Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa Huy động 256.250 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa |
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Các chỉ tiêu phát triển văn hóa, việc xây dựng trung tâm văn hóa tại nước ngoài... được nhiều đại biểu quan tâm, góp ý.
Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025 - 2030 dự kiến là 122.250 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp được bố trí tối thiểu 77.000 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách địa phương và vốn huy động hợp pháp khác.
Đại biểu Trình Lam Sinh (Đoàn tỉnh An Giang) quan tâm đến nhiệm vụ đầu tư xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài. Theo đại biểu, điều này sẽ giúp giới thiệu và lan tỏa hình ảnh văn hóa đất nước, con người Việt Nam với quốc tế nên, cần có cơ chế đặc biệt để thực hiện.
Đại biểu Trình Lam Sinh (Đoàn tỉnh An Giang). Ảnh: Quốc hội |
“Ở nội dung này, tôi thấy Hàn Quốc vẫn có trung tâm văn hóa ở Việt Nam để họ giới thiệu, lan tỏa và quảng bá văn hóa của họ tại đất nước mình, tại sao chúng ta lại không làm như thế này ở nước ngoài”, đại biểu nói.
Đại biểu Trần Thị Thanh Hương (Đoàn tỉnh An Giang) nhìn nhận, việc xây dựng trung tâm văn hóa tại các nước là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, thông qua đó góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người văn hóa, đồng thời đóng góp cho quá trình thu hút đầu tư thương mại, du lịch, lan tỏa hình ảnh của các quốc gia và tạo sức mạnh mềm của đất nước, cũng như của dân tộc.
Đây cũng là một trong những nhu cầu cấp thiết trong tiến trình hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng của Việt Nam, xây dựng trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài cũng là nhu cầu của cộng đồng văn hóa, nhằm tìm hiểu thêm Việt Nam.
Nữ đại biểu thống nhất với kiến nghị của Chính phủ về việc có chương trình, nội dung thực hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ cần cân nhắc thêm trước mắt cần quan tâm lựa chọn những nước có mối quan hệ văn hóa lâu dài với Việt Nam, có đông đảo người Việt Nam sinh sống, lao động, học tập và có các đối tác dẫn đầu về đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
“Đề nghị đánh giá kỹ lưỡng hơn về nội dung, phạm vi quy mô cũng như cân đối nguồn lực để xác định danh mục và lộ trình triển khai thực hiện đảm bảo phù hợp, khả thi và hiệu quả.
Bên cạnh đó, cần có kế hoạch cụ thể nhằm phát huy tối đa việc bảo tồn, phát huy, truyền bá các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, quảng bá du lịch Việt Nam”, đại biểu nêu rõ.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội). Ảnh: Quốc hội |
Bày tỏ ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Vì bản chất đây là xuất khẩu văn hóa, là quảng bá văn hóa, điều đó phụ thuộc rất lớn vào khẩu vị văn hóa, sự yêu thích, thậm chí kể cả vấn đề chính trị của quốc gia đó, quan hệ giữa 2 quốc gia.
Nếu xây dựng, đại biểu cho rằng, cần phải đảm bảo có tính lưỡng dụng cao, đó là văn hóa, là biểu diễn, là trưng bày, hội nghị, hội thảo, hội chợ, họp mặt... và lưu ý là không chỉ chúng ta dùng mà nước bạn cũng dùng để tăng tính hiệu quả.
“Chỉ xây khi dự kiến thu bù đủ cho chi, vì xây bây giờ thì có thể có kinh phí của Chương trình, nhưng sau này phải có kinh phí thu được từ các hoạt động của trung tâm để trang trải cho việc duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp... thì mới tồn tại lâu dài được”, đại biểu đoàn Hà Nội nêu quan điểm.
Còn theo đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Đoàn tỉnh Bình Định), cần xây dựng bộ nhận diện bản sắc Việt Nam, nâng cao chất lượng các sản phẩm văn hóa để phục vụ cho hoạt động của các trung tâm văn hóa tại nước ngoài tăng hiệu quả và đề nghị bổ sung nội dung giới thiệu bộ bản sắc văn hóa và những nét đặc sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam vào dự thảo Chương trình...
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn tỉnh Hải Dương) đề cập đến nội dung thành phần phát triển con người Việt Nam có nhân cách, lối sống tốt đẹp, dự thảo Chương trình có đề ra chỉ tiêu là “phấn đấu hằng năm 80% vụ việc bạo lực gia đình được giải quyết theo quy định của pháp luật”. Đại biểu cho biết rất băn khoăn trước chỉ tiêu này và đề nghị cần phải xem xét lại. Bởi “nếu chỉ 80% vụ việc bạo lực gia đình được giải quyết theo quy định của pháp luật thì 20% vụ việc còn lại chúng ta giải quyết theo cách nào khi không theo quy định của pháp luật hoặc 20% vụ việc bạo lực gia đình còn lại sẽ không được giải quyết?” |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Noel trong tôi
Văn hóa 24/12/2024 08:32
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40