Người lao động di cư khó tiếp cận bảo hiểm tự nguyện
Bảo hiểm trách nhiệm bác sỹ : Triển khai ì ạch | |
“Thúc” tăng viện phí để người dân mua thẻ Bảo hiểm y tế |
Gặp khó!
Dựng chiếc xe đạp chở lỉnh kỉnh chai nhựa, báo cũ, sắt vụn bên gốc cây tránh nắng, đưa tay vuốt những giọt mồ hôi lăn dài trên gương mặt khắc khổ, bà Nguyễn Thị Loan (SN 1958) trú tại xã Cấn Hữu, Quốc Oai ngạc nhiên khi chúng tôi hỏi chuyện về việc mua BHXH, BHYT. Theo bà, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bà thuê trọ tại phường Chương Dương, Hoàn Kiếm gần chục năm nay để mua đồng nát. Giờ tuổi cũng cao, bệnh tật nhiều nên mỗi năm bà phải đi bệnh viện vài lần. “Nếu tính trung bình, mỗi lần đi bệnh viện, tôi mất khoảng 2 triệu đồng. Tôi muốn mua BHYT nhưng không biết mua ở đâu. Thủ tục thế nào? Có phải kê khai giấy tờ như tạm trú, tạm vắng với chủ nhà trọ và chính quyền địa phương không?”, bà Loan thắc mắc.
Còn tại buổi chia sẻ về an sinh xã hội cho người lao động di cư vừa được LIGHT tổ chức tại Hà Nội, anh Hoàng Văn Hiền, trú tại Lương Sơn, Hòa Bình, người làm nghề xây dựng tự do cho biết, dù muốn mua BHYT, nhưng cũng không biết mua ở đâu. “Năm 2014, tôi bị tai nạn, khi vào cấp cứu, vì không có BHYT nên mất rất nhiều tiền. Sau tai nạn, tôi được tổ trưởng tổ dân phố đến và cho biết có thể mua BHYT, BHXH để tránh gánh nặng y tế khi bị tai nạn lao động, cũng như sau này có lương hưu. Tuy nhiên, tôi thấy giấy tờ phức tạp. Không những thế, hỏi về BHXH thì ông tổ trưởng cũng không biết sau này tôi sẽ được hưởng bao nhiêu mỗi tháng, trong khi đó, mỗi tháng tôi phải đóng mấy trăm nghìn đồng, một số tiền không nhỏ”, anh Hiền chia sẻ.
Người lao động di cư còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận bảo hiểm tự nguyện |
Ngoài những lo ngại về việc tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội như BHXH, BHYT tự nguyện còn khó khăn, bất cập, nhiều lao động tự do còn e dè với chất lượng dịch vụ BHYT. “Đi khám bằng BHYT, tôi thấy các y bác sỹ thường không mấy nhiệt tình và phải chờ đợi thủ tục rất lâu. Tháng trước tôi đưa con đi khám chảy máu dạ dày. Dù là khám trong tình trạng cấp cứu, nhưng vẫn bị xếp vào dạng vượt tuyến nên chỉ được thanh toán 40% viện phí. Tôi nghĩ, mua BHYT chỉ để dùng khi có bệnh nặng, hoặc cấp cứu, còn bệnh nhẹ thì tốt nhất khám dịch vụ cho nhanh, đỡ phải phiền phức”, chị Trần Thu Hiền, trú tại Kim Bảng, Hà Nam cho biết.
Cần chính sách phù hợp
“Mục tiêu của chính sách an sinh xã hội của Việt Nam, hết năm 2015, phấn đấu có khoảng 75% người dân tham gia BHYT. Đến năm 2020 là tăng nhanh tỷ lệ dân số có BHYT để tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân. Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, tôi cho rằng cần phải có những chính sách cởi mở hơn để hỗ trợ người lao động di cư. Cụ thể, phải có những cuộc khảo sát, nghiên cứu chuyên sâu trên diện rộng để tìm ra những rào cản của lao động di cư để từ đó có những chính sách hỗ trợ kịp thời để lao động di cư tiếp cận được với chính sách bảo hiểm tự nguyện, an sinh xã hội”, bà Ngọc Anh nhấn mạnh. |
Có lẽ từ những vướng mắc ấy, khảo sát do LIGHT thực hiện tại phường Chương Dương và Phúc Tân, Hoàn Kiếm đã cho một kết quả giật mình. Với 210 lao động di cư tự do được phỏng vấn thì có đến 69% NLĐ cho rằng tư vấn và đăng ký tạm trú là cần thiết đối với họ; tiếp theo là dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe (SKSS) (55,2%), tư vấn và mua BHYT tự nguyện (48,1%), và dịch vụ tư vấn pháp luật, chính sách (40,5%), thấp nhất là dịch vụ tư vấn, mua BHXH (25,5%). Có tới 91% NLĐ chưa từng biết đến các quy định Bộ luật Lao động 2012; 91,45% chưa từng biết đến Luật BHXH và 93,3% chưa từng biết đến Luật BHYT.
Theo kết quả khảo sát, NLĐ di cư có thẻ BHYT rất ít: 13,1% có thẻ BHYT dành cho hộ nghèo; 1,9% có thẻ BHYT dành cho gia đình chính sách; 17% lao động di cư có thẻ BHYT tự nguyện. Thực tế này cho thấy NLĐ sẽ phải đối mặt với những nguy cơ ảnh hưởng tới tài chính và sức khỏe, khả năng lao động khi gặp tai nạn, rủi ro. “Theo thống kê chưa đầy đủ, ở Việt Nam hiện có khoảng 7 triệu lao động di cư ra thành phố làm việc, kèm theo đó là những hệ lụy về các vấn đề an sinh xã hội. Đây là nhóm có nguy cơ tổn thương cao, nhu cầu sử dụng BHYT, BHXH lớn, tuy nhiên, việc tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội lại gặp khó khăn thì phải xem lại hiệu quả làm việc của cán bộ chuyên môn ở địa phương”, bà Nguyễn Thu Giang, Phó viện trưởng Viện LIGHT nêu.
Còn theo bà Ngô Thị Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giới gia đình và phát triển cộng đồng, cùng với việc thiếu thông tin thì vấn đề kinh tế cũng là một trong những trở ngại đối với lao động di cư khi tiếp cận chính sách BHYT. Người lao động di cư tự do lo lắng nhất khi bị đau, ốm vì vừa bị mất thu nhập, vừa phải bỏ ra khoản tiền lớn so với thu nhập để chi trả dịch vụ khám, chữa bệnh. Tuy nhiên do hạn chế về nhận thức trong chăm sóc sức khỏe cùng với điều kiện kinh tế khó khăn nhiều lao động di cư còn không có khả năng khám, chữa bệnh ngay cả khi biết mình mắc bệnh. Mặc dù bản thân họ có nhu cầu được mua BHYT nhưng với thu nhập thấp, họ không xem BHYT là yếu tố đáng được ưu tiên.
Ngô Hùng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40