Nguy cơ khi cho trẻ tiếp xúc sớm với internet

(LĐTĐ) Trước những áp lực về công việc cũng như thời gian, dường như smartphone, ipad, máy tính bảng đã trở thành “người bạn” giúp các bậc phụ huynh chơi với con lúc bận rộn. Tuy nhiên, mạng internet cũng chính là môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro cho trẻ.  
nguy co khi cho tre tiep xuc som voi internet Cần tuyên chiến mạnh hơn với loại hình tội phạm về động vật hoang dã trên Internet
nguy co khi cho tre tiep xuc som voi internet Việt Nam hiện có trên 50 triệu người dùng internet
nguy co khi cho tre tiep xuc som voi internet [Infographic]: Giúp trẻ sử dụng internet an toàn

Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng 4.0 với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Đây cũng chính là cơ hội cho trẻ dễ dàng tiếp cận với những vật dụng thiết bị công nghệ cao.

Những món đồ thuộc dòng điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng hay ipad… trở thành vật dụng "hữu dụng" của nhiều bậc phụ huynh dùng để "dỗ dành" trẻ ăn hoặc giữ trẻ ngồi yên tránh cho trẻ nghịch ngợm, quấy rầy cha mẹ.

Theo một số nghiên cứu, hiện nay có hơn 19% trẻ em dưới 3 tuổi ở Việt Nam được phụ huynh cho sử dụng smartphone. Ở độ tuổi này, các em thường dùng smartphone để chơi game hoặc xem các chương trình giải trí trên mạng xã hội.

Điều đó cho thấy, các bậc phụ huynh Việt Nam đang quá thoải mái trong việc cho con mình tiếp xúc với mạng internet. Điều này rất đề đẩy trẻ vào những mối nguy hiểm vô hình trên mạng xã hội như bạo lực, bị lừa gạt hay quấy rối tình dục…

Đặc biệt, thời gian gần đây sự xuất hiện của các trò chơi bạo lực như “Thử thách MoMo” hay video bạo lực núp bóng những bộ phim hoạt hình nổi tiếng đã thâm nhập cả vào kênh giải trí dành riêng cho trẻ em như Youtube Kid. Sự việc này cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các bậc phụ huynh về thói quen không tốt này.

nguy co khi cho tre tiep xuc som voi internet
Không ít bậc phụ huynh Việt Nam đang cho trẻ tiếp xúc quá sớm với Internet

Là một người đang trong quá trình “cai nghiện” internet cho con, chị Đỗ Thu Hiền (Sơn Tây, Đống Đa) chia sẻ: “Ngày trước do quá bận rộn với công việc kinh doanh nên tôi thường cho con xem các chương trình giải trí trên Youtube để có thời gian rảnh rỗi làm việc. Thông thường tôi sẽ gõ từ khóa như Peppa Pig, Elsa hoặc Spider-Man và để nó tự động phát.

Sau một lần thấy con đang xem thì vứt điện thoại khóc thét tôi mới nhận ra là chúng xem phải những bộ phim hoạt hình có chứa hình ảnh máu me, rùng rợn. Từ đó tôi bắt đầu cấm không cho con dùng điện thoại. Nhưng bọn trẻ xem nhiều thành quen, cứ cấm thì chúng sẽ khóc lóc, không chịu ăn uống nên tôi đành chọn cách cho xem trong một khoảng thời gian nhất định hoặc chỉ được xem khi có bố mẹ xem cùng”.

Không chỉ có trẻ em mà thanh thiếu niên cũng là những đối tượng dễ chịu nhiều tác động tiêu cực từ mạng internet khi mà hầu hết các em đều không được trang bị những kỹ năng sử dụng dụng mạng an toàn.

Bạn Đỗ Quốc Bảo (Tô Hiệu, Hà Đông) cho biết, đối với những học sinh ở độ tuổi THPT như bạn, việc sử dụng internet để tìm kiếm các tài liệu học tập là một nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, không ít lần trong quá trình tìm tài liệu bạn nhìn thấy các trang web cấm hay được gửi những lời mời tham gia những trò chơi hoặc xem những chương trình không phù hợp với lứa tuổi. Bảo cũng thừa nhận bản thân thấy rất tò mò và nhiều lần có ý định vào xem.

Để hạn chế tác động xấu của mạng internet đối với trẻ, Tiến sĩ tâm lý Trần Thành Nam cho rằng: “Đầu tiên, các bậc phụ huynh không nên lạm dụng quá nhiều việc sử dụng các thiết bị công nghệ để chơi với con hay trông con với vì trẻ dưới 7 tuổi vẫn chưa ý thức được những chương trình mình đang xem.

Bên cạnh đó, để giúp trẻ có được kỹ năng khi tham gia môi trường mạng, tránh bị lộ thông tin cá nhân, nghiện mạng xã hội, nghiện game, xem các ấn phẩm,chương trình không phù hợp, tránh bị bắt nạt trên mạng, xâm hại tình dục trên mạng, kết bạn xấu hay bị lừa đảo trên mạng…cần trang bị cho trẻ em kiến thức và kỹ năng số để làm chủ công nghệ, tận dụng được những lợi ích của công nghệ và giảm thiểu rủi ro”.

Ngoài ra, Tiến sĩ Trần Thành Nam cũng khuyên các bậc phụ huynh cần dành thời gian quan tâm, trò chuyện cùng với con cái, tạo cơ hội để hai bên trao đổi thẳng thắn qua đó hỏi xem con đang xem gì, có nguy hiểm tới con hay không. Nếu con có xem các chương trình gây nguy hiểm thì cần chỉ cho con biết nó nguy hiểm ở chỗ nào, cần xử lý ra sao. Và đặc biệt, không nên cấm cản hay bắt ép trẻ phải làm theo ý mình để tránh trường hợp trẻ phản ứng ngược lại, càng thêm tò mò và muốn tìm hiểu.

Mộc Thanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Tổ chức đa dạng hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ

Tổ chức đa dạng hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 67/KH-LĐLĐ về việc tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, đặc điểm của sốt xuất huyết là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Do đó, công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cần phải được nâng cao, người dân không nên chủ quan khi bước vào cao điểm dịch.
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?

Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?

(LĐTĐ) Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm, nhiều vỉa hè, tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội lại bị “xới tung”, bụi bay mù mịt gây ảnh hưởng đời sống dân sinh. Điều đáng nói, tình trạng này lặp đi lặp lại hàng năm trên khắp các nẻo đường, tuyến phố như một điệp khúc quen thuộc.
LĐLĐ Hà Tĩnh phối hợp thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự

LĐLĐ Hà Tĩnh phối hợp thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn Hà Tĩnh đã phối hợp hiệu quả với lực lượng Công an và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp, các doanh nghiệp trên địa bàn nên công tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần đảm bảo ANTT, an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Xem thêm
Phiên bản di động