hình ảnh đó cũng xót xa và cảm phục. Họ đã hy sinh bản thân để bảo vệ sự an toàn cho cộng đồng…

Không những thế, trên bình diện xã hội, xung quanh ta còn có biết bao gương sáng đáng để noi theo. Những con người âm thầm làm việc thiện, âm thầm gieo những con chữ cho trẻ em nghèo; những em bé không tiêu đến tiền lì xì mừng tuổi năm mới mà dành để mua đồ học tập cho các bạn vùng sâu, vùng xa, vùng bão lũ.

Nói như vậy để thấy rằng xã hội chúng ta vẫn có rất nhiều điều tốt đẹp, gương điển hình. Chỉ có điều, những sự tốt đẹp vốn như ngọc quý thường ẩn vào trong, còn những điều xấu xa, những tin tức tiêu cực, mặt trái của xã hội lại được phản ánh trên một số các phương tiện truyền thông, mạng xã hội để câu khách. Bởi vậy, nhân lên những điều tốt đẹp không chỉ mình trách nhiệm của các cơ quan truyền thông, người dùng mạng xã hội mà quan trọng là mỗi chúng ta.

Ví dụ, chúng ta hay nói những điều có cánh, nhưng trong mùa đại dịch Covid-19 khi cả nước và Thành phố căng mình chống dịch, hệ thống cửa hàng, quán xá phải thực hiện giãn cách, nhưng bản thân vẫn ra quán bia, quán cà phê túm tụm với nhau… thì vô tình đã nhân lên hành động xấu, xa hơn có thể ảnh hưởng đến cộng đồng.

Do đó, để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, bên cạnh việc tuyên truyền sâu rộng những hành động dũng cảm, việc làm tử tế thì mỗi cá nhân chúng ta cũng phải làm những việc tử tế, như thế mới góp phần nhân lên sự tử tế, tính nhân văn cho toàn xã hội. Nói một cách ngắn gọn chúng ta phải cùng nhau làm cái tốt để đẩy lùi cái xấu!

L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

(LĐTĐ) Không phải ngẫu nhiên, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10, nhấn mạnh “ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực. Trong đó, thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm phải cải cách thể thế hướng tới một nền hành chính công không thể tham nhũng, lãng phí.
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

(LĐTĐ) Lời toà soạn: Tham nhũng, lãng phí không chỉ làm nghèo, kéo lùi sự phát triển của đất nước mà còn làm gia tăng bất bình đẳng xã hội, gây khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội ngày một tăng, không đúng với bản chất về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như quan điểm chủ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, nên bắt đầu bằng hoàn thiện cơ chế, chính sách để “không dám, không thể, không muốn tham nhũng, lãng phí”.
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Thấm nhuần những lời dạy, căn dặn của Bác Hồ trong những lần đến thăm, làm việc với Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô về việc phải phấn đấu để “thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”- đến nay Hà Nội đã trở thành đô thị tương đối hiện đại và đang chuẩn bị tâm thế tạo nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Giao thông là mạch máu của nền kinh tế, muốn phát triển phải có kết cấu hạ tầng hiện đại theo hướng đồng bộ, lan tỏa. Vì vậy, chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là quyết định mang tầm chiến lược.
Thu nhập và 1m2 nhà!

Thu nhập và 1m2 nhà!

(LĐTĐ) Nhấp ngụm cà phê, đứa em tôi nhìn lên tòa chung cư đang hoàn thiện thở dài. “Anh biết không, giá một mét vuông đang rao bán từ 80 đến 90 triệu đồng đấy. Nghĩa là bằng hơn 3 tháng thu nhập của em. Đào đâu ra tiền để mua”. Tôi cũng đồng cảm mà nói, anh khác gì chú!
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân

Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân

(LĐTĐ) Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết: Phương châm sống và hành động của mọi người, nhất là của thanh niên là: “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương những người cộng sản”. Những hạt giống tốt thôi chưa đủ, còn cần phải được ươm mầm, vun vén thì mới có thể phát triển tốt, đủ sức chống chọi với những mầm bệnh. Và việc nhận diện và loại bỏ những mầm bệnh này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách.
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm

Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm

(LĐTĐ) Có thể khẳng định, lý luận chính trị (LLCT) có vai trò vô cùng quan trọng, giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên có tư duy khoa học, có phương pháp làm việc biện chứng; có phương thức lãnh đạo và tổ chức quần chúng thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị phù hợp với quy luật khách quan. Bên cạnh đó, LLCT có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng; là “ngọn hải đăng” soi đường, chỉ lối; là “kim chỉ nam” cho mọi hành động của Đảng và cán bộ, đảng viên.
Quyết định hợp lòng dân

Quyết định hợp lòng dân

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) là sự kiện trọng đại của thành phố Hà Nội và đất nước. Chính vì thế, Thành phố đã có kế hoạch chi tiết tổ chức sự kiện này trên cơ sở thể hiện được tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động